Home GIỚI THIỆU Đoàn TN - Hội SV Đội công tác xã hội – SWC FTU2

Đội công tác xã hội – SWC FTU2

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Đội Công tác Xã hội trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh (Gọi tắt là Đội CTXH) là tổ chức sinh viên được thành lập vào 20/09/2004 bởi anh Nguyễn Khánh Trình. Vào thời điểm ấy, Đội CTXH được tạo thành bởi 4 Ban chính là Ban Chuyên đề, Ban Tài chính, Ban Truyền Thông, và Ban Nhân sự. Trải qua 4 năm hoạt động thì tới năm 2008, Ban Thường kỳ tách khỏi Ban Chuyên đề và trở thành một Ban chuyên về nội dung cùng với Ban Chuyên đề. Năm 2016 là một năm đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đội CTXH khi Team Đối ngoại chính thức được thành lập và trở thành cầu nối giữa Đội với các đối tác của Đội (Nhà tài trợ, nghệ sĩ, mạnh thường quân, và các tổ chức khác). Đồng thời, đây cũng là năm mà Đội nhận được giấy khen của Trung ương Hội Sinh viên và trở thành CLB – Đội – Nhóm đầu tiên được phép tổ chức Đêm nhạc.

Sau gần một thập kỷ, Đội CTXH vẫn luôn tự hào là một đơn vị với các chương trình, hoạt động thiện nguyện tiêu biểu tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. HCM. Các chương trình thường niên lớn tại Đội bao gồm Không Biên Giới, Đông Trao Yêu Thương, Xuân Tình Nguyện, Vì Đàn Em Thân Yêu và các chương trình nhỏ khác. Và dù trải qua nhiều biến đổi thăng trầm trong suốt những năm tháng phát triển thì giá trị cốt lõi của Đội CTXH vẫn luôn là “sinh viên” và “tình nguyện”, cụ thể sứ mệnh của Đội chính là “Trở thành cầu nối giữa sinh viên và các hoạt động tình nguyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bạn sinh viên được thể hiện và phát huy vai trò xung kích, tinh thần tình nguyện, trách nhiệm của bản thân với xã hội; từ đó, góp phần xây dựng một xã hội giàu yêu thương, nhân ái, hạnh phúc và tốt đẹp hơn.”

Không chỉ vậy, Đội CTXH còn được gọi thân thương với cái tên Nhà Chuối, nguyên nhân chính là vì Đội luôn gắn liền với màu áo xanh chuối đặc trưng và câu châm ngôn “Tình cảm làm nên trách nhiệm” với mỗi thành viên Đội là một mảnh ghép không thể thiếu trong đại gia đình Nhà Chuối.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

Đội CTXH hiện đang hoạt động với 74 thành viên hiện hành và hơn 500 cựu thành viên. Cơ cấu Đội bao gồm 1 Ban Điều hành, 5 Ban chuyên môn và 1 Team Đội ngoại.

Ban Điều hành

Ban Điều hành gồm 7 thành viên thuộc khoá lớn nhất, cụ thể gồm 1 Đội trưởng, 1 Đội phó và 5 trưởng Ban hoạt động trên nguyên tắc thống nhất.

Ban Điều hành có trách nhiệm:

+ Đề ra định hướng hoạt động cho toàn Đội, theo sát và dẫn dắt các hoạt động của Đội;
+ Gắn kết các Thành viên toàn Đội với nhau;
+ Thực hiện việc tuyển chọn các thành viên mới để đảm bảo sự phát triển của Đội trong tương lai;
+ Tổ chức họp Đội, training định kỳ và đảm bảo mang lại nhiều giá trị nhất có thể cho Thành viên Đội.

Ban Nhân sự

Trong các chương trình của Đội thì Ban Nhân sự sẽ là người xử lý các công việc liên quan đến Email, tạo Form, phân công nhân sự, quản lý và điều phối nhân sự trong ngày diễn ra chương trình (Ban Tổ chức, Cộng tác viên, và Người tham dự). Ngoài ra, Ban Nhân sự cũng sẽ tổ chức các chương trình tập huấn kỹ năng tình nguyện cần thiết cho thành viên Đội, các hoạt động dã ngoại, vui chơi ở quy mô toàn Đội.

Ban Chuyên đề

Là một trong hai Ban Nội dung trong Đội, Ban Chuyên đề phụ trách xây dựng nội dung và lên ý tưởng cho các chương trình sẵn có của Đội cùng Ban Thường kỳ. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào định hướng của Trưởng ban vào từng nhiệm kỳ mà Ban Chuyên đề còn có một nhiệm vụ khác là nghiên cứu, thử nghiệm những chương trình mới cho Đội hoặc phát triển, cải tiến những chương trình sẵn có ở Đội.

Ban Thường kỳ

Là Ban Nội dung còn lại trong Đội, ngoài trách nhiệm phụ trách xây dựng nội dung và lên ý tưởng cho các chương trình sẵn có của Đội cùng Ban Chuyên đề thì Ban Thường kỳ còn có những chương trình riêng của Ban. Các chương trình được tổ chức xuyên suốt năm học như: Miniplan, Thứ 7 tình nguyện, Hỗ trợ chùa Diệu Pháp. Và nhân sự chạy chương trình sẽ hoàn toàn là các thành viên đến từ Ban Thường kỳ.

Ban Truyền thông

Ban Truyền thông là người chịu trách nhiệm chính cho việc lan tỏa hình ảnh, hoạt động của Đội tới với mọi người thông qua các trang mạng xã hội của Đội như Fanpage Đội CTXH FTU2, Không Biên Giới, và Tiktok Đội CTXH FTU2. Ngoài ra, trong các chương trình, Ban Truyền thông sẽ hoạt động cùng nhau vào ngày onsite, tham gia chụp ảnh, in ảnh, thiết kế kế ấn phẩm cho chương trình.

Ban Tài chính

Là Ban phụ trách các vấn đề về tài chính và hậu cần trong các hoạt động của Đội. Đối với các chương trình của Đội thì Ban Tài chính có nhiệm vụ lập dự trù kinh phí; quản lý và đánh giá các phương án thu chi của chương trình; chuẩn bị công tác hậu cần trước, trong, sau chương trình và tổng hợp báo cáo tài chính. Ngoài ra, Ban Tài chính còn phụ trách quản lý những vật dụng, hàng hóa trong Kho Đội.

Team Đối ngoại

Team Đối ngoại không phải một Ban độc lập mà gồm 5 thành viên đến từ 5 Ban của mỗi khoá. Với nhiệm vụ là mời tài trợ, đại sứ, celeb cho các chương trình, follow Nhà tài trợ đồng hành cùng chương trình thì Team chính là “cầu nối” giữa Đội với các tổ chức với bên ngoài; đại diện cho hình ảnh và tiếng nói của Đội. Ngoài ra, Team Đối ngoại còn đảm bảo cho quyền lợi công bằng của 3 đối tượng bao gồm đối tượng thụ hưởng, Đội và đối tác của Đội.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU:

Chương trình tình nguyện thường niên

– Không Biên Giới

+ Thời gian: Bắt đầu vào tháng 6, 7 hằng năm và kéo dài trong khoảng 3 – 4 tháng.
+ Sứ mệnh: Rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng giáo dục, hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa.
+ Ý nghĩa: Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2011 với tên gọi Kết nối yêu thương. Năm 2016, Kết Nối Yêu Thương chính thức đổi tên thành Không Biên Giới với mong muốn tạo nên một chương trình chuyên nghiệp và quy mô hơn. Không Biên Giới là Chuỗi chương trình có quy mô lớn nhất Đội gồm 3 chặng Gây Quỹ – Đêm nhạc Gây quỹ – Ngày Công trình thanh niên. Năm 2020, Không Biên Giới đạt giải nhất cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng mang tác động xã hội – The Winning Project” do FYE tổ chức.

Tìm hiểu thêm về Không Biên Giới tại: Fanpage Không Biên Giới.

– Đông Trao Yêu Thương

+ Thời gian: Tháng 12 hằng năm.
+ Ý nghĩa: Đông trao yêu thương là chương trình tình nguyện hướng đến ngày lễ giáng sinh hằng năm, với mong muốn sưởi ấm những mảnh đời không may mắn nhằm mang lại một mùa giáng sinh ấm áp, ý nghĩa và đáng nhớ.

– Xuân tình nguyện

+ Thời gian: Tháng 12 âm lịch hằng năm.
+ Ý nghĩa: Mang lại cái tết ấm no, đầy đủ cho những mảnh đời khó khăn. Bên cạnh đó, Xuân Tình Nguyện của Đội còn mang sứ mệnh giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền thông qua các hoạt động nấu bánh chưng, làm mứt, tổ chức các trò chơi dân gian cho những hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh lân cận TP.HCM.

– Hiến máu tình nguyện

+ Thời gian: Tháng 11 và tháng 6 hằng năm.
+ Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho các bạn có điều kiện đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc hiến máu cứu người và giúp các bạn trải nghiệm cảm giác tình nguyện. Hiến máu không chỉ để cứu người, hoạt động đó còn thức tỉnh và nhắc nhở rằng chúng ta đang sống trong một cộng đồng và cộng đồng đó cần có sự tương tác, chia sẻ giữa con người với con người.

– Vì đàn em thân yêu

+ Thời gian: Tháng 6 hằng năm.
+ Ý nghĩa: Chào đón ngày Quốc tế Thiếu nhi và kỳ nghỉ hè, Vì Đàn Em Thân Yêu mong muốn mang lại một ngày hội vui chơi lành mạnh, an toàn. Bên cạnh đó chương trình hướng đến mục tiêu mang lại những kiến thức bổ ích về kỹ năng sống cho các trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

– Hỗ trợ chùa Diệu Pháp

+ Thời gian: Xuyên suốt năm học.
+ Ý nghĩa: Hỗ trợ chùa là một trong những hoạt động thú vị và mang lại nhiều trải nghiệm cho thành viên của Đội. Chùa Diệu Pháp là một trong những đơn vị hỗ trợ thường xuyên các chương trình của Đội về mặt hiện vật như gạo, mì, các nhu yếu phẩm nói chung. Đối đáp lại điều đó, Đội hỗ trợ chùa chuẩn bị công tác hậu cần cho một số chương trình như các khóa tu, các dịp lễ Trung thu, Vu Lan và dịp Tết.

– Training nội bộ

+ Thời gian: Sau khi tuyển thành viên mới
+ Ý nghĩa: Nâng cao chất lượng và giá trị nhân sự thông qua các buổi cung cấp, chia sẻ kiến thức, kỹ năng mềm liên quan đến công việc, học tập ở trường và hoạt động ở Đội như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử, chỉnh sửa ảnh cơ bản, viết email, các công cụ làm việc thông dụng,…

– Sinh nhật Đội

+ Thời gian: 20/9, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh từng năm.
+ Ý nghĩa: Chương trình kỷ niệm ngày thành lập Đội, là dịp để thành viên Đội cùng gặp nhau, chia sẻ tình cảm, yêu thương. Đây cũng là dịp để kết nối thế hệ hiện hành với các anh chị đi trước, là dịp để những thế hệ chia sẻ những kỷ niệm đẹp cùng nhau.

– SWC Team Building

+ Thời gian: Tháng 3 hằng năm.
+ Ý nghĩa: Đội cùng nhau lấy lại năng lượng và thắt chặt tinh thần đoàn kết sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thông qua những hoạt động vui chơi rèn luyện thể chất, tinh thần và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho một SWC-er.

– Mini Plan và Thứ bảy tình nguyện

+ Thời gian: Miniplan vào HK1, Thứ bảy tình nguyện vào HK2
+ Ý nghĩa: Giúp đỡ, hỗ trợ một cách thường xuyên những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Đối tượng thụ hưởng của Mini Plan và Thứ bảy tình nguyện mở rộng và thay đổi phụ thuộc vào thực trạng và điều kiện của mỗi năm.

– Đại hội Đội

+ Thời gian: Tháng 6 hằng năm.
+ Ý nghĩa: Tổng kết, kiểm điểm nhiệm kỳ, chuyển giao thế hệ. Đây là dịp để thành viên Đội nhìn lại những kỷ niệm đã trải qua cùng nhau để cùng vinh danh, tri ân những cống hiến của anh chị và đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ đàn em. Chiếc áo Đội sẽ được trao đến các newbies ở Đại hội Đội, đây là minh chứng cho sự gắn bó của thành viên mới với Đội, nó cũng đánh dấu sự trưởng thành của các Chuối non, lúc các em trở thành những thành viên nòng cốt của nhiệm kỳ mới.

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đội Công tác Xã hội trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Đội trưởng: Võ Thành Nam
Email: vonam27288@gmail.com
SĐT: 0339136289

Trang thông tin của Đội
– Facebook:
Đội CTXH FTU2: https://www.facebook.com/doictxhftu2
Không Biên Giới: https://www.facebook.com/kbgdoictxhftu2
Email: doictxh.ftu2@gmail.com

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]