I. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại:
1. Giới thiệu chung:
Tiền thân là chuyên ngành “Kinh tế Ngoại thương”, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là ngành đào tạo truyền thống của Trường Đại học Ngoại thương trong 60 năm qua, đã khẳng định được vị thế vững chắc về chất lượng đào tạo và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên các mảng kiến thức chuyên môn chính như: Chính sách thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Marketing quốc tế, Thương mại điện tử, Logistics và vận tải quốc tế, Bảo hiểm trong kinh doanh, Thanh toán quốc tế, Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam…
Sinh viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức lý thuyết và thực tiễn chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế đối ngoại; kỹ năng thực hành các nghiệp vụ trên cơ sở nền tảng kiến thức chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ, tin học; có thể đảm trách nhiều vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải và giao nhận, thanh toán quốc tế, hải quan, hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường tại các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
2. Điểm nổi bật của chương trình:
Là chương trình đào tạo truyền thống của Nhà trường, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và xây dựng thương hiệu của Trường Đại học Ngoại thương.
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình có chuyên môn tốt về Kinh tế và kinh doanh; có năng lực giảng dạy và tâm huyết với nghề. Chương trình được thiết kế với các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh làm trung tâm; áp dụng các hình thức thực hành như: thuyết trình, thảo luận nhóm, khảo sát thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn với các chuyên gia trong các lĩnh vực gắn với thực tiễn môn học. Môi trường học tập tích cực, chuyên nghiệp, thân thiện với nhiều hoạt động ngoại khóa đa dạng và bổ ích.
3. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các vị trí:
– Chuyên viên xuất nhập khẩu trong các công ty trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia;
– Chuyên viên giao nhận hàng hóa, logistics, chuỗi cung ứng cho các công ty trong và ngoài nước;
– Chuyên viên marketing, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện; thương mại điện tử;
– Chuyên viên bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý rủi ro;
– Chuyên viên các phòng thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại của Việt Nam và nước ngoài, các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu;
– Chuyên viên tư vấn các chính sách thương mại và đầu tư quốc tế, luật áp dụng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thuế quan… trong các cơ quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các cục Hải quan;
– Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy về lĩnh vực có liên quan tại các viện, trường, cơ sở đào tạo…
4. Một số môn học chính:
– Kinh tế vi mô
– Kinh tế vĩ mô
– Chính sách thương mại quốc tế
– Đầu tư quốc tế
– Quản trị học
– Marketing căn bản
– Marketing quốc tế
– Nguyên lý kế toán
– Kinh tế quốc tế
– Kinh tế kinh doanh
– Giao dịch thương mại quốc tế
– Logistics và vận tải quốc tế
– Quản lý rủi ro trong kinh doanh
– Bảo hiểm trong kinh doanh
– Kinh doanh quốc tế
– Thương mại điện tử
– Thanh toán quốc tế
– Luật thương mại quốc tế
– Sở hữu trí tuệ
5. Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Cơ sở II trong hoạt động đào tạo:
Một số hình ảnh các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp ký kết hợp tác:


6. Thông tin liên hệ:
Tổ Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Nghiệp vụ
Cơ sở II ĐH Ngoại thương tại, TP Hồ Chí Minh
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 098.236.0863 (TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga)
II. Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán:
1. Giới thiệu chung:
Chương trình đào tạo của ngành Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Ngoại thương được xây dựng với mục tiêu trang bị kiến thức chuyên sâu cho người học về kế toán, kiểm toán, thuế, quản trị tài chính bên cạnh các kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế – quản lý. Chương trình kết hợp nội dung giảng dạy gắn liền với định hướng nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật theo quy định Việt Nam và quốc tế.
Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp thuyết trình, kỹ năng lập và phân tích báo cáo tài chính, thực hành kế toán và kiểm toán báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng ngay khi sinh viên tốt nghiệp ra trường.
2. Điểm nổi bật của chương trình:
Các môn học chuyên ngành thường xuyên được cập nhật theo Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, các quy định hiện hành về Chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như Chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế
Chương trình kết hợp nội dung giảng dạy gắn liền với định hướng nghề nghiệp, đó cũng là lợi thế giúp sinh viên có khả năng thi các chứng chỉ của các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA, CMA…
Trong quá trình học tập, sinh viên được hỗ trợ học tập và hoạt động ngoại khóa, tham gia vào các câu lạc bộ chuyên môn, các cuộc thi có uy tín về kế toán kiểm toán và nghiên cứu khoa học.
3. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra ngành chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán có thể làm việc với các vị trí:
– Kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế tại các đơn vị kiểm toán như Kiểm toán Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập hàng đầu trong nước cũng như quốc tế.
– Chuyên viên phụ trách kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính, kiểm toán nội bộ, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, tư vấn tài chính,…tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc mọi lĩnh vực.
– Nghiên cứu viên, Giảng viên giảng dạy về lĩnh vực có liên quan tại các viện, trường, cơ sở đào tạo.
4. Một số môn học chính
– Nguyên lý kế toán
– Kế toán tài chính, kế toán tài chính nâng cao
– Kế toán quản trị, kế toán quản trị nâng cao
– Kế toán quốc tế, hệ thống thông tin kế toán
– Kế toán hợp nhất báo cáo tài chính, kế toán xuất nhập khẩu
– Thuế và hệ thống thuế Việt Nam, kế toán thuế
– Báo cáo tài chính, quản trị tài chính, quản trị tài chính nâng cao
– Nguyên lý kiểm toán, kiểm toán tài chính
5. Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Cơ sở II trong hoạt động đào tạo:
Một số hình ảnh các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp ký kết hợp tác:


6. Thông tin liên hệ:
Tổ Kế toán – Kiểm toán, Bộ môn Nghiệp vụ
Cơ sở II ĐH Ngoại thương tại TP Hồ Chí Minh
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 0918.380.918 (ThS Dương Thị Hồng Lợi)
III. Quản trị kinh doanh quốc tế
1. Giới thiệu chung
Chương trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng hiện đại trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quốc tế. Người học có thể tự học tập, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp. Chương trình được phát triển dựa trên các chương trình đào tạo quản trị kinh doanh của các trường đại học uy tín trên thế giới và liên tục cập nhật để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
2. Điểm nổi bật của chương trình
Chương trình đào tạo cho phép sinh viên lựa chọn các lĩnh vực chuyên sâu về quản trị như quản trị đổi mới, khởi sự kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị thương hiệu, quản trị kinh doanh dịch vụ, quản trị truyền thông… Chương trình liên tục đổi mới, cập nhật theo các nội dung đào tạo trên thế giới và theo nhu cầu của xã hội.
Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng thực hành cơ bản để tự học tập, làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản trị kinh doanh quốc tế.
3. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại các vị trí:
– Chuyên viên hoặc phụ trách bộ phận (quản trị viên các cấp) tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như Phòng Marketing, Phòng Nhân sự, Phòng Dự án… của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề (sản xuất, dịch vụ, thương mại…);
– Quản trị viên tập sự tại các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và có cơ hội phát triển nghề nghiệp lên các vị trí cao hơn;
– Chuyên viên xây dựng chiến lược, tổ chức và quản trị bán hàng, quản trị cung ứng, quản trị phát triển và thử nghiệm, đánh giá sản phẩm dịch vụ thương mại và hệ thống phân phối, nghiên cứu và triển khai các vấn đề quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đầu tư, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác ở tất cả loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ;
– Có thể khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp hoặc giữ vị trí là các chuyên gia, người đứng đầu các bộ phận trong hệ thống quản trị các ngành kinh tế;
– Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy về lĩnh vực có liên quan tại các viện, trường, cơ sở đào tạo…
4. Một số môn học chính
* Chuyên sâu về Quản trị đổi mới và khởi sự kinh doanh
– Khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
– Kỹ năng lãnh đạo
– Quản trị đổi mới
– Quản trị chất lượng
* Chuyên sâu về quản trị nguồn nhân lực
– Quản trị nguồn nhân lực chiến lược
– Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
* Chuyên sâu về chiến lược kinh doanh và kinh doanh quốc tế
– Quản trị chiến lược
– Quản trị và kinh doanh quốc tế
* Chuyên sâu về quản trị sản xuất
– Quản trị tác nghiệp
– Quản trị đổi mới
– Quản trị dự án
* Chuyên sâu về kỹ năng trong quản trị và kinh doanh
– Kỹ năng lãnh đạo
– Quản trị đa văn hoá
– Hành vi tổ chức
– Đạo đức trong kinh doanh
5. Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Cơ sở II trong hoạt động đào tạo:
Một số hình ảnh các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp ký kết hợp tác:


6. Thông tin liên hệ:
Tổ Quản trị kinh doanh, Bộ môn Nghiệp vụ
Cơ sở II ĐH Ngoại thương tại TP Hồ Chí Minh
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 090.656.1861 (ThS Lê Hồng Vân)
IV. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
1. Giới thiệu chung
Thị trường và giao dịch tài chính, tài trợ vốn quốc tế, quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia, công ty lớn là những nội dung chính của chương trình cử nhân Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính quốc tế. Chương trình đặc biệt chú trọng đến đào tạo tính chuyên nghiệp và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp và được thiết kế phù hợp với các chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế.
2. Điểm nổi bật của chương trình
– Nội dung giảng dạy được cập nhật theo các giáo trình tiên tiến trong và ngoài nước ngoài, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận các chứng chỉ hành nghề quốc tế (ACCA, CFA, FRM…) hoặc học lên các bậc học cao hơn ở các nước phát triển.
– Đội ngũ giảng viên tận tụy, thân thiện, trình độ cao, được đào tạo ở Việt Nam và các nước phát triển trên thế giới như Anh, Nhật, Pháp, Đức, có kinh nghiệm thực tế sâu sắc chính là nền tảng vững chắc để chất lượng đào tạo ngày một nâng cao.
– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao và được các doanh nghiệp đánh giá cao về kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng mềm.
3. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường Tài chính – Ngân hàng có thể làm việc tại các vị trí:
– Chuyên viên phòng tài chính của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhân viên tư vấn tài chính, tư vấn thuế, nhân viên kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập hàng đầu trong và ngoài nước, chuyên viên phân tích các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, chuyên viên các ngân hàng, chuyên viên định phí bảo hiểm, chuyên viên các bộ phận khác của công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm, các công ty tư vấn đầu tư, M&A.
– Chuyên viên kinh doanh, huy động vốn, chuyên viên quan hệ khách hàng, tư vấn đầu tư, quản lí tài sản, quản trị rủi ro nguồn vốn và tài sản, quản trị rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại.
– Nghiên cứu viên, giảng viên giảng dạy về lĩnh vực có liên quan tại các viện, trường, cơ sở đào tạo.
4. Một số môn học chính
– Lý thuyết tài chính
– Tiền tệ – Ngân hàng
– Thị trường tài chính và các định chế tài chính
– Nguyên lý hoạt động ngân hàng
– Tài chính doanh nghiệp
– Tài chính quốc tế
– Quản trị danh mục đầu tư
– Phân tích và đầu tư chứng khoán
– Thị trường tài chính quốc tế
– Quản trị rủi ro tài chính
– Quản trị tài chính quốc tế
5. Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Cơ sở II trong hoạt động đào tạo:
Một số hình ảnh các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp ký kết hợp tác:


6. Thông tin liên hệ:
Tổ Tài chính ngân hàng, Bộ môn Nghiệp vụ
Cơ sở II ĐH Ngoại thương tại TP Hồ Chí Minh
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 0983.926.283 (TS Nguyễn Thu Hằng)
V. Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
1. Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo hiện đại, được xây dựng trên cơ sở tham khảo chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới tại Mỹ, Anh, Australia, Singapore với mô hình học tập gắn liền vói trải nghiệm thực tê, bên cạnh đó chương trình tích hợp với chương trình đào tạo theo chứng chỉ của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA).
Chương trình giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng thông qua sự phối hợp giữa giảng viên và chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc và yêu cầu từ các nhà tuyển dụng.
Sau khi tốt nghiệp Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng cùng nền tảng ngoại ngữ vững vàng đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam và quốc tế, có khả năng đảm nhận các vị trí công tác khác nhau trong hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng nói riêng.
2. Điểm nổi bật của chương trình
Chương trình được thiết kế có tính tương thích với các chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới, và có sự tích hợp với chuẩn đào tạo nghề nghiệp của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA).
Chương trình hướng đến sự cân bằng và tương hỗ giữa kiến thức và thực tiễn nghề nghiệp. Ở mỗi môn học, sinh viên đều được tham dự các seminar chuyên đề được trình bày bởi diễn giả là lãnh đạo các doanh nghiệp, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng đến từ các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu tại Việt Nam. Hơn nữa, trong từng học kỳ, sinh viên Chương trình LSCM được tổ chức đi tham quan thực tế tại cảng biển, kho ngoại quan, trạm thông quan nội địa (ICD), kho hàng và hoạt động logistics tại các doanh nghiệp lớn để tiếp cận thực tiễn kinh doanh.
Chương trình giúp sinh viên hình thành thái độ học tập và làm việc chuyên nghiệp; có tư duy độc lập, sáng tạo; có tinh thần hợp tác và ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội. Vì vậy, sinh viên có thể dễ dàng hòa nhập và thích nghi tốt với môi trường làm việc quốc tế, đa văn hóa.
3. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc tại các vị trí:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí đòi hỏi chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý vận tải, kho bãi, cung ứng, xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia hoặc chuyên gia tư vấn quản lý chuỗi cung ứng và có thể tiếp cận, hòa nhập tốt khi học lên các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành LSCM ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
4. Một số môn học chính
– Kinh doanh quốc tế
– Kinh tế kinh doanh
– Giao dịch thương mại quốc tế
– Quản lý Marketing toàn cầu
– Quản trị dự án đầu tư quốc tế
– Bảo hiểm trong kinh doanh
– Nguyên lý cơ bản về logistics và quản lý chuỗi cung ứng
– Điều hành dịch vụ logistics
– Quản lý sản xuất
– Quản lý vận tải quốc tế
– Quản lý mua hàng
– Quản lý kho hàng
– Quản lý hợp đồng trong chuỗi cung ứng
– Quản lý thông tin trong chuỗi cung ứng
– Quản trị học
– Pháp luật trong kinh doanh quốc tế
5.Các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác với Cơ sở II trong hoạt động đào tạo:
Một số hình ảnh các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp ký kết hợp tác:


6. Thông tin liên hệ:
Tổ Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Nghiệp vụ
Cơ sở II ĐH Ngoại thương tại TP Hồ Chí Minh
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 098.236.0863 (TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga)