Trong phương thức xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và KQHT, chỉ tiêu xét tuyển được áp dụng riêng đối với thí sinh hệ chuyên và thí sinh hệ không chuyên.
Thí sinh đã tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ ĐKXT theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia
Nếu em đăng ký xét tuyển theo phương thức xét học bạ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 thì điểm học tập 3 môn xét tuyển của lớp 10 ảnh hưởng trực tiếp đến tổng điểm xét tuyển của em; Nếu em đăng ký theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng hoặc dựa trên điểm thi THPT thì điểm 3 môn xét tuyển của em ở lớp 10 không ảnh hưởng đến tổng điểm xét tuyển em nhé.
Dự kiến, điều kiện đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương dựa trên kết quả của kỳ thi riêng hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 phải có Điểm TBC học tập các năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên. Do vậy, nếu Điểm TBC học tập HK1 năm lớp 12 của em chỉ đạt 6,9 thì em không đủ điều kiện nộp hồ sơ ĐKXT. Ngoài các chương trình đại học hệ chính quy, em có thể tham khảo và đăng ký xét tuyển các chương trình Đào tạo Quốc tế của Trường.
Khi xét tuyển các thí sinh đạt giải HSG sẽ được cộng điểm ƯTXT như sau: giải nhất: + 4 điểm; Giải Nhì: + 3 điểm; Giải Ba: + 2 điểm; Giải KK: 1 điểm
Chỉ tiêu xét tuyển được áp dụng riêng cho từng đối tượng là HSG quốc gia và HSG cấp tỉnh.
Nếu vừa có giải quốc gia và vừa giải tỉnh thí sinh có thể đăng ký xét cả 2 phương thức. Tuy nhiên, khi tổ chức xét tuyển, thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức thứ nhất sẽ không được xét ở phương thức tiếp theo.
Hai đối tượng HSG quốc gia và HSG cấp tỉnh được xét độc lập nhau.
Trường ĐH Ngoại thương sẽ áp dụng việc cộng điểm ưu tiên theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Một thí sinh được đăng ký xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau.
Giải Huy chương bạc kỳ thi Olympic 30/04 môn tiếng Anh hệ không chuyên không được xem như giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Em có thể đăng ký xét tuyển 2 hoặc nhiều ngành của Trường cùng 1 lúc nhưng phải đăng ký theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng của từng ngành từ cao xuống thấp: Ngành nguyện vọng 1, Ngành nguyện vọng 2…
Em được đăng ký xét tuyển phương thức thứ nhất theo cả 2 đối tượng là học sinh giỏi tỉnh vừa đăng kí xét tuyển theo đối tượng học sinh hệ chuyên. Chỉ tiêu xét tuyển dành cho 2 đối tượng là học sinh giỏi cấp tỉnh và học sinh chuyên là khác nhau nên không thể so sánh đối tượng HSG cấp tỉnh ưu tiên hơn.
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, các bạn sẽ có học phần tiếng anh chuyên ngành. Bên cạnh đó, trong một số môn học chuyên ngành kế toán – kiểm toán, các bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều giáo trình, báo cáo và tài liệu tiếng Anh. Việc học tập với các tài liệu tiếng anh này sẽ giúp các bạn nâng cao năng lực tiếng anh chuyên ngành của mình.
Hiện nay ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương chỉ tuyển hệ chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh, chưa tuyển sinh hệ chuẩn.
Marketing là lĩnh vực khá rộng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Em có thể chọn KTĐN hay QTKDQT đều được. Cả 2 chuyên ngành đều được trang bị cho sinh viên kiến thức Marketing căn bản. Bên cạnh đó, ngành KTĐN sẽ được học môn MKT quốc tế- tập trung vào Marketing trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ngành quản trị kinh doanh sẽ học quản tri Marketing quốc tế – nghiêng về các quyết định quản trị doanh nghiệp. Từ kiến thức nền được trang bị tại trường sinh viên có thể tự học và tìm hiểu thực tế, làm việc và rất thành công tại nhiều nhãn hàng và các agency. Khi học tại Cơ sở II, sinh viên có rất nhiều cơ hội để được tham gia các cuộc thi về marketing, câu lạc bộ Marketing Creatio hoặc được gặp gỡ với các chuyên gia từ các doanh nghiệp lớn chuyên về marketing đến chia sẻ kiến thức thực tiễn với sinh viên.
Ngay sau khi nhập học, Nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi kiểm tra tiếng Anh đầu Khóa. Nếu Tân sinh viên có đủ năng lực tiếng Anh sẽ được đăng ký xét tuyển vào chương trình CLC giảng dạy bằng tiếng Anh.
Dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển chương trình CLC theo phương thức xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT được xét riêng. Đối với các phương thức xét tuyển còn lại, thí sinh trúng tuyển chương trình tiêu chuẩn và có đủ năng lực tiếng Anh mới được đăng ký xét tuyển vào chương trình CLC.
Với IELTS 5.5 em được xét tuyển thẳng chương trình chính khóa Chuyên ngành Phân tích Kinh doanh do ĐH Bedfordshire (Anh Quốc) cấp bằng, Chuyên ngành Quản trị Marketing do ĐH Northampton (Anh Quốc) cấp bằng, Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng do ĐH Curtin cấp bằng, Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh hợp tác với các trường đại học uy tín tại Hoa kỳ, Canada và Hàn Quốc cấp bằng.
Nếu em tốt nghiệp THPT nhưng chưa có chứng chỉ IELTS em vẫn có thể đăng ký hồ sơ vào chương trình ĐTQT của CSII ĐH Ngoại thương. Em sẽ tham gia kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào để theo học chương trình ngôn ngữ.
Sinh viên có thể chuyển tiếp sang học tập ở một trường khác tiếp nhận sinh viên. Trường ĐH Ngoại thương sẽ cấp bảng điểm hoàn thành giai đoạn học tập tại Trường ĐH Ngoại thương nhưng không chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh sau khi sinh viên rút khỏi chương trình ĐTQT.
Theo thông tư 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/05/2021 (Điều 5), sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo quốc tế của Trường ĐH được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng.
1. Về đăng ký xét tuyển cùng lúc 2 chương trình: Chương trình ĐTQT và Chất lượng cao có điều kiện xét tuyển riêng. Em có thể đăng ký xét tuyển cùng lúc 2 chương trình, sau đó có thể đưa ra quyết định và nộp hồ sơ nhập học chương trình mà em lựa chọn nhé.
2. Để học cùng lúc 2 chương trình: Sinh viên thực hiện theo Điều 18, Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo.
– Tuyển thẳng năm 2 đại học với IELTS 5.5, 03 năm lấy bằng Cử nhân Quốc tế.
– Chương trình Đào tạo quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương hợp tác với nhiều đại học danh tiếng tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Hàn Quốc, Úc; chương trình đã được cấp phép triển khai đúng quy định; đạt chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp nhận bằng cấp quốc tế và được công nhận trên toàn thế giới với chi phí học tập thấp hơn so với du học trực tiếp, một hình thức du học bán phần.
– Chương trình đào tạo đa dạng, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của sinh viên, được thiết kế và hiện đang được sử dụng giảng dạy tại các trường Đại học đối tác nước ngoài.
– Chương trình được giám sát chặt chẽ và tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ quản lý chương trình và các Trưởng bộ môn. Có giảng viên nước ngoài giảng dạy và tư vấn học thuật, hỗ trợ người học.
– Sinh viên được thụ hưởng nhiều hoạt động tạo lợi ích gia tăng vượt trội: tham gia các CLB học thuật, hoạt động ngoại khoá, giao lưu sinh viên quốc tế, giao lưu sinh viên tại Trụ sở chính Hà Nội, giao lưu với đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đi thực tế tại Nhà máy, doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp quốc tế …
– Lựa chọn chuyển tiếp đa dạng với thủ tục đơn giản. Ngành học, phù hợp với nhu cầu và xu hướng việc làm trong nước và quốc tế.
– Môi trường học tập năng động, phát triển toàn diện các kỹ năng mềm: thuyết trình, hùng biện, làm việc nhóm, ứng dụng CNTT, kỹ năng lãnh đạo…
– Cơ hội nhận học bổng và khen thưởng khuyến khích học bổng cao. Quỹ học bổng khuyến khích của ĐTQT FTU2 lên tới hơn 500.000.000 VNĐ/năm, Quỹ Học bổng GENIE – Tỏa sáng năm châu từ 50 – 100% học phí/năm học.
1. Chuyên ngành Phân tích Kinh doanh do ĐH Bedfordshire, Anh Quốc cấp bằng
– Nếu chuyển tiếp năm cuối học tại Anh, em có thể lựa chọn các chuyên ngành:
+ Kinh doanh quốc tế
+ Tài chính
+ Marketing
+ Kinh doanh
+ Phân tích Kinh doanh
+ Quản trị kinh doanh
– Nếu học năm cuối tại Việt Nam, em vẫn tiếp tục theo học chuyên ngành Phân tích Kinh doanh do ĐH Bedfordshire cấp bằng.
2. Chuyên ngành Quản trị Marketing do ĐH Northampton, Anh Quốc cấp bằng:
– Năm cuối em có thể chọn học tập tại Anh Quốc, Singapore hoặc Việt Nam - Nếu học năm cuối tại Việt Nam, em vẫn tiếp tục theo học chuyên ngành Quản trị Marketing do ĐH Northampton cấp bằng.
3. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh do ĐH New Brunswick (Canada) hoặc ĐH Angelo State (Hoa Kỳ) cấp bằng:
– Nếu chuyển tiếp 2 năm cuối học tại ĐH Angelo State (Hoa Kỳ), em có thể lựa chọn chuyên ngành:
+ Marketing
+ Quản trị Kinh doanh
+ Tài chính quốc tế
+ Marketing quốc tế
+ Kinh doanh
+ Khởi nghiệp kinh doanh
+ Phân tích Dữ liệu kinh doanh
+ Công nghệ & Đổi mới
– Nếu chuyển tiếp 2 năm cuối học tại ĐH New Brunswick (Canada), em có thể lựa chọn chuyên ngành:
+ Marketing
+ Logistics
+ Kinh doanh quốc tế
+ Quản trị nhân sự
+ Tài chính
Bằng do đại học đối tác cấp, có giá trị quốc tế.
4. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh do Trường Kinh doanh Quốc tế Solbridge, Đại học Wosoong (Hàn Quốc) cấp bằng:
+ Marketing
+ Logistics
+ Kinh doanh quốc tế
+ Quản trị nhân sự
+ Tài chính
+ Công nghệ & Đổi mới
+ Phân tích Dữ liệu
+ Quản lý thể thao
+ Quản trị Nghệ thuật,
+ Sáng tạo & Giải trí Hàn Quốc
– Mỗi căn hộ có 5-8 phòng ngủ riêng biệt
– Hiện đại, được trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết
– Học sinh tự nấu ăn
– Có giám thị 24h/ngày
– Gần các trạm phương tiện giao thông công cộng, ngân hàng và khu mua sắm
Học phí tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
Năm ngôn ngữ: 50.800.000 đ
Năm 2: 61.600.000 đ
Năm 3: 61.600.000 đ
Năm 4 học tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM: 206.000.000 đ
Năm 4 học tại ĐH Bedfordshire: £15.500 (chưa giảm trừ học bổng)
Học phí tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
Năm ngôn ngữ: 50.800.000 đ
Năm 2: 85.000.000 đ
Năm 3: 125.000.000 đ
Năm 4 học tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM: 154.000.000 đ
Năm 4 học tại ĐH Northampton: £16.500 (chưa giảm trừ học bổng)
– Học phí tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
Năm 1: 64.000.000 đ
Năm 2: 64.000.000 đ
– Năm 3, 4 học tại Canada: 22.297CAD/SV/năm (đã giảm trừ học bổng)
– Năm 3, 4 học tại Hoa Kỳ: $11.000/SV/năm (đã giảm trừ học bổng)
4. Học phí dự kiến chuyên ngành QTKD Solbridge, ĐH Wosoong (Hàn Quốc) (Tham khảo năm học 2024-2025):
– Học phí tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
Năm 1: 50.000.000 đ
Năm 2: 50.000.000 đ
– 2 năm cuối học tại Hàn Quốc:
Năm thứ 3 : $9.300/SV/năm (Chưa giảm trừ học bổng)
Năm thứ 4 : $9.300/SV/năm (Chưa giảm trừ học bổng)
5. Học phí dự kiến chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, ĐH Curtin (Úc) (Tham khảo năm học 2024-2025):
– Học phí tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM
Năm ngôn ngữ: 50.800.000 đ
Năm 2: 86.600.000 đ
Năm 3: 86.600.000 đ
– Năm 4 học tại Úc: 30.000 AUD/SV/năm
* Chương trình chất lượng cao
– Do Trường Đại học Ngoại thương cấp bằng
– Ngôn ngữ giảng dạy bằng Tiếng Anh
– Chương trình đào tạo do Trường ĐH Ngoại thương xây dựng
– Đăng ký dự tuyển theo các phương thức xét tuyển của Trường ĐH Ngoại thương.
* Chương trình Đào tạo quốc tế
– Là chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Ngoại thương với các đại học uy tín trên thế giới. Do ĐH đối tác tại nước ngoài cấp bằng, bằng cấp có giá trị quốc tế.
– Ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
– Chương trình đào tạo do trường đối tác nước ngoài xây dựng và cung cấp, đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế.
– Sau khi hoàn thành giai đoạn học tại ĐHNT (khoảng 2 năm), sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp, du học tại nước ngoài để lấy bằng Cử nhân Quốc tế.
Sinh viên chương trình đào tạo quốc tế được hưởng hầu hết các quyền lợi như sinh viên chính quy. Ngoài ra, sinh viên ĐTQT còn được hưởng nhiều quyền lợi khác do đặc thù chương trình như học bổng, được tham gia giao lưu văn hoá tại Trụ sở chính Hà Nội và nhiều lợi ích giá trị gia tăng khác, …
1. Điều kiện chuyển tiếp:
– Hoàn thành các học phần tại Trường Đại học Ngoại thương
– Đạt mức điểm IELTS tương ứng với điều kiện của từng chương trình.
2. Nếu không muốn chuyển tiếp, du học nước ngoài, em có thể học tiếp năm cuối tại Việt Nam và nhận bằng do Đại học nước ngoài cấp (chỉ áp dụng với Chuyên ngành Phân tích Kinh doanh do ĐH Bedfordshire cấp bằng và Chuyên ngành Quản trị marketing do ĐH Northampton cấp bằng)
– Top-up programs là chương trình đào tạo giai đoạn chuyển tiếp tại Trường Đại học Ngoại thương lấy bằng Cử nhân của ĐH đối tác.
– Hiện tại, FTU đang đào tạo 02 chương trình top-up (01 năm cuối):
+ Chuyên ngành Phân tích Kinh doanh do ĐH Bedfordshire (Anh Quốc) cấp bằng.
+ Chuyên ngành Quản trị Marketing do ĐH Northampton (Anh Quốc) cấp bằng.
– Đối tượng và điều kiện xét tuyển:
+ Sinh viên các trường đại học có chuyên ngành tương đương, hoàn thành 02 năm chuyên ngành được ĐH đối tác công nhận chuyển đổi tín chỉ (SV nộp bảng điểm 02 năm chuyên ngành cho Trường ĐH Ngoại thương gửi ĐH đối tác xét tuyển)
+ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 (điểm thành phần từ 5.5)
Không. Điều kiện nhập học các chương trình cử nhân đào tạo quốc tế gồm:
1. Ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí về hồ sơ đăng ký chương trình theo Thông báo tuyển sinh và đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của chương trình;
2. Điểm trung bình 03 năm THPT (xét theo điểm học bạ);
3. Điểm ngôn ngữ: xét chứng chỉ Tiếng Anh IELTS 5.5;
4. Điểm phỏng vấn: Phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực học tập bậc đại học và hiểu biết về chương trình của thí sinh;
Nếu chưa có chứng chỉ hoặc chưa đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5, em sẽ tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng anh đầu vào (bài thi xếp lớp) để theo học chương trình chính khoá
Chứng chỉ tiếng Anh dùng để xét tuyển vào chương trình ĐTQT là IELTS Academic hoặc TOEFL tương đương B2 Châu Âu.
Chứng chỉ TOEIC chỉ áp dụng để đăng ký chuyển tiếp sang du học tại Hàn Quốc đối với chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh liên kết với Trường Kinh doanh Quốc tế Solbridge, Đại học Wosoong (Hàn Quốc).
Nếu thí sinh có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên thì sẽ được miễn thi Tiếng Anh đầu vào, được xét thẳng vào chương trình đào tạo chính khóa;
Nếu thí sinh chưa có chứng chỉ Ielts thì thí sinh phải:
TH1: Thi bổ sung bằng trước 31/8 để được xét vào chương trình đào tạo chính khóa
TH2: Tham gia học giai đoạn ngôn ngữ (HK1)
Chương trình của giai đoạn ngôn ngữ được xây dựng dựa trên đầu vào của người học và yêu cầu đầu ra là tối thiểu B2 khung châu Âu, tương đương IELTS 5.5. Các môn học tiếng Anh của chương trình chú trọng xây dựng và củng cố nền tảng tiếng Anh, đồng thời nâng cao khả năng tư duy và lập luận bằng tiếng Anh nên phù hợp với tất cả đối tượng học sinh dù các có học giỏi tiếng Anh trước đó hay không. Các bạn sẽ hoàn toàn yêu tâm rằng trường ĐH Ngoại thương sẽ cùng bạn đồng hành ngay từ giai đoạn nền tảng này nhé.
Đài Loan là một quốc gia độc lập, hòa bình, có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và trình độ dân trí rất cao, đặc biệt ở Thủ đô Đài Bắc. Sinh viên chuyển tiếp học tập sang ĐH Minh Truyền có thể hoàn toàn yên tâm khi được trải nghiệm một môi trường học tập và sinh sống năng động, náo nhiệt. Do trường Minh Truyền nằm ngay trung tâm Đài Bắc, cách các khu du lịch, giải trí, chợ đêm không xa, hoàn toàn có thể tiếp cận bằng hệ thống phương tiện giao thông công cộng cực kỳ phát triển như tàu điện ngầm (MRT), xe buýt, taxi, xe đạp cho thuê theo giờ (UBike).
Trước khi thực hiện chuyển tiếp, trường ĐH Ngoại thương sẽ tổ chức phối hợp với trường ĐH Minh Truyền những buổi định hướng thông tin với bộ môn và các anh chị sinh viên của chương trình đang học tại Đài Loan. Cùng với kết nối từ Cộng đồng sinh viên liên kết 2+2 DMN (link Facebook), sinh viên có thể được giải đáp nhiều thắc mắc thú vị từ các anh chị đi trước. Song song với việc luôn có đơn vị quản lý chương trình (Trung tâm ICCC) luôn có thể hỗ trợ kết nối sinh viên với ban quản lý chương trình tại MCU.
– Nếu trình độ tiếng Anh chưa đạt IELTS 5.5: SV được tham gia giai đoạn ngôn ngữ (1 học kỳ) để được củng cố toàn diện tất cả kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh học thuật.
– Nếu trình độ tiếng Anh đã đạt IELTS 5.5 và vào học chương trình chính khóa: do tất cả các môn học đều dạy bằng tiếng Anh ngay từ Năm I, đòi hỏi các bạn phải nỗ lực cải thiện không ngừng khả năng ngoại ngữ của mình, đồng thời sẽ luôn có sự đồng hành của các Giảng viên nhiệt huyết, có chuyên môn giảng dạy và khả năng sử dụng tiếng Anh học thuật đạt chuẩn của đối tác nước ngoài.
– Đối với tiếng Hoa: Đa số SV đều chưa học ngoại ngữ này từ trước, do đó trường ĐH Ngoại thương sẽ tổ chức giảng dạy tiếng Hoa giao tiếp cơ bản dành cho người mới bắt đầu, SV chỉ cần đảm bảo điều kiện qua môn, không bắt buộc nộp chứng chỉ quốc tế để chuyển tiếp.
Về cơ hội nghề nghiệp: với môi trường học tập năng động, đa dạng, có tính cạnh tranh cao ở trường ĐH Ngoại thương và trường đối tác Minh Truyền (Đài Loan), sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều lợi thế và đủ kiến thức để thử sức mình trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên, do chương trình học của mỗi chuyên ngành chú trọng vào những nội dung chuyên sâu khác nhau nên nếu lựa chọn KD&TMQT thì những vị trí việc làm phù hợp sẽ là Chuyên viên hoặc phụ trách bộ phận (quản trị viên các cấp) tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như Phòng Marketing, Phòng Nhân sự, Phòng Dự án… của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề (sản xuất, dịch vụ, thương mại…); Quản trị viên tập sự tại các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lên các vị trí cao hơn; Chuyên viên xây dựng chiến lược, tổ chức và quản trị bán hàng, quản trị cung ứng, quản trị phát triển và thử nghiệm, đánh giá sản phẩm dịch vụ thương mại và hệ thống phân phối, nghiên cứu và triển khai các vấn đề quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đầu tư, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác ở tất cả loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; Có thể khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp hoặc giữ vị trí là các chuyên gia, người đứng đầu các bộ phận trong hệ thống quản trị các ngành kinh tế.
* Đại học đầu tiên trên thế giới đào tạo và cấp Bằng Cử nhân chuyên ngành Lữ hành.
*Là đơn vị sáng lập và là thành viên tổ chức Hotel Schools of Distinction, một mạng lưới kết nối các trường đào tạo nhà hàng khách sạn hàng đầu thế giới.
*97% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc học lên cao học trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp.
*Sinh viên có thể lấy văn bằng thứ hai tại trường đối tác của ĐH Niagara tại Đức (International University of Applied Sciences Bad Honnef, IUBH), cùng chuyên ngành.
*Chương trình học đã bao gồm 800 giờ thực hành bắt buộc để tốt nghiệp (CPT) tương đương 6 tháng kinh nghiệm thực tiễn trước khi ra trường.
*Trường nằm ở phía Tây New York, sát khu du lịch nổi tiếng Niagra Fall có lượng khách du lịch đông đảo hằng năm. Đại học Niagra là đối tác quan trọng của các tổ chức du lịch trong vùng, cơ hội việc làm cho sinh viên rất cao.
*Học phí hợp lý trong giai đoạn đào tạo tại Hoa Kỳ: 12.000 USD/năm
* 2 năm dành cho SV chuyển tiếp từ ĐH Ngoại thương. So với học phí trung bình khi du học Mỹ (18.000 USD/năm), và so sánh với 1 trường có học phí tương đối cạnh tranh khác ở cùng tiểu bang là University of Buffalo (19 000 USD/năm).
– Tại VN: Sinh viên chính khóa (đầu vào có IETLS 5.5) dự kiến được trực tiếp tiếp nhận thực tập ngay từ Năm I tại 1 trong 2 khách sạn thuộc Tập đoàn Marriott: Renaissance Riverside Hotel Saigon và Sheraton Saigon Hotel & Towers cho 4 môn học có yêu cầu practical learning.
– Tại Mỹ:
+Summer Internship: Sinh viên có thể tích lũy 3 tín chỉ từ công việc làm thêm vào mùa hè hoặc tham gia một số môn học thay thế của trường.
+ Optional Practical Training (OTP) hay Chương trình thực tâp không bắt buộc:Tất cả sinh viên quốc tế du học tại Mỹ theo VISA F1 đều có thể làm thêm các công việc có liên quan đến chuyên ngành học của mình. Mức lương tối thiểu của Bang New York: Base salary: $13.20/giờ; F&B services: $8.80/giờ + tips (~10% lương); Fast food services: $15.00/giờ.
Tại Singapore: khi chuyển tiếp từ Năm 3, sinh viên sẽ học lý thuyết trong 6 tháng và sau đó sẽ thực tập hưởng lương trong 6 tháng tại các khách sạn đối tác như Intercontinental hoặc Raffles. Mức lương cơ bản từ 585 USD/tháng.
Em có thể chọn 2 hướng chính là Báo chí hoặc Truyền thông – Quảng cáo đa phương tiện. Đối với lĩnh vực báo chí: em sẽ làm việc trong các đài truyền hình, tòa soạn báo, đài phát thanh, công ty giải trí và hãng sản xuất phim, v.v… Đối với lĩnh vực truyền thông: em sẽ làm việc trong các công ty tập đoàn truyền thông – quảng cáo -tiếp thị lớn hoặc là đại diẹn của những nhãn hàng trong các tập đoàn đa quốc gia.
Các vị trí nghề nghiệp bao gồm: nhà báo, phóng viên, phát thanh viên, MC truyền hình, nhà văn, copywriter, content marketing, giám đốc sáng tạo, kỹ thuật viên phát thanh, biên tập viên, nhà sản xuất, biên tập phim, thiết kế đồ hoạ, digital marketing, v.v
– Trong 2 đầu tại Việt Nam, sinh viên sẽ được học 12 môn chuyên ngành được “nhập khẩu đào tạo” từ chương trình Journalism and Mass Communication (JMC) của ĐH Minh Truyền. Trong đó có 5 môn học được thiết kế với thời lượng thực hành lớn, phong phú về hình thức học và đánh giá cuối kỳ (bao gồm nộp portfolio cá nhân, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho nhãn hàng, viết bảo giả lập, tổ chức họp bảo và thông cáo báo chí giả lập, v.v…)
– Trong 2 năm sau tại MCU, sinh viên sẽ định hướng được rõ ràng hơn chuyên ngành tập trung của mình, gồm:
– Narrative in Journalism – Báo chí
– Advertising and Public Relations – Quảng cáo và Quan hệ Công chúng
– Digital Media and Production – Truyền thông kỹ thuật số
– Communication and Society – Nghiên cứu về Giao tiếp và Xã hội
Hai năm đầu, chương trình học phân bổ các môn học tiên đề, nhập môn báo chí và truyền thông,.. sinh viên được học tập với các chuyên gia của lĩnh vực và tham quan thực tế tại các doanh nghiệp truyền thông và đài truyền hình.
Sau 2 năm học tại trường, sinh viên tiếp tục lộ trình học tập tại trường Đại học Minh Truyền, Đài Loan. Tại đây, sinh viên có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế với trang bị toàn diện về máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại nhất để thực hành các môn học đặc thù.
Điển hình là, sinh viên của chương trình có thể toàn quyền sử dụng studio được trang bị đầy đủ đèn chiếu ánh sáng, máy quay hình, thu và ghi âm, và các thiết bị hậu kỳ. Trường có đầy đủ các phòng đa phương tiện dành riêng cho chuyên ngành như: phòng phát thanh, phim trường giả lập, trung tâm biên tập và chỉnh sửa tin tức,… nhờ đó sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế về những công việc phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Song song đó là sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia phòng thu, những bậc thầy với kinh nghiệm và nguồn cảm hứng không giới hạn sẽ giúp bạn tạo ra những sản phẩm thành công nhất.
Đối với các Chương trình cử nhân hệ ĐTQT thì sinh viên sẽ chuyển học tập ở một nước khác vào 02 năm cuối. Do đó, bằng tốt nghiệp sẽ do trường ĐH đối tác cấp, có giá trị công nhận toàn cầu. Trường ĐH Ngoại thương sẽ cấp bảng điểm và công nhận SV trong 2 năm học tại trường.
Hiện tại trường có chương trình cử nhân hệ Chính quy và ĐTQT với hình thức xét tuyển độc lập với nhau nên thí sinh hoàn toàn có thể nộp hồ sơ cho cả 2 chương trình.
Đối với chương trình ĐTQT sinh viên chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ xét tuyển theo hướng dẫn, không cần phải viết vào hồ sơ nguyện vọng thi THPT QG.
Nếu thí sinh đã đủ điều kiện xét tuyển chương trình ĐTQT thì có thể nộp hồ sơ sớm để được ưu tiên xét tuyển.
Chương trình ĐTQT 2+2 liên kết với ĐH Minh Truyền (Đài Loan) và ĐH Niagara (Mỹ) có bắt buộc chuyển tiếp giai đoạn 2 (Năm 3&4) sang các trường đối tác.
Điều kiện chuyển tiếp là:
– Hoàn thành học phần tại Ngoại thương (đạt yêu câu tất cả các môn trong chương trình)
– Đủ điều kiện ngoại ngữ (có chứng chỉ Tiếng Anh theo quy định từng chương trình và còn thời hạn sử dụng).
Nếu chưa đạt điều kiện chuyển tiếp khi đã hoàn thành giai đoạn 1 (Năm 1&2) tại ĐH Ngoại thương (Việt Nam) thì sinh viên có tối đa 2 năm để gia hạn bổ sung hồ sơ chuyển tiếp.
Hồ sơ xét tuyển đầy đủ đến 31/8 gồm:
1. Đơn đăng ký (theo mẫu);
2. Bản dịch tiếng Anh và bản sao y công chứng Học bạ cấp THPT (đầy đủ 6 học kỳ)
3. Bản dịch tiếng Anh và bản sao y công chứng Bằng Tốt nghiệp THPT (hoặc GCN Tốt nghiệp THPT tạm thời);
4. Bản sao CCCD (để form A4);
5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Phường/Xã;
6. 05 ảnh 3×4 nền trắng (phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh);
7. Bản sao ý công chứng Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có);
Bảng điểm dự thi THPTQG và học bạ có thể nộp bổ sung trước 31/8.
Chương trình đào tạo quốc tế liên kết với Đài Loan hiện nay có:
– Cử nhân Kinh doanh và Thương mại Quốc tế (International Business and Trade)
+ Năm 1 và 2 tại Việt Nam: 24.200.000 VNĐ/năm
+ Năm 3 và 4 tại MCU Đài Loan: 3.224 USD/năm
– Cử nhân QTKD chuyên ngành Báo chí và Truyền thông đại chúng (Business Administration in Sub-major Journalism & Mass Communication )
+ Năm 1 và 2 tại Việt Nam: 38.500.000 VNĐ/năm
+ Năm 3 tại MCU Đài Loan: 3.408 USD/năm
+ Năm 4 tại MCU Đài Loan: 3.545 USD/năm
Chương trình Quản trị KS-NH của ĐH Ngoại thương liên kết đào tạo với ĐHNiagra (Mỹ) giúp sinh viên có thể chuyển tiếp học tập tại các quốc gia: Đài Loan, Mỹ/ Singapore/ Anh/ Úc, Thụy Sỹ.
Tùy vào các quốc gia chuyển tiếp vào 2 năm cuối mà học phí và các khoản học bổng áp dụng sẽ thay đổi tương ứng (khoảng từ 3.200 USD – 12.000 USD).
Vui lòng tham khảo thông tin tại đây.