Home TIN TỨC Sự kiện tiêu biểu Nghiệm thu chính thức đề tài KHCN “Ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương”

Nghiệm thu chính thức đề tài KHCN “Ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương”

0
Nghiệm thu chính thức đề tài KHCN “Ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương”

*  Foreign Trade University – Ho Chi Minh City Campus officially approved the scientific research project at university level about “Application of mobile marketing on student recruitment for FTU international education programs”.

Thực hiện Quyết định số 2017/QĐ-ĐHNT ngày 27/06/2023 về việc thành lập hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP.HCM đã tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài KHCN “Ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương”, mã số NTCS2021-82 do TS Nguyễn Thị Minh Hà làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được Hội đồng nghiệp thu xếp loại tốt với những đóng góp tiêu biểu trong công tác truyền thông tuyển sinh trên nền tảng di động.

Quốc tế hoá giáo dục đại học và sự phát triển của công nghệ giúp việc học tập xuyên biên giới trở nên thuận tiện, thế giới phẳng hơn trong lĩnh vực giáo dục, các cơ sở giáo dục đại học ở các nước đang phát triển được đầu tư mạnh mẽ hơn, đặc biệt là các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Những năm gần đây, các chương trình đào tạo tại Việt Nam liên kết với các đại học uy tín trên thế giới không ngừng gia tăng về cả số lượng và chất lượng. Liên kết đào tạo quốc tế vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực, vừa tăng vị thế của các trường đại học trong bối cảnh hội nhập.

Marketing đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học giới thiệu, quảng bá các chương trình liên kết tới người học tiềm năng cũng như xây dựng thương hiệu. Rất nhiều hình thức marketing giáo dục đã ra đời, trong đó tiếp thị trên di động đang ngày càng trở nên quan trọng, giúp các trường tiếp cận và quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng so với tiếp thị truyền thống. Người dùng đang dành phần lớn thời gian vào việc sử dụng các nền tảng di động, thậm chí soán ngôi máy tính bàn và trở thành công cụ tiếp thị và tìm kiếm thông tin số 1 (Q&Me, 2022).

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mobile marketing, tạm dịch là tiếp thị di động đã và đang là phương thức tiếp thị được các trường đại học ưu tiên nhất hiện nay. Đây chính là xu hướng và cũng là áp lực đặt ra với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Trường Đại học Ngoại thương cần kịp thời thích ứng và thay đổi phương thức marketing tuyển sinh trong thời gian tới. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Trường đại học Ngoại thương nói riêng cần ứng dụng mobile marketing để có thể tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn với thế hệ thí sinh trong thời đại số.

Đề tài đã đề xuất khái niệm mobile marketing trong tuyển sinh đại học và xây dựng mô hình đo lường các yếu tố tác động đến ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Về thực tiễn, đề tài chỉ ra thực trạng ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, đồng thời khẳng định 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mobile marketing trong hoạt động tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của nhà trường, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực nội bộ.

Đề tài ghi nhận sự khác biệt giữa các cơ sở giáo dục về việc thuê ngoài hoạt động mobile marketing cũng như sự hỗ trợ của nhà cung cấp. Đề tài đã chỉ ra quan điểm của các trường về thuê ngoài chứa đựng một số rủi ro liên quan tới bản quyền kinh doanh và quan trọng nhất là vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu.

Có thể nói, nghiên cứu này cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bên liên quan, đặc biệt là các đề xuất với nhà quản trị các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng mobile marketing trong công tác tuyển sinh trong bối cảnh nền giáo dục 4.0 và áp lực tự chủ, quốc tế hoá giáo dục đại học.

Cuối cùng, những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn trên hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực giáo dục nói chung, cũng như một số lĩnh vực nghiên cứu khác về hành vi tiêu dùng hoặc hành vi mua và thương mại điện tử.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here