Các câu hỏi thường gặp về tuyển sinh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Trả lời: Thí sinh có thể cập nhật thông tin tuyển sinh qua các kênh thông tin sau:
– Website CSII: http://cs2.ftu.edu.vn/Tuyển sinh chính quy 2020
– Fanpage: FTU2 – Quản lý đào tạo
– Liên hệ trực tiếp tại Ban QLĐT Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. HCM. Địa chỉ: Số 15, đường D5, Phường 25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM
– Hotline: (028) 35127257; Điện thoại: (028) 35127254 (số máy lẻ: 811 – 819)
Trả lời:
– Tại CSII trường Đại học Ngoại thương, hiện tại chuyên ngành Kế toán Kiểm toán chỉ có chương trình đại trà, không có chương trình Chất lượng cao.
– Chuyên ngành Kế toán kiểm toán chỉ xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 tại CS2 của chuyên ngành Kế toán Kiểm toán là 80
Trả lời: Tại CSII trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia 2020, không tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Trả lời: Sau khi có kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia 2020, nhà trường sẽ thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPTQG năm 2020 cho thí sinh được biết
Trả lời: Theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, nếu thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào chuyên ngành Kế toán Kiểm toán thì đăng ký vào nhóm ngành là NTS02: Tài chính ngân hàng – Kế toán.
Sau khi đã trúng tuyển vào trường theo Nhóm ngành sẽ được xét tuyển vào chuyên ngành căn cứ trên nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên của thí sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của chuyên ngành.
Trả lời: Sau khi trúng tuyển vào trường, thí sinh hoàn thành ít nhất học kỳ I của năm thứ nhất và không bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ nhất thì sinh viên có thể đăng ký học thêm một chuyên ngành khác theo nguyện vọng
Trả lời:
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng,..
– Kế toán trưởng; trưởng phòng kế toán; giám đốc tài chính – CFO; quản lý tài chính ở các tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu viên; giảng viên; thanh tra kinh tế,…