[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa cũng như cơ chế thị trường với nhiều cạnh tranh, đảm bảo chất lượng trở thành yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của các trường Đại học. Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang có nhiều chuyển đổi quan trọng thì bản thân mỗi trường Đại học phải tự xây dựng cho mình những phương thức đảm bảo chất lượng (ĐBCL) tốt nhất nhằm khẳng định thương hiệu của trường mình. Một trong những công việc hết sức cần thiết mà mỗi trường cần làm đó là thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong thật sự hiệu quả, làm tiền đề để từng bước phát triển chất lượng toàn diện của Nhà trường.
Nhằm đảm bảo công tác ĐBCL được thực hiện hiệu quả, trường ĐH Ngoại thương đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-ĐHNT ngày 18/1/2019 về quy định ĐBCL bên trong nhằm thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong nhằm thực hiện công tác ĐBCL theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các đơn vị, cá nhân một cách đồng bộ trong toàn trường. Theo đó, quy định này là cơ sở hoạt động ĐBCL bên trong nhà trường nhằm mục tiêu đánh giá, cải tiến chất lượng, tạo thành văn hóa chất lượng của trường Đại học Ngoại thương. Phạm vi bài viết này giới thiệu một số vấn đề cơ bản về công tác ĐBCL bên trong của Trường Đại học Ngoại thương như sau:
1. Khái niệm, mục đích đảm bảo chất lượng bên trong
1.1. Khái niệm
– Đảm bảo chất lượng gồm các hệ thống, chính sách, thủ tục quy tình, hành động và các thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng.
– Đảm bảo chất lượng bên trong là tập hợp chính sách, thủ tục quy trình và công cụ để thực hiện có hệ thống các hành động nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng hoạt động của Nhà trường, đáp ứng chuấn chất lượng và yêu cầu của các bên liên quan.
1.2. Mục đích
– Đảm bảo công tác ĐBCL được thực hiện hiệu quả, theo đúng các quy định, yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Mạng lưới chất lượng các Trường Đại học Đông Nam Á (AUN-QA), các tổ chức kiểm định, xếp hạng uy tín trên thế giới (AACSB, QS Rankings, THEs,…).
– Thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong thống nhất trong toàn trường để vận hành công tác ĐBCL của cá các cá nhân, đơn vị trong toàn trường.
– Đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong công tác đánh giá hoạt động ĐBCL tại đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Nhà trường.
2. Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng bên trong trường Đại học Ngoại thương
Theo Quyết định số 219/QĐ-ĐHNT ngày 18/1/2019 về ban hành quy định ĐBCL bên trong của trường Đại học Ngoại thương, các quy định chi tiết về ĐBCL bên trong gồm các nội dung:
2.1. Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng bên trong:
Hệ thống tổ chức ĐBCL bên trong gồm 02 cấp:
a) Cấp trường:
Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng là đơn vị đầu mối tham mưu cho Ban Giám hiệu chỉ đạo, điều phối tổng thể, toàn diện các hoạt động ĐBCL bên trong Nhà trường; hướng dẫn hoạt động của Tổ ĐBCL.
b) Cấp đơn vị:
Tổ ĐBCL đơn vị (Cơ sở, Khoa, Viện, Phòng, Trung tâm và tương đương) do Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của đơn vị. Tổ ĐBCL đơn vị là bộ phận đầu mối, điều phối các hoạt động ĐBCL bên trong đơn vị.
Tổ ĐBCL đơn vị gồm: Tổ trưởng – Trưởng hoặc Phó Trưởng đơn vị và các thành viên – viên chức có kinh nghiệm công tác trong đơn vị.
2.2. Mô hình tổ chức hệ thống ĐBCL bên trong
2.3. Chính sách đảm bảo chất lượng bên trong
– Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động, chiến lược phát triển của Nhà trường;
– Đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo trong tất cả các trình độ đào tạo và trong tất cả các chương trình đào tạo, hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế;
– Đảm bảo sự tham gia và hợp tác ở tất cả các cấp ĐBCL của viên chức, người lao động, người học và các bên liên quan;
– Thực hiện nghiêm túc quy trình, chuẩn mực đào tạo để đảm bảo văn bằng, chứng chỉ được cấp là thực chất và chất lượng;
– Chất lượng phải được giám sát, cải tiến thường xuyên, liên tục để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả; hình thành văn hóa chất lượng Nhà trường.
2.4. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng bên trong
– Cá nhân, đơn vị trong toàn trường có trách nhiệm chính về chất lượng của hoạt động, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; cùng tham gia tích cực ĐBCL bên trong toàn trường.
– Hoạt động của Nhà trường đảm bảo phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn; hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và nhu cầu của các bên liên quan.
– Hoạt động của các cá nhân đơn vị trong toàn trường phải đảm bảo tuân thủ quy trình Lập Kế hoạch – Thực hiện – Rà soát, đánh giá – Cải tiến (Plan – Do – Check- Act)
a) Lập kế hoạch: Các hoạt động của cá nhân, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phù hợp với mục tiêu, kế hoạch chiến lược, ngắn hạn, dài hạn và hàng năm của Nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo các chỉ tiêu thực hiện, chỉ số đánh giá cụ thể và trả lời được các câu hỏi: Việc gì? Tại Sao? Chỉ tiêu thực hiện? Ai thực hiện? Thời gian thực hiện/ Hoàn thành? Thực hiện như thế nào? Sản phẩm/ Kết quả là gì? Nguồn lực để thực hiện? Cơ chế kiểm tra, giám sát? Kế hoạch của đơn vị phải được ban hành hoặc được phê duyệt bởi lãnh đạo Nhà trường.
b) Thực hiện: Cá nhân, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên, theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện công việc theo kế hoạch.
c) Rà soát, đánh giá: Cá nhân, đơn vị phải định kỳ (hàng năm) hoặc khi hoàn thành kế hoạch phải tiến hành rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và các vấn đề khác để có giải pháp cải tiến hoạt động của cá nhân, đơn vị. Việc rà soát, đánh giá kế hoạch phải được lập thành báo cáo rà soát, đánh giá.
d) Cải tiến: Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, cá nhân đơn vị triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng.
– Đảm bảo hoạt động ĐBCL bên trong theo 02 cấp độ, cụ thể:
+ Đảm bảo chất lượng Trường: Là cấp ĐBCL toàn diện, tổng thể, có tính hệ thống mọi hoạt động của Nhà trường, đặc biệt là ĐBCL sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa, quản trị chiến lược, quản lý và lãnh đạo và các hoạt động cốt lõi (hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng);
+ Đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo: Là cấp ĐBCL cụ thể, trực tiếp, tương thích có tính định hướng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra.
– Nhu cầu của các bên liên quan là căn cứ, xuất phát điểm cho các hoạt động ĐBCL bên trng của Nhà trường. Các nhu cầu này được xem xét, tích hợp trong từng hoạt động của cá nhân, đơn vị; định kỳ đối sánh trong trường, trong nước và quốc tế
– Văn hóa chất lượng là nền tảng cho mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng của Nhà trường.
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]