Home TIN TỨC Sinh hoạt chuyên môn Bộ môn Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 11/2018 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc hiểu: Critical Reading”

Bộ môn Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 11/2018 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc hiểu: Critical Reading”

Bộ môn Tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 11/2018 với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm dạy kỹ năng đọc hiểu: Critical Reading”

Trong quá trình giảng dạy Ngoại ngữ nói chung và giảng dạy các môn học Tiếng Anh bậc Đại học nói riêng, kỹ năng Đọc hiểu được đánh giá là một trong những kỹ năng khó và dễ gây nhàm chán đối với người học. Trên thực tế, đại đa số các sinh viên hiện nay thường gặp khó khăn trong quá trình Đọc hiểu vì nội dung cần đọc thường rất dài, sinh viên cần nắm nhiều thông tin cần thiết nhưng lại có rất ít thời gian để tiếp nhận và xử lý các thông tin đó. Sinh viên muốn có kỹ năng Đọc hiểu giỏi cần rèn luyện các kỹ thuật chắt lọc thông tin hiệu quả từ những gì đã đọc, cần có chủ kiến và có khả năng đánh giá những thông tin tiếp nhận được. Vì vậy, việc giảng viên phát triển cho sinh viên các kĩ năng Đọc hiểu trong tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc giúp sinh viên hoàn thành các bài tập đọc hiểu mà còn cần giúp sinh viên tăng cường khả năng xử lý tài liệu và tăng cường khả năng tư duy logic của sinh viên.

Với mục đích nâng cao chất lượng chuyên môn giảng dạy, qua đó giúp sinh viên cải thiện kỹ năng Đọc hiểu trong tiếng Anh thương mại, ngày 28/11/2018, Bộ môn Tiếng Anh Cơ sở II đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy Kỹ năng Đọc hiểu: Critical Reading”.

Tại buổi sinh hoạt, báo cáo viên của chương trình, ThS Vũ Phương Hồng Ngọc đã giải thích các khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng Đọc hiểu trong sự kết hợp với các kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking) trong giảng dạy tiếng Anh nói chung và tiếng Anh thương mại nói riêng. Báo cáo viên đã phân tích những ứng dụng của kỹ năng này trong cuộc sống khi sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học cũng như khi áp dụng vào công việc tương lai. Bên cạnh đó, báo cáo viên đã chia sẻ một số hoạt động hữu ích như viết Reflection, trình bày tóm tắt, vẽ sơ đồ và tranh luận trong lớp để tăng cường khả năng đọc độc lập, đánh giá và phân tích bài đọc một cách có tư duy phản biện và cải thiện từ vựng. Việc tăng cường tính chủ động của sinh viên trong lớp bằng việc khuyến khích làm việc theo nhóm, tìm kiếm tài liệu và chuẩn bị bài đọc cũng được đặc biệt nhấn mạnh vì đây là cơ hội để sinh viên làm chủ bản thân và rèn luyện kỹ năng làm việc có phương pháp. Trước khi kết thúc phần báo cáo, báo cáo viên đã sử dụng một số bài đọc sinh viên đã thực hành trong quá trình giảng dạy để làm ví dụ minh họa cho các hoạt động đã đề cập.

Chủ đề đã nhận được sự tham gia tích cực của các giảng viên tham dự thông qua các thảo luận sôi nổi về các thủ thuật Đọc hiểu hiệu quả cho sinh viên và các chia sẻ về kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy kỹ năng Đọc hiểu có tính đặc thù tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh.

Dưới đây là hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên môn:

1365-shcm-bo-mon-tieng-anh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here