Home TIN TỨC Sự kiện tiêu biểu Chuỗi bài viết phỏng vấn doanh nghiệp/cựu sinh viên FTU: Sinh viên tài chính làm thế nào để tìm được công việc phù hợp?

Chuỗi bài viết phỏng vấn doanh nghiệp/cựu sinh viên FTU: Sinh viên tài chính làm thế nào để tìm được công việc phù hợp?

Chuỗi bài viết phỏng vấn doanh nghiệp/cựu sinh viên FTU: Sinh viên tài chính làm thế nào để tìm được công việc phù hợp?

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

In the interview series with FTU alumni and firms: How do finance students find a suitable job?

The Faculty of Business Administration & Finance – Accounting, Foreign Trade University – HCMC Campus have being hosted an interview series with FTU alumni and firms, aiming to bring the unlimited mindset and share the practical lessons based on the stories from the industry excutives and the firms’ expectation for the future workforce. The Faculty then had an intimate conversation with Nguyen Thai Duong, an alumnus of K57CLC Finance and Banking. Duong graduated in July 2022 and is currently working at International Finance Corporation (IFC), a member of the World Bank Group. Duong had shared about the selection process and the reality of specialised work after one year from graduation for students to refer to.

Nhằm mang đến tư duy không giới hạn và chia sẻ bài học thực tiễn dựa trên những câu chuyện của nhà điều hành các cấp và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với lực lượng lao động trong tương lai, Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP.HCM đã thực hiện chuỗi phỏng vấn cựu sinh viên và các doanh nghiệp. Gần đây, BM QTKD&TC-KT đã có buổi trò chuyện thân mật cùng Nguyễn Thái Dương, cựu sinh viên K57CLC Tài chính Ngân hàng. Dương tốt nghiệp tháng 7 năm 2022 và hiện đang công tác tại International Finance Corporation (IFC), một thành viên của World Bank Group. Dương đã chia sẻ với QTK về quá trình lựa chọn và thực tế công việc chuyên ngành sau một năm tốt nghiệp để các bạn sinh viên cùng tham khảo.

Công việc hiện tại của Dương ở IFC là gì?

Hiện em đang làm việc ở bộ phận đầu tư trong lĩnh vực MAS (Manufacturing, Agribusiness, and Services) của IFC. IFC đầu tư đa dạng cả về ngành cũng như công cụ tài chính (equity, debt, convertibles…) nên có nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm. Bản chất IFC là development financing (tài trợ phát triển) nên mỗi dự án đầu tư đều mang ý nghĩa kinh tế – xã hội. IFC có môi trường đa văn hóa và đồng nghiệp đến từ nhiều nước, do đó em học hỏi và hiểu thêm nhiều cách làm việc và văn hóa trên thế giới.

Nhận định của Dương về cơ hội và triển vọng sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính? Làm sao để lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp?

Cơ hội đa dạng từ các công việc truyền thống như tài chính doanh nghiệp, hoạch định và phân tích tài chính, tín dụng ngân hàng, tư vấn tài chính, đầu tư… đến các chuyên ngành gần không quá khó để tiếp cận như tài chính định lượng, actuary… Triển vọng trong ngành rất tốt, phúc lợi hấp dẫn.

Tuy nhiên, sinh viên có thể cảm thấy mất phương hướng vì mỗi công việc tuy cùng gốc tài chính nhưng lại rất khác nhau, phù hợp với tính cách và yêu cầu bộ kĩ năng khác nhau. Các bạn sinh viên nên bắt đầu tìm hiểu sớm vì đây là một quá trình tốn nhiều thời gian và chi phí cơ hội.

Trước hết các bạn cần hiểu rõ bản thân mình: tính cách, sở thích, quan điểm sống, khả năng chịu đựng áp lực công việc… Mỗi người có cách khám phá bản thân khác nhau, có thể bằng cách thử đi làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội, self-reflection, kết hợp với các công cụ phân tích tính cách…

Sau đó bạn cần nghiên cứu tổng quan về từng lựa chọn công việc, từ đó kết hợp với sự thấu hiểu bản thân để lọc ra 5-7 công việc phù hợp. Khi đã xác định được mục tiêu tiềm năng, bạn cần tìm hiểu sâu hơn về từng công việc bằng cách trao đổi với các anh chị đang làm trong từng công việc. Bạn có thể tiếp cận các anh chị qua các hội thảo, qua mạng lưới cựu sinh viên, LinkedIn… Qua đó bạn có thể lọc ra 3 công việc mà mình hứng thú và phù hợp nhất để tìm kiếm cơ hội thực tập và tự trải nghiệm thực tế, cuối cùng xác định được công việc yêu thích nhất để theo đuổi.

Các em sinh viên còn đang đi học nên chú ý chuẩn bị những gì cho tương lai?

Em nghĩ có 3 điều quan trọng mà đa số các bạn sinh viên nên chú ý hơn:

— Bằng đại học không đảm bảo việc bạn sẽ có được công việc như ý ngay khi tốt nghiệp. Các bạn cần phải nghiêm túc và chủ động chuẩn bị từ sớm, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết ngay từ khi còn đi học.

— Mỗi quyết định đều có sự đánh đổi, hãy cẩn trọng trong từng quyết định, đặc biệt là với những thứ không thể làm lại như GPA, các cơ hội chỉ dành cho sinh viên…

— Đừng chủ quan coi nhẹ việc học kiến thức lý thuyết nền tảng trên trường lớp và qua sách vở vì sẽ có những lúc bất ngờ cần đến.

Được biết khi còn là sinh viên, Dương tham gia tích cực trong hoạt động ngoại khóa của CLB SeSC, CFA Community Vietnam, SEO-V Program… Các hoạt động này có lợi ích thiết thực gì?

Mỗi tổ chức ngoại khóa em tham gia thực sự đã cho em rất nhiều bài học, kinh nghiệm và cả những người bạn cùng nhau vui chơi và phát triển. Ví dụ khi làm Chủ nhiệm SeSC, em có một góc nhìn mới và được cảm nhận những áp lực mới khi là người chịu trách nhiệm đứng đầu một tổ chức, điều mà chắc chắn em không thể có được khi đi làm ở độ tuổi đó. Điều này đã giúp em phát triển được sự thấu hiểu và đồng cảm hơn với những người sếp của mình sau này. Hay qua CFA Community Vietnam và SEO-V em được truyền cảm hứng tinh thần “pay back” và hướng đến tạo ra nhiều giá trị hơn trong cuộc sống.

Các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp hay vừa mới tốt nghiệp nên chú ý điều gì trong quá trình tìm việc?

Em nghĩ có 3 điều các bạn nên chú ý:

– Hãy tạo ra ít nhất một điều khác biệt trong hồ sơ ứng tuyển. Ví dụ như gửi kèm một sản phẩm bạn tự làm thuộc về phạm vi công việc đang ứng tuyển, chủ động kết nối với các anh chị trong công ty để tìm hiểu về công việc và gây ấn tượng…

– Trong năm đầu tiên, đừng ngại chuyển việc một vài lần với lí do hợp lý để tìm được môi trường phù hợp phát triển. Đừng cứng nhắc với với quan điểm “công việc đầu tiên nên làm ít nhất 2 năm”. Khi đã tìm được môi trường phù hợp thì nên ở lại ít nhất vài năm để ổn định phát triển.

– Ở giai đoạn đầu, thu nhập và phúc lợi không nên là tiêu chí tiên quyết khi lựa chọn công việc. Hãy lên một kế hoạch dài hạn hơn.

Một kỹ năng hay kiến thức quan trọng để được tuyển dụng và làm tốt công việc trong lĩnh vực tài chính?

Mỗi công việc trong tài chính sẽ đòi hỏi bộ kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, một kĩ năng cứng được yêu cầu rộng rãi và gần như bắt buộc phải nắm vững là financial modeling trên Excel, đi kèm với đó là đọc hiểu và phân tích tài chính của công ty.

Bộ môn chúc Dương nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công, và đóng góp vào sự phát triển của thế giới với công việc tại IFC. Hy vọng Dương sẽ có dịp chia sẻ nhiều hơn với Bộ môn và với các em sinh viên trong tương lai.sv-tai-chinh-lam-the-nao-de-tim-duoc-cong-viec-phu-hop-

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]