*Continue to promote Gender Equality and the advancement of Vietnamese women
Gender equality is one of the goals that countries around the world strive for towards a progressive, equal and sustainable society. In Vietnam, the issue of gender equality has been concretized in the Law on Gender Equality, according to which gender equality means that men and women have equal status and are equally respected; be given the same conditions and opportunities to develop their abilities and realize their desires; have the opportunity to participate, contribute, and benefit from the resources and development process of society.
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới, theo đó bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau; cùng được tạo điều kiện, cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; cùng có cơ hội để tham gia, đóng góp, thụ hưởng từ các nguồn lực và quá trình phát triển của xã hội.
Bình đẳng giới là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình đã được Luật Bình đẳng giới quy định cụ thể như sau:
1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
8. Bình đẳng giới trong gia đình.
Ngày nay, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ đã thực hiện nhiều vai trò khác nhau trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, lao động, văn hóa, thông tin, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tỷ lệ phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao, rất nhiều phụ nữ có kinh tế, địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ, hội đủ các yếu tố “ công, dung, ngôn, hạnh”, họ chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới.
Hưởng ứng các hoạt động vì Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ việt Nam, tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. HCM, viên chức, sinh viên đã triển khai nhiều hoạt động, tuyên truyền, lan toả chủ đề, thông điệp, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới thông qua tin, bài đăng tải trên Trang thông tin điện tử, khẩu hiệu; phát huy vai trò của của lãnh đạo đơn vị, ban cán sự lớp trong việc vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho viên chức và sinh viên. Cơ sở II luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ nữ viên chức phát huy năng lực, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằm góp phần xây dựng Cơ sở II hiện đại, đổi mới, sáng tạo và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; 100% nữ Công đoàn viên đều được công nhận danh hiệu “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”, con em của các nữ đoàn viên Công đoàn tại Cơ sở II cũng đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.
Vì vậy, việc thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế là vô cùng quan trọng, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới và để Luật Bình đẳng giới thực sự đi vào cuộc sống.