Home TIN TỨC Sự kiện tiêu biểu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tại Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM: Ngành học “đo ni đóng giày” cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tại Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM: Ngành học “đo ni đóng giày” cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tại Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM: Ngành học “đo ni đóng giày” cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Ông Võ Thành Trung - Giám đốc vùng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, phụ trách khu vực Châu Âu Mr. Vo Thanh Trung - Regional Director at Hoa Sen Group Joint Stock Company, in charge of the European region

Kinh doanh quốc tế – huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam, nơi tiềm năng và thách thức đan xen, mở ra cánh cửa rộng lớn cho những bạn trẻ dám vượt qua những giới hạn của bản thân để chinh phục lĩnh vực đầy tiềm năng này. Ngành Kinh tế đối ngoại tại Cơ sở II Đại học Ngoại thương TP.HCM ra đời với sứ mệnh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, sẽ chính là bệ phóng vững chắc cho thế hệ trẻ kiến tạo tương lai. Với chương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất của ngành, cùng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết, chương trình hứa hẹn sẽ mang đến cho các bạn sinh viên một nền tảng kiến thức vững vàng, kỹ năng thực tiễn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Hãy tham gia ngay để trở thành một phần của thế hệ trẻ tiên phong kiến tạo tương lai Việt Nam!

International Business – The lifeblood of Vietnam’s economy, where potential and challenges intertwine, opening a wide door for young people who dare to break through their own limits to conquer this potential field. The International Business Economics program at Foreign Trade University Ho Chi Minh City Campus was established with the mission of meeting the increasing demands of the labor market, and will be a solid launch pad for the young generation to build the future. With an advanced and modern training program, always updated with the latest trends in the industry, along with a team of experienced and dedicated lecturers, the program promises to provide students with a solid foundation of knowledge, practical skills and wide career opportunities. Join us now to become a part of the young generation pioneering the future of Vietnam!

Xuất nhập khẩu đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra hàng triệu việc làm trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, vận chuyển, logistics đến dịch vụ hậu cần và bán lẻ. Hoạt động xuất nhập khẩu là cầu nối thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thông qua quá trình hợp tác, thành lập các nhà máy và cơ sở sản xuất. Nhờ đó, công nghệ và quản lý được nâng cao, góp phần gia tăng nguồn thu của quốc gia. Việt Nam đang tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do và cơ chế hợp tác kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia khác. Kết quả là kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 751,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2022, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế đối ngoại (Tổng cục Thống kê, 2023).

Với những đóng góp to lớn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, xuất nhập khẩu hứa hẹn sẽ tiếp tục là động lực then chốt cho sự bứt phá kinh tế của Việt Nam trong tương lai, mở ra cơ hội rộng mở cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này. Theo nhận định của ông Võ Thành Trung – Giám đốc vùng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, phụ trách khu vực Châu Âu, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đã từng phụ trách các khu vực như Đông Nam Á, Úc, Trung Đông, Ấn Độ hay Châu Phi, ông Trung cho rằng nhu cầu nhân lực cho ngành này đang tăng cao hơn bao giờ hết.

nganh-hoc-do-ni-dong-giay-cho-cac-ban-tre-dam-me-linh-vuc-kinh-doanh-quoc-te-1
Ông Võ Thành Trung – Giám đốc vùng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, phụ trách khu vực Châu Âu
Mr. Vo Thanh Trung – Regional Director at Hoa Sen Group Joint Stock Company, in charge of the European region

Thưa ông, ông có đánh giá như thế nào về nhu cầu nhân sự trong ngành xuất nhập khẩu ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới?

Nhu cầu ngành xuất nhập khẩu hiện tại và tương lai đều đang rất lớn và cần thiết. “Phi thương bất phú”, được hiểu là phải có giao thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa, từ đó mới có thể tạo ra giá trị thặng dư cho hàng hóa, đem đến lợi ích cho nhà sản xuất, nhằm bán được giá hơn, và mang đến sự thõa mãn cho khách hàng khi có được hàng hóa đúng với nhu cầu, kỳ vọng của họ. Để làm được việc này, nhân tố chủ chốt là nguồn nhân lực – phụ trách mảng kinh doanh và marketing để làm cầu nối cho các chủ thể đó.

Với xu thế hội nhập và bùng nổ Internet như hiện nay, việc giao thương với các đối tác nước ngoài đã và đang đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức rất lớn cho một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu, cũng như nhập khẩu các loại hàng hóa từ nước ngoài về, kinh doanh tại thị trường nội địa. Việc cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu được thông lệ quốc tế, cách thức đàm phán, kinh doanh, vận tải, luật thương mại đang ngày cấp thiết và có nhu cầu lớn. Đặc biệt, là các nhân sự có nhận thức được về sự hội nhập quốc tế đang lan tỏa vào tất cả các ngành kinh tế như hiện nay.

Kinh tế đối ngoại – Ngành học “đo ni đóng giày” cho tương lai

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM tự hào là đơn vị tiên phong trong đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Chương trình được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đảm bảo nguyên tắc căn bản, mở và linh hoạt, được đối sánh với một số chương trình đào tạo cử nhân về kinh tế và kinh doanh quốc tế có uy tín trên thế giới đảm bảo khả năng liên thông và tính quốc tế hóa. Đồng thời, chương trình được xây dựng cho cả hai hệ tiêu chuẩn và chất lượng cao, giảng dạy cả bằng Tiếng việt và Tiếng Anh, đã mang đến cơ hội tiếp cận kiến thức tiên tiến và mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế.

Là cựu sinh viên của ngành Kinh tế đối ngoại, ông có đánh giá gì về chuyên ngành đào tạo Kinh tế đối ngoại tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM?

Về cơ bản, chương trình đào tạo Kinh tế đối ngoại đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của ngành xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế. Một cách khách quan, với nguồn sinh viên đầu vào tốt cả về trình độ, nhận thức, kết hợp với chương trình đào tạo hiện hành tại Cơ sở II, việc sinh viên tiếp thu kiến thức, ứng dụng vào thực tế sẽ không gặp nhiều khó khăn. Với tôi, điểm nổi trội của chương trình khiến tôi đặc biệt ấn tượng là sự phù hợp và cập nhật trong cách thiết kế, xây dựng chương trình. Theo đó, chương trình cho phép sinh viên được lựa chọn theo đuổi một số định hướng chuyên sâu trong khối kiến thức chuyên ngành để đáp ứng năng lực và nguyện vọng của sinh viên, chuẩn bị cho những đòi hỏi chuyên môn cao trong công việc và những vị trí nghề nghiệp khác nhau, bao gồm 4 nhóm chuyên sâu: (1) Marketing; (2) Quản lý công; (3) Kinh doanh quốc tế (4) Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt, thiết kế chương trình cho phép sinh viên mong muốn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể lựa chọn các học phần phù hợp kết hợp với việc tích lũy các học phần của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) thông qua việc bổ sung một số môn học mới vào chương trình đào tạo, làm mạnh thêm chuyên sâu Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, chẳng hạn như Nghiệp vụ hải quan, Giao nhận và vận tải đa phương thức, Quản lý sản xuất và vận hành, Hợp đồng trong quản lý chuỗi cung ứng để đồng thời tích lũy tín chỉ và nhận bằng cấp nghề nghiệp quốc tế của tổ chức này ngay khi hoàn thành chương trình Kinh tế đối ngoại tiêu chuẩn.

Qua kinh nghiệm tiếp xúc thực tế, theo tôi, để tạo sự khác biệt so với chương trình đào tạo kinh doanh quốc tế đang được phổ biến tại các trường đại học kinh tế, chương trình Kinh tế đối ngoại tại Cơ sở II cũng cần nên tập trung thêm vào các nghiệp vụ phát sinh sau hội nhập, ví dụ như phòng vệ thương mại, thông lệ quốc tế, bên cạnh các kiến thức về nghiệp vụ đang dần trở nên cơ bản và đại trà. Ngoài ra, theo tôi, Kinh tế đối ngoại là tập trung chính về lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu. Trong khi đó, định hướng của sinh viên hiện nay đang có chút nhầm lẫn qua Big 4 về tài chính, hoặc Big 4 về ngân hàng, hoặc Big 4 về bán lẻ, hoặc về hãng tàu, logistic chủ yếu đến từ các nguồn thông tin tự thu thập. Vì thế, sinh viên năm 3 và năm 4 nên dành thêm thời gian giao lưu, định hướng về các doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như Hoa Sen Group, Hòa Phát, Vin Group, Tôm Minh Phú hay các văn phòng thương mại của các công ty đa quốc gia như Samsung, Hyosung, Posco, Hanwa, Nippon, JFE, Marubeni Itochu chuyên về thương mại quốc tế.

Để đáp ứng yêu cầu của ngành, theo ông, nhân sự cần chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức nào?

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành xuất nhập khẩu, theo quan điểm của tôi, việc chuẩn bị nhân sự không chỉ đòi hỏi những kỹ năng cơ bản mà còn phải có nhận thức sâu sắc về môi trường làm việc quốc tế và sẵn sàng nâng cao kỹ năng chuyên môn cùng với sự linh hoạt và sáng tạo. Trước hết, tiếng Anh được coi là một yêu cầu tối thiểu, mà thậm chí trong một số trường hợp, không chỉ là lợi thế mà còn là điều bắt buộc. Tuy nhiên, sự đa dạng ngôn ngữ cũng trở nên quan trọng, với tiếng Trung và Tây Ban Nha được xem xét là một lợi thế đối với ứng viên.

Bên cạnh đó, nhận thức và thái độ cũng đóng vai trò quan trọng. Ứng viên cần phải hiểu rõ về quy trình hội nhập, môi trường làm việc, và xác định được hướng đi của bản thân trong ngành. Thái độ cầu thị, nghiêm túc và chuyên nghiệp là điều không thể thiếu, đặc biệt là trong một môi trường làm việc quốc tế.

Sau khi đảm bảo những yếu tố trên, sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn trở thành yếu tố quan trọng tiếp theo. Trong ngành Xuất nhập khẩu, việc nắm vững các kiến thức về đàm phán quốc tế, hợp đồng, thư tín quốc tế, thanh toán quốc tế, logistic, hải quan và thuế là cần thiết. Điểm lợi thế có thể xuất phát từ việc hiểu biết sâu sắc về luật ngoại thương, thông lệ quốc tế, phòng vệ thương mại và kỹ năng giao tiếp quốc tế.

Thưa ông, ông có thể chia sẻ những ấn tượng của mình về sinh viên Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM chuyên ngành Kinh tế đối ngoại được không ạ?

Bản thân cũng là một cựu sinh viên tại Cơ sở II, tôi nhận thấy rõ được sự tự tin, nhanh nhẹn và thái độ tích cực ở các bạn sinh viên Ngoại thương nói chung và tại Cơ sở II nói riêng. Đặc biệt, sự tự tin, khả năng tiếp thu và tinh thần cầu thị trong công việc là điểm sáng và lợi thế vượt trội của sinh viên Ngoại thương.

Trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực, sinh viên Ngoại thương luôn được ưu tiên hàng đầu bởi sự hội tụ đầy đủ cả về kiến thức lẫn nhận thức và thái độ chuyên nghiệp mà các bạn mang lại. Điều này đã làm cho họ trở thành các nhân sự cốt cán, đóng vai trò quan trọng trong phòng xuất khẩu của Tập đoàn Hoa Sen ở thời điểm hiện tại. Sinh viên Ngoại thương không chỉ là những người học giỏi về chuyên môn mà còn là những người có khả năng làm việc nhóm tốt, sẵn sàng đối mặt và giải quyết các thách thức trong môi trường làm việc thực tế. Điều này giúp các bạn trở thành nguồn nhân lực quý báu và được đánh giá cao trong cộng đồng doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy lĩnh vực xuất nhập khẩu rất phong phú và đa dạng. Việc tiếp xúc với thương mại quốc tế, các đối tác quốc tế thường xuyên sẽ mang đến các cơ hội về kinh doanh, giao tiếp, nhận thức và việc cập nhật các kiến thức mới sẽ giúp cho các cá nhân luôn đổi mới và không bao giờ nhàm chán trong công việc hay sự nghiệp của mình. Với chương trình đào tạo tiên tiến, chú trọng cập nhật xu hướng và ứng dụng thực tế, ngành Kinh tế Đối ngoại tại Cơ sở 2 Đại học Ngoại thương TP.HCM hứa hẹn mang đến cho sinh viên môi trường học tập chất lượng, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhân lực tài năng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Hãy cùng điểm qua những điểm mới trong chương trình đào tạo Kinh tế đối ngoại tại Cơ sở II:

• Chương trình được xây dựng và phát triển trên tinh thần bắt kịp xu hướng thời đại thông qua việc lồng ghép những học phần mới mẻ và thiết thực. Bên cạnh những học phần cung cấp kiến thức chuyên ngành như Giao dịch thương mại quốc tế, Logistics và vận tải quốc tế, Bảo hiểm trong kinh doanh, Chính sách thương mại quốc tế,…, chương trình còn cập nhật các học phần bắt kịp với xu hướng kinh doanh trong bối cảnh chuyển đổi số, giúp sinh viên thích ứng với các mô hình kinh doanh hiện đại, ví dụ học phần Phân tích dữ liệu trong kinh doanh giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng thu thập, sử dụng phần mềm, phân tích dữ liệu, hỗ trợ sinh viên trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề.

• Chương trình còn trang bị những kỹ năng cần thiết cũng như mở ra cơ hội để sinh viên khám phá các con đường sự nghiệp khác nhau trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế thông qua học phần Kỹ năng phát triển nghề nghiệp. Qua đó, sinh viên được khuyến khích khám phá các giá trị và mục tiêu của bản thân, đánh giá nhu cầu, sở thích và điểm mạnh – yếu, xác định các cơ hội phát triển phù hợp cho bản thân trong quá trình học tập, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các yêu cầu của lực lượng lao động thời kỳ 4.0.

• Chương trình trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực chiến thông qua việc ứng dụng các phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp. Điển hình như:

+ Phần mềm HTKK trong học phần Thuế và hệ thống thuế không chỉ giúp sinh viên nắm vững lý thuyết mà còn hỗ trợ các bạn được trực tiếp thực hành kê khai thuế, hỗ trợ đắc lực cho công việc sau này.

+ Phần mềm ECUS 5 – VNACCS trong học phần Nghiệp vụ hải quan giúp sinh viên được trải nghiệm thực tế quy trình khai báo thủ tục hải quan điện tử, mô phỏng công việc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay.

+ Phần mềm STM (Smartlog transportation management) trong môn Logistics và Vận tải quốc tế, giúp hỗ trợ sinh viên rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch vận tải, giao hàng hiệu quả bằng phần mềm chuyên dụng, bắt kịp xu hướng công nghệ trong ngành logistics.

• Các học phần kiến thức ngành và chuyên ngành đều có hoạt động kết nối với doanh nghiệp. Với thế mạnh kết nối mạng lưới với các Hiệp hội, doanh nghiệp, mạng lưới chuyên gia, cựu sinh viên hoạt động trong nhiều ngành nghề, từ năm thứ nhất sinh viên sẽ được đi khảo sát và tham quan thực tiễn tại các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế đồng thời được tiếp cận các chuyên gia khi học các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

• Đặc biệt, chương trình còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ tổ chức, doanh nghiệp tham gia đồng giảng dạy trong một số học phần, tham gia các hội thảo, tọa đảm, chuyên đề nhằm tăng cường tính thực tiễn cho sinh viên.

• Sinh viên được phát triển các kỹ năng một cách toàn diện: Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM luôn tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên. Nhà trường luôn dành sự quan tâm rất lớn cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên. Với hơn 30 câu lạc bộ, đội, nhóm, Đoàn, Hội sinh viên, đã tạo ra môi trường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên, vì thế sinh viên Ngoại thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo và đa tài.

• Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Sinh viên Ngoại thương có lợi thế khi được tham gia các khóa thực tập từ sớm tại các doanh nghiệp, có cơ hội đến các doanh nghiệp trên địa bàn tham quan, khảo sát. Hơn nữa, sinh viên thường xuyên được cung cấp các thông tin tuyển dụng, cơ hội việc làm, kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đặc biệt là các đối tác chiến lược của FTU2.