Home TIN TỨC Sinh hoạt chuyên môn Bộ môn tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn “Phương pháp nâng cao từ vựng”

Bộ môn tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn “Phương pháp nâng cao từ vựng”

Bộ môn tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn “Phương pháp nâng cao từ vựng”

Tiếp nối thành công của chuỗi sinh hoạt chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn – giảng dạy tiếng Anh thương mại năm học 2017-2018 tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương, ngày 27/04/2018, Bộ môn tiếng Anh đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Phương Pháp Nâng Cao Từ Vựng”.

Tại buổi sinh hoạt, báo cáo viên, ThS Đỗ Anh Thư đã trình bày vai trò, ý nghĩa và phương pháp nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh cho sinh viên. Theo ThS Đỗ Anh Thư, trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ như ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ cảnh giao tiếp, nên từ vựng cần được dạy lồng ghép với ngữ pháp và ngữ âm, thông qua và bằng luyện tập các kỹ năng giao tiếp và theo nhu cầu giao tiếp nghe, nói, đọc, viết của người học.
Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày và kinh nghiêm giảng dạy của bản thân, ThS Đỗ Anh Thư đã đề cập đến hai phương pháp giảng dạy từ vựng nhằm nâng cao vốn từ vựng của sinh viên bao gồm phương pháp Nghe -Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method) và phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach). Đối với phương pháp nghe-nói, người học được hình thành và phát triển cả bốn kỹ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học. Phương pháp Nghe-Nói không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến khích tối đa dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học. Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến và hiệu quả hiện nay. Qua đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Theo phương pháp giao tiếp, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học từ vựng không chỉ biết được cách đọc, cách viết và nghĩa của từ mà cần phải đạt được năng lực giao tiếp; tức là phát triển được tất cả bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được từ vựng đó để giao tiếp.

Giảng viên Bộ Môn Tiếng Anh trong buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 04

Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí sôi nổi, hiệu quả; các giảng viên Bộ môn Tiếng Anh đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong tổ chức các hoạt động giảng dạy nâng cao vốn từ vựng cho sinh viên; từ đó mỗi giảng viên tự lựa chọn, vận dụng, nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương trong thời gian tới./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here