In the second semester of the academic year 2022-2023, the Faculty of Foreign Languages organized a productive sequence of workshops. Benefiting from the varied expertise and knowledge possessed by the faculty members, these seminars are expected to facilitate constructive conversations, stimulate reflections, promote valuable academic and professional interactions, and offer valuable resources for educational and research advancement.
Nhằm mục đích trao đổi chuyên môn và chia sẻ những thông tin cập nhật để các giảng viên áp dụng vào trong bài giảng của mình, giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức và áp dụng vào thực tiễn tốt hơn, học kỳ II năm học 2022-2023, Bộ môn Ngoại ngữ tiếp tục tổ chức tọa đàm khoa học chuỗi các chuyên đề chuyên môn với nhiều chia sẻ và trao đổi thú vị, bổ ích.
Mở đầu buổi sinh họat chuyên môn, ThS Đặng Thị Mỹ Dung đã chia sẻ về việc ứng dụng Case Study vào giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành gợi mở cho giảng viên và sinh viên các tiêu chí lựa chọn case study phù hợp bên cạnh cách tháo gỡ các hạn chế và khó khăn thường gặp của sinh viên. Tiếp nối tham luận, ThS Ngô Thị Thanh Vân chia sẻ cách vận dụng kỹ năng đàm phán Tiếng Anh trong cuộc thi sáng tạo kinh doanh xã hội. Ngoài ra giảng viên còn đưa ra các bước chi tiết để thực hiện một bài học phát triển kỹ năng đàm phán cùng với những cấu trúc dùng trong đàm phán để thực hiện trong buổi học về đàm phán. ThS Lê Thanh Hà giới thiệu về ứng dụng mô hình TARGET (Task, Autonomy, Recognitions, Goals and Grouping, Evaluation, and Time) trong tăng cường mức độ gắn kết của sinh viên từ đó khẳng định việc học tiếng Anh là do ảnh hưởng của nhu cầu xã hội nên động lực học tập và cách học chủ động từ phía sinh viên là khó có thể kiểm soát được. Với chủ đề Chia sẻ các hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh, ThS Vũ Ngọc Mai đã có bài tham luận về các hoạt động có thể khai thác trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu bao gồm Skimming, Scanning, Extensive reading, Intensive reading với các kỹ thuật triển khai các bước thực hiện giảng dạy kỹ năng đọc hiểu như tìm từ khóa, nghĩa của từ trong hoàn cảnh nhất định và đặt câu, ứng dụng dùng từ vào các kỹ năng khác đến bước tóm tắt bài đọc, trình bày ý kiến về bài đọc và rút ra ý kiến quan trọng của bài đọc nên học.
ThS Kỹ Trần Minh Uyên và ThS Nguyễn Quỳnh Trang đã chia sẻ một số cách ứng dụng công nghệ vào giờ giảng thông qua sử dụng các ứng dụng học tập, các trò chơi và game trong lớp học nhằm ôn tập từ vựng và tạo không khí sôi động trong giờ học nhằm tạo hứng thú cho lớp học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chia sẻ một số ứng dụng hỗ trợ cho việc ôn tập từ vựng cho sinh viên trong phần chia sẻ về các hoạt động giảng dạy từ vựng của mình.
Kế tiếp, báo cáo viên ThS Lâm Thị Mỹ Dung chia sẻ việc phối hợp giữa kỹ thuật Shadowing và các ứng dụng trong điện thoại, với các bước áp dụng và cách áp dụng cụ thể trong môi trường lớp học, có thể cải thiện phát âm cho các bạn sinh viên cụ thể là giảm accent của tiếng mẹ đẻ và giúp người học nâng cao các yếu tố trong phát âm. Tiếp theo là ThS Trần Thủy Khánh Quỳnh chia sẻ về các công cụ hỗ trợ kỹ năng Viết học thuật bao gồm các lý thuyết liên quan trong việc dạy môn viết học thuật hay khung lý thuyết và một số ứng dụng hỗ trợ chấm bài thi như Marking Gate hay Gingko.
Kết thúc buổi sinh hoạt, ThS Hoàng Thị Thanh Nga chia sẻ một số phương pháp giúp nâng cao kỹ năng viết. Báo cáo viên chia sẻ về những khó khăn của sinh viên chương trình đào tạo quốc tế cũng như các tiêu chí chấm điểm cùng với phương pháp tạo hoạt động theo nhóm trên lớp như lên ý tưởng, lập dàn ý, chia sẻ với nhau và trình bày ý tưởng trên bảng.
Cùng với những kiến thức và phương pháp giảng dạy đã lĩnh hội tại các buổi tọa đàm khoa học, toàn thể giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ sẽ tối ưu hóa các nội dung và vận dụng sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn ngoại ngữ tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương TP. HCM trong thời gian tới.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi Tọa đàm khoa học chuyên môn: