Home Blog Page 227

Cơ sở II Đại học Ngoại thương tổ chức hội thảo khoa học cấp trường năm 2018

Nhằm trao đổi và tăng cường mối liên hệ giữa các nhà nghiên cứu với các doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách về khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thời cơ mới để chủ động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “Khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” vào ngày 07 tháng 02 năm 2018 tại Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tham dự hội thảo, có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II, PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Cơ sở II, các Thầy/Cô là trưởng/phó các đơn vị và đặc biệt có sự hiện diện đông đủ của các tác giả trong và ngoài trường tham gia viết bài cho Hội thảo.

Mở đầu buổi hội thảo, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II đã có bài phát biểu cảm ơn Ban biên tập và Ban thư ký đã làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao từ khi phát động viết bài đến buổi hội thảo diễn ra. Bên cạnh đó, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh cũng có những chỉ đạo định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của Cơ sở II trong năm học 2018-2019.

Trong khoảng thời gian chuẩn bị, hội thảo đã được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ, giảng viên trong trường và các trường đại học uy tín trong cả nước. Với 21 bài viết và 05 bài tham luận, hội thảo đã đề cập đến nhiều khía cạnh của Khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các bài viết và tham luận hội thảo thể hiện sự phong phú và đa dạng từ nội dung đến đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Nội dung các bài viết xoay quanh các chủ đề như quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị tác nghiệp, marketing, kế toán, thuế, thương mại điện tử và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0; sáng tạo và đổi mới, doanh nghiệp xã hội; Tinh thần khởi nghiệp, môi trường sinh thái khởi nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên, giới trẻ Việt Nam; Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam, kinh nghiệm khởi nghiệp của các nước và bài học cho Việt Nam; Mô hình khởi nghiệp của các nước và Việt Nam,…và những vấn đề khác có liên quan.

Các bài viết đã phản ánh tâm tư, trăn trở của các nhà khoa học, giảng viên thực sự có tâm huyết với Khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của đất nước. Điều này thể hiện qua những giải pháp và kiến nghị mà các tác giả bài viết đề xuất. Những giải pháp và kiến nghị này được đưa ra với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thời cơ mới để chủ động trong việc Khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ban Tổ chức tin rằng Hội thảo khoa học cấp Trường với chủ đề “Khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” mang lại cơ hội quý báu để giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ góc độ khoa học và góc độ quản lý, góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và quản trị của mình trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.

Sau đây là các hình ảnh của chương trình:

834-co-so-ii-dai-hoc-ngoai-thuong-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-cap-truong-2018-1
 
834-co-so-ii-dai-hoc-ngoai-thuong-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-cap-truong-2018-2

Đoàn viên chức và sinh viên Cơ sở II giao lưu văn hóa tại Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên, Đài Loan

Từ ngày 20/01/2018 đến ngày 29/01/2018, 6 viên chức và 21 sinh viên Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh đã có dịp tham gia giao lưu, học hỏi nhiều kinh nghiệm bổ ích tại trường Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên (National Sun Yat Sen University), Cao Hùng, Đài Loan. Đây là dịp để Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương cũng như Đại học Quốc gia Trung Sơn mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa 02 trường trong thời gian sắp tới.

Trường Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên (NSYSU) được thành lập vào năm 1980 tọa lạc tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan với diện tích 69 hecta. Trường có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên 6 khoa (college): Nghệ thuật tự do, Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Khoa Quản trị, Khoa học Biển, Khoa học Xã hội. Hiện tại trường có 18 chương trình đào tạo hệ Cử nhân, 35 chương trình đào tạo hệ Thạc sĩ và 25 chương trình đào tạo hệ Tiến sĩ với khoảng 10.000 sinh viên học tập trong đó có gần 400 sinh viên quốc tế tham gia học tập và trao đổi.

Đây là chương trình giao lưu và là hoạt động gắn kết đầu tiên giữa Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên. Với vai trò là chủ nhà, Trường Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên đã hỗ trợ chi phí đi lại và khách sạn cho giảng viên, sinh viên Cơ sở II trong thời gian diễn ra hoạt động giao lưu. Ngoài ra, Trường cũng chu đáo bố trí nhân viên và các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trường tham gia công tác hậu cần hỗ trợ đoàn Cơ sở II trong suốt thời gian đoàn lưu lại tại thành phố Cao Hùng.

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, giảng viên Cơ sở II đã có dịp tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên trường NSYSU và các chương trình trao đổi dành cho sinh viên nước ngoài. Song song đó, Trường NSYSU tổ chức các lớp Tiếng Trung, các buổi Hội thảo về kỹ năng mềm cho sinh viên, triển khai cho giảng viên và sinh viên thăm các doanh nghiệp để tìm hiểu về môi trường kinh doanh tại Đài Loan cũng như tham quan các địa danh nổi tiếng của thành phố Cao Hùng, Đài Loan.

Chia sẻ của đại diện trường NSYSU về hoạt động hợp tác lần này – TS Sung Chao-Hsien là người phụ trách đòan giao lưu với Cơ sở II cho biết, giảng viên và sinh viên của Trường rất ấn tượng kiến thức chuyên môn,khả năng ngoại ngữ cũng như sự năng động của sinh viên Cơ sở II và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của đoàn Cơ sở II trong việc sẵn sàng tham gia mọi hoạt động giao lưu. Thay mặt cho đoàn giảng viên, sinh viên Cơ sở II, PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà đã cảm ơn Trường NSYSU lựa chọn Cơ sở II Đại học Ngoại thương là đơn vị hợp tác và sự đón tiếp nồng hậu, chu đáo trong suốt thời gian chương trình diễn ra.

Chuyến giao lưu lần này đã giúp cho hai trường có cơ hội hiểu lẫn nhau, đánh dấu sự gắn kết ban đầu và hứa hẹn sẽ mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác mới trong thời gian tới. Dù rằng, chuyến đi chỉ kéo dài vỏn vẹn 10 ngày, nhưng chắc hẳn đối với nhiều giảng viên, sinh viên Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, đây là chuyến đi vô cùng bổ ích, học hỏi được nhiều điều thú vị cùng với những trải nghiệm tuyệt vời trên hòn đảo Đài Loan.

Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động của Đoàn Cơ sở II tại Trường Đại học NSYSU:

809-doan-vien-chuc-va-sinh-vien-co-so-ii-giao-luu-van-hoa-tai-dai-hoc-quoc-gia-ton-dat-tien-dai-loan-1
PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà thay mặt đoàn Cơ sở II tặng quà lưu niệm cho Dr. Lam – Trưởng Khoa Quản trị Đại học NSYSU
809-doan-vien-chuc-va-sinh-vien-co-so-ii-giao-luu-van-hoa-tai-dai-hoc-quoc-gia-ton-dat-tien-dai-loan-2
Sinh viên Huỳnh Thị Thùy Dung giới thiệu về Cơ sở II
809-doan-vien-chuc-va-sinh-vien-co-so-ii-giao-luu-van-hoa-tai-dai-hoc-quoc-gia-ton-dat-tien-dai-loan-3
Đoàn giảng viên và sinh viên Cơ sở II tham quan khuôn viên Trường Đại học Quốc gia Tôn Dật Tiên và chụp hình lưu niệm

Đại học Ngoại thương và ngày hội hướng nghiệp tư vấn tuyển sinh 2018 tại TP. HCM

Nhằm giúp các em học sinh có định hướng tốt hơn trong việc lựa chọn ngành học trong tương lai, Trường ĐH Ngoại thương đã tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh 2018 do Báo Tuổi trẻ tổ chức tại khuôn viên Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 28/01/2018.

Tại gian hàng tư vấn của Trường ĐH Ngoại thương, rất đông các em học sinh và phụ huynh đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường năm 2018. Với lợi thế là ĐH Ngoại thương là trường đại học nằm trong top đầu các trường đại học khối ngành kinh tế có điểm xét tuyển cao nhất, trong những năm qua Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TPHCM luôn thu hút được sự quan tâm của số lượng lớn các em học sinh xuất sắc trên địa bàn TPHCM và các tỉnh thành phía Nam. Đây là điều kiện quan trọng để tạo ra môi trường học tập toàn diện, năng động và sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy của Nhà trường. Năm học 2018-2019, Năm 2018, Cơ sở II dự kiến tuyển sinh theo 2 phương thức, bao gồm: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 và Phương thức xét tuyển kết hợp. Chuyên ngành đào tạo mới năm 2018 theo định hướng nghề nghiệp quốc tế là Logistics và quản trị chuỗi cung ứng.

Tại gian hàng tư vấn của Trường ĐH Ngoại thương, các em học sinh cũng được giới thiệu về chương trình Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh của Trường ĐH Ngoại thương. Học chương trình Chất lượng cao, các bạn sinh viên không chỉ được giảng dạy bởi đội ngũ các thầy cô giáo được đào tạo từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước với kiến thức chuyên môn sâu rộng, mà còn có cơ hội nâng cao năng lực và kỹ năng sử dụng tiếng Anh, từ đó các bạn sinh viên tự tin hội nhập nhanh với môi trường làm việc quốc tế ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 

Tại ngày hội tư vấn, các em học sinh và phụ huynh cũng được cung cấp thông tin và giới thiệu về các chương trình đào tạo quốc tế: Cử nhân Kinh doanh liên kết giữa trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Bedfordshire (Vương quốc Anh) và Cử nhân Kinh doanh quốc tế và Tài chính liên kết với Trường Đại học Minot State (Hoa Kỳ). Đây là các chương trình học ưu việt và mang đến cho các em nhiều giá trị. Chương trình học được nhập khẩu hoàn toàn từ các trường đối tác. Đối với chương trình Cử nhân Kinh doanh, sinh viên có thể lựa chọn học toàn bộ 04 năm tại Trường ĐH Ngoại thương hoặc học 03 năm tại Trường ĐH Ngoại thương, năm cuối chuyển tiếp sang Trường ĐH Bedfordshire. Đối với chương trình Cử nhân kinh doanh quốc tế, sinh viên học 2.5 năm tại ĐH Ngoại thương, 1.5 năm tại ĐH Minot State hoặc tại ĐH Angelo State University hoặc tại ĐH Portland. Mặc dù một phần chương trình được giảng dạy tại Việt Nam nhưng chương trình được giám sát chặt chẽ bởi các trường đại học đối tác nhằm đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng đào tạo. Trong chương trình học, sinh viên được học các môn ngôn ngữ tiếng Anh do giảng viên nước ngoài giảng dạy. Từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên được đi thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, quan sát về mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiêp. Các môn học đều có báo cáo viên đến chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên nhằm giúp sinh viên có được cái nhìn thực tiễn đối với những môn học trên giảng đường.

Một điểm khác biệt của chương trình đào tạo quốc tế này là học sinh có chứng chỉ  ngoại ngữ IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương, tốt nghiệp THPT thì sẽ đủ điều kiện xét vào thẳng năm 2 của chương trình Cử nhân Kinh doanh. Thông tin này đã thu hút và hấp dẫn rất nhiều sinh viên. Như vậy, sinh viên sẽ chỉ phải học 03 năm và nhận bằng tốt nghiệp sớm 01 năm so với các bạn cùng trang lứa. Chính do điểm khác biệt này mà tại ngày hội tư vấn tuyển sinh, rất nhiều học sinh tại các trường THPT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã đăng ký tham dự chương trình ngay tại buổi tư vấn.

810-dai-hoc-ngoai-thuong-va-ngay-hoi-huong-nghiep-tu-van-tuyen-sinh-2018-tai-tphcm

Các văn bản – quy định của BGD&ĐT

Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Download

Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Download

Thông báo số 191/BGDĐT-GDĐH về việc xác nhận văn bằng tốt nghiệp ở nước ngoài trước khi dự thi SĐH. Download

Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg về Quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập. Download

Quyết định số 272/QĐ-ĐHNT ngày 12/3/2012 về việc Ban hành Quy định về quản lý đào tạo và quản lý sinh viên các chương trình liên kết với nước ngoài tại trường Đại học Ngoại thương. Download

Quy định về quản lý đào tạo và quản lý sinh viên các chương trình liên kết với nước ngoài tại trường Đại học Ngoại thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 272/QĐ-ĐHNT ngày 12/3/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương). Download

Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài. Download

Quy chế Quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/ 4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Download

Sinh viên – Họ nghĩ gì về chương trình CLC

Sinh viên – Họ nghĩ gì về chương trình CLC

Sinh viên - Họ nghĩ gì về chương trình CLC
Sinh viên - Họ nghĩ gì về chương trình CLC

 Những cảm nhận của sinh viên về chương trình Chất lượng cao

Sinh viên - Họ nghĩ gì về chương trình CLC

Đỗ Ngọc Thịnh: “Đừng tự hào khi “có tiếng là” sinh viên Ngoại thương”

Chia sẻ một quan điểm đầy khác biệt, anh Đỗ Ngọc Thịnh – một cá nhân xuất sắc bước ra từ mái trường Ngoại Thương đã đem đến những câu chuyện đầy thú vị cho chuyên mục “Gương mặt FTUer” số tháng 1 này.

Họ và tên: ĐỖ NGỌC THỊNH

Khóa lớp: K51CLC2

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Công việc hiện tại: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBFC – thương hiệu FE Credit)

Thành tích và hoạt động nổi bật:

Nhân viên xuất sắc tại FE Credit
Tốt nghiệp xuất sắc với GPA 3.74/4
Học bổng CMA (US)
Đoạt chứng chỉ “Kế toán quản trị công chứng Mỹ” (CMA) vào năm 3
Top 6 Thế Giới “Thử Thách Kinh Doanh Toàn Cầu” (CIMA GBC) 2014 (thí sinh nhỏ tuổi nhất thời điểm bấy giờ)
Huấn luyện viên đội CIMA tại FTU đoạt top 4 toàn quốc năm 2015

Ra đấu trường quốc tế – đem văn hóa đi, mang thương nhớ về

Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quãng đời sinh viên của anh Thịnh là khi lọt top 6 Thế Giới cuộc thi CIMA 2014. Tại đây, anh đã giới thiệu cho bạn bè quốc tế về vẻ đẹp của văn hóa, của con người Việt Nam.

Anh không nói nhiều về cuộc thi, nhưng anh nói nhiều về cảm xúc trong hành trình thú vị này. Trong quá trình thi đội Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn và thiếu thốn, điều anh thấy người Việt Nam hơn được chính là ý chí. Và nhiệt huyết đó của anh đã gây ấn tượng với một cô gái Nepal, để trước khi cuộc thi kết thúc hai người đã bày tỏ tình cảm với nhau bằng những món quà của quê hương. Anh không kể hậu truyện, nhưng đó chắc chắn sẽ là dấu ấn khó phai trong lòng mỗi người. Các bạn sinh viên cũng hãy tìm cách vươn ra “biển lớn”, để mang hình ảnh Việt Nam ra cho thế giới, và biết đâu sẽ tìm được những điều đặc biệt như anh thì sao!

Không có cái gọi là thất bại

Chia sẻ cùng FTU Zone, anh Thịnh cho biết đối với anh hiện tại chưa có cái gọi là “thất bại”. Vì anh quan niệm thất bại chỉ khi nào bạn ngừng cố gắng nỗ lực cho một điều gì đó. Còn những chướng ngại chỉ là khó khăn nhất thời và bạn sẽ trưởng thành hơn sau mỗi lần vượt qua thử thách như vậy.

Giá trị của con người là cách ta tạo ra giá trị cho xã hội

Là một người có những thành tích cá nhân nổi bật, anh có quyền tự hào về bản thân mình, nhưng đối với anh giá trị của bản thân không thể hiện bằng những thành tích cá nhân, mà phải được chuyển hóa thành những giá trị bạn tạo ra cho người khác. Anh cho rằng chỉ cần tạo ra những giá trị cho xã hội, dù ít thôi nhưng vẫn sẽ xứng đáng được đánh giá cao hơn. Điều này anh rút ra được trong quá trình làm mentor cho đội thi CIMA 2015. Có những ngày anh ở lại cùng các bạn đến nửa đêm, anh mới nhận ra khi làm việc bằng tâm huyết, anh không mong chờ nhận lại lợi ích cá nhân, anh chỉ cảm nhận được niềm vui khi mang những kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt lại cho thế hệ đàn em.

Lãnh đạo phải là người truyền lửa

Anh Thịnh nhắn gửi rất chân thành đến các bạn sinh viên rằng: “Hãy thử xây dựng một đội nhóm ngay từ khi còn đi học”. Trong quá trình anh dẫn dắt đội thi CIMA, anh đã học được cách truyền lửa, động viên mỗi khi có một thành viên trong nhóm nản lòng, cũng như có được những kĩ năng trong việc xây dựng con người, giúp anh thành công khi tham gia môi trường doanh nghiệp sau này. Với anh, chính việc xây dựng đội nhóm mới giúp chúng ta phát triển lên những cấp bậc cao hơn nữa; và cũng là cách anh tạo ra những giá trị cho xã hội, cho người khác.

Cánh tay không giơ lên trong ngày sinh hoạt đầu tiên

Ngày đầu tiên sinh hoạt, khi được hỏi: “Các bạn sinh viên ngồi đây ai tự hào khi đậu vào Ngoại Thương?”. Tất cả bạn bè đều giơ tay trừ anh, vì anh cảm thấy bản thân mình lúc đó chưa có thành tích gì nổi bật, chưa đem lại điều gì cho người khác. Thế nên anh muốn nhắn nhủ tới các FTUers rằng, đừng quá tự hào khi “có tiếng học Ngoại Thương”, mà phải học tập và phấn đấu để cha mẹ và thầy cô tự hào về mình. Thế giới phát triển, các bạn phải lấy giá trị của người Việt Nam so sánh với thế giới, đừng chỉ mãi so sánh trong “ao làng” tù đọng với nhau.

Luôn mang ưu tư về cái tâm và cái tầm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, anh thực sự đã đem đến cho FTU Zone một buổi chia sẻ đầy thú vị. Chúc anh sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường sắp tới, và sẽ luôn giữ được lý tưởng sống rất đẹp của mình.

Phạm Huỳnh Minh Thư – FTU Zone

Bộ môn Tiếng Nhật Cơ sở II kết hợp với Phân viện VJCC tổ chức Hội thảo “Dịch vụ khách hàng theo phong cách Nhật Bản” dành cho sinh viên

Nhằm hỗ trợ sinh viên nâng cao hiểu biết văn hóa, phong cách làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản, ngày 22/1/2018 Bộ môn tiếng Nhật đã kếthợp với Phân viện VJCC tổ chức Hội thảo “Dịch vụ khách hàng theo phong cách Nhật Bản”. Buổi Hội thảo diễn ra với phần trình bày của bà Sugaya Masami, chuyên gia tổ chức JICA và sự tham dự nhiệt tình của nhiều sinh viên năm 2, năm 3 đến từ các lớp tiếng Anh và tiếng Nhật. 

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, bà Sugaya Masami đãđem đến nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến tác phong phục vụ khách hàng tận tâm theo văn hóa Nhật Bản mà bất kỳ doanh nghiệp Nhật Bản nào cũng rất coi trọng. Đứng ở vị trí khách hàng, hiểu rõ tâm lý khách hàng và hành động vì quyền lợi khách hàng là những yêu cầu cơ bản đối với người làm dịch vụ. Không khí buổi Hội thảo càng trở nên sôi nổi hơn khi các bạn sinh viên được chuyên gia trực tiếp hướng dẫn các kỹ năng giao tiếp với khách hàng như cách cúi chào, trao danh thiếp, cách sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho khách…Đặc biệt, các bạn đến từ các lớp tiếng Anh đã có trải nghiệm thú vị với phần luyện tập các câu chào hỏi tiếng Nhật cơ bản.

Buổi hội thảo kết thúc với những lời cảm ơn sâu sắc của các sinh viên dành cho chuyên gia đã đem lại nhiều kiến thúc bổ ích với phong cách gần gũi thân thiện, giúp các bạn chuẩn bị tốt cho hành trang tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai. 

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi  Hội thảo

 2207-dich-vu-khach-hang-theo-phong-cach-nhat-ban-1

 Thay cho lời cám ơn, ThS Nguyễn Thị Như Ý – Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng Nhật – kính tặng chuyên gia Sugaya Masami bó hoa tươi thắm

 2207-dich-vu-khach-hang-theo-phong-cach-nhat-ban-1

 Sinh viên chăm chú lắng nghe phần trình bày của chuyên gia Sugaya Masami

 2207-dich-vu-khach-hang-theo-phong-cach-nhat-ban-1

 Sinh viên chụp hình kỷ niệm với chuyên gia Sugaya Masami

 

Những câu hỏi thường gặp về chương trình Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh

 

Câu 1: Điều kiện để trở thành sinh viên của Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh?

Trả lời: Nhà trường có 2 phương thức xét tuyển như sau:

1. Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên

Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên: với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) của môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm.

Đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (không chuyên): với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 2 môn trong tổ hợp Toán – Lý, Toán – Hóa từ 9,0 trở lên, tổ hợp Toán – Văn từ 8,8 trở lên hoặc có chứng chỉ quốc tế ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm.

2. Xét tuyển đối với sinh viên đã trúng tuyển hệ chính quy

+Trúng tuyển ĐH Ngoại thương Cơ sở II hệ chính quy ở bất kỳ chuyên ngành nào ở chương trình.

+ Có đơn đăng ký (theo mẫu).

+ Có chứng chỉ Tiếng Anh đạt yêu cầu hoặc vượt qua kì thi kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào của chương trình.

Câu 2: Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh có gì đặc biệt hơn so với các chương trình đào tạo khác tại trường?

Trả lời: Sinh viên của Chương trình Cử nhân Chất lượng cao bằng Tiếng Anh được giảng dạy theo khung chương trình được thiết kế với mục tiêu đào tạo các cử nhân có khả năng làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế với sự cạnh tranh cao, khả năng thích ứng với công việc nhanh chóng nhờ nền tảng kiến thức chuyên ngành vững vàng và khả năng làm việc tốt bằng tiếng Anh. Chương trình có những điểm nổi bật sau:

1. Hầu hết các môn học được giảng dạy bằng Tiếng Anh với hệ thống các giáo trình đang được giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

2. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã từng được đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Đức, Nhật, Hà Lan,…

3. Sĩ số lớp ít giúp giảng viên có thể tổ chức nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả.

4. Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập hiện đại: phòng đa năng (có điều hòa nhiệt độ, Projector, wifi), thư viện điện tử, giáo trình, tài liệu và sách tham khảo chuyên ngành bằng tiếng Anh.

5. Sinh viên có cơ hội được tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia dẫn đầu trong các ngành sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam ít nhất 01 lần/học kỳ; được gặp gỡ, giao lưu với các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và học giả quốc tế.

6. Hỗ trợ riêng dành cho Chương trình: trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ được tư vấn, giải đáp thắc mắc kịp thời thông qua đội ngũ cán bộ-giảng viên phụ trách Chương trình và các cố vấn học tập của Chương trình.

7. Sự gắn bó, học hỏi, cạnh tranh và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau giữa các sinh viên trong Chương trình, tạo thành cộng đồng sinh viên CLC, qua đó sinh viên CLC có được môi trường học tập năng động và không ngừng học hỏi để hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng phục vụ cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 3: Sinh viên có thể nhập học chương trình chuẩn tiếng Việt một thời gian rồi sau đó đăng ký học Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh được không?

Trả lời: Sinh viên có nguyện vọng tham gia Chương trình Cử nhân Chất lượng nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh phải đăng ký xét tuyển ngay từ khi nhập học. Nhà trường không giải quyết các trường hợp sinh viên đăng ký học Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh sau khi sinh viên đã nhập học vào các chương trình chuẩn tiếng Việt.

Câu 4: Bằng cấp của Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh khác gì so với bằng cấp của các chương trình chuẩn tiếng Việt?

Trả lời: Khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được nhận Bằng Cử nhân có ghi rõ sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh do Trường Đại học Ngoại thương cấp.

Câu 5: Nếu sinh viên muốn biết thêm thông tin về Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh thì có thể tiếp cận các kênh thông tin nào?

Trả lời: Sinh viên có thể truy cập thông tin tại website của Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương: www.cs2.ftu.edu.vn hoặc liên hệ với các thầy cô: Cô Trần Nguyên Chất (0903344215), Cô Nguyễn Ngọc Thụy Vy (0909251889), Thầy Huỳnh Đăng Khoa (0358043979)

Tổng hợp hoạt động ngoại khóa chương trình chất lượng cao

Dựa trên nền tảng triết lý giáo dục đại học hiện đại – đào tạo con người có tư duy độc lập, sáng tạo và gắn liền với hoạt động thực tiễn, Chương trình cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh được thiết kế đặc thù theo hướng tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với các chính khách, học giả danh tiếng của các trường đại học trên thế giới; tham quan môi trường làm việc thực tế và giao lưu với đội ngũ lãnh đạo cấp cao tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Những hoạt động giao lưu học thuật, ngoại khóa đa dạng của Chương trình đã giúp các bạn sinh viên đối chiếu, so sánh những kiến thức đã tiếp thu trên giảng đường và thực tiễn kinh doanh phong phú trên thương trường, được truyền cảm hứng về tinh thần khởi nghiệp, khát vọng thành công trên con đường lập thân, lập nghiệp.
NĂM HỌC 2016 – 2017
Trong học kỳ 1 năm học 2016 – 2017, sinh viên các lớp Chương trình Cử nhân Chất lượng cao được tham quan Công ty Acecook Việt Nam, giao lưu học thuật với 10 diễn giả từ REI Team (Hoa Kỳ) và tham quan Công ty Yakult Việt Nam.

Hình 1. Tham quan nhà máy và tập làm nhân viên R&D tại Acecook Việt Nam

Tổ chức Trao đổi nguồn nhân lực quốc tế – REI là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ với mục tiêu chính là hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực phát triển quốc gia. REI Week được tổ chức hằng năm cho sinh viên chương trình Chất lượng cao với các seminar được đầu tư công phu từ các lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, giao tiếp quốc tế, quản trị kinh doanh…

Hình 2. Seminar với diễn giả từ REI Team (Hoa Kỳ)
Hình 3. Seminar với ông Brian Teel – Chuyên gia về giao tiếp quốc tế

Tại Yakult Việt Nam, các bạn sinh viên chương trình Chất lượng cao đã có cơ hội giao lưu và đặt câu hỏi về quá trình điều hành 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng thực phẩm.

Hình 4. Giao lưu với lãnh đạo doanh nghiệp tại Yakult
Hình 5. Sinh viên Chương trình Chất lượng cao chụp hình lưu niệm sau chuyến tham quan

Chương trình tham quan công ty TNHH Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) được thiết kế dành riêng sinh viên đang học môn Logistics và Vận tải quốc tế diễn. Trong chuyến tham quan này, các bạn sinh viên được đến thăm nơi làm việc của TCIT ở tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Cảng container Tân Cảng- Cái Mép là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt Nam.

Hình 6. Tham quan Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép

Trong học kỳ 2 năm học 2016 – 2017, sinh viên Chương trình Chấ lượng cao sẽ tiếp tục có cơ hội tham quan sàn giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp xuất khẩu và kho ngoại quan…

NĂM HỌC 2015 – 2016

Ngân hàng Shinhan là một trong 5 ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thuộc nhóm Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo lời mời từ Ngân hàng Shinhan, sinh viên chương trình Chất lượng cao đã có cơ hội tham quan công việc thực tế tại đây và trò chuyện cùng các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng.

Hình 7. Tham quan Ngân hàng Shinhan và trải nghiệm văn hóa “Shinhan way”

Tại Ajinomoto các bạn sinh viên không chỉ có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, cách thức tổ chức sản xuất hiệu quả của một công ty Nhật Bản điển hình mà còn được học hỏi những kiến thức mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Hình 8. Tham quan Công ty Ajinomoto Việt Nam

Song song với chương trình thực tế tại Công ty Ajinomoto Việt Nam, Ban điều hành Chương trình Chất lượng cao cũng đã tổ chức cho các bạn sinh viên đi tham quan Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Đây là một trong những tập đoàn nước giải khát lớn nhất Việt Nam, sở hữu những thương hiệu mạnh như Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, nước tăng lực Number 1.

Hình 9. Tham quan Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Những chuyến tham quan thực tế đã mang đến cho các bạn sinh viên sự trải nghiệm về thực tiễn kinh doanh và có thêm thông tin về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường để có định hướng học tập phù hợp.

Hình 10. Seminar với Giáo sư Robert Hisrich giao lưu với sinh viên Chương trình CLC

NĂM HỌC 2014 – 2015

Bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, trong năm học 2014-2015 Ban điều hành Chương trình Cử nhân Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh tổ cho các bạn sinh viên tham quan hai doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dịch vụ tại Việt Nam: Công ty cổ phần Vinagame và Công ty cổ phần Tập đoàn Đại sứ trẻ (Yeah1).

Hình 11. Tham quan Công ty cổ phần Vinagame

VNG hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực giải trí trực tuyến với các sản phẩm quen thuộc với giới trẻ như Zing Mp3, Zing Me, Zalo.

Hình 12. Tham quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại sứ Trẻ (Yeah1)

NĂM HỌC 2013 – 2014
Tiếp nối thành công từ hoạt động tham quan thực tế, trong năm học 2013-2014, Ban Điều hành Chương trình Cử nhân Chất lượng cao đã tổ chức cho sinh viên Chương trình Chất lượng cao đi tham quan thực tế ở các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bao gồm: Công ty cổ phần Kinh Đô, Tổng công ty may Nhà Bè và Công ty Cổ phần truyền thông Mắt Bão.

Hình 13. Tham quan Nhà máy Bình Dương của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Tại Công ty Cổ phần truyền thông Mắt Bão, các bạn sinh viên đã hiểu rõ hơn những kiến thức đã được học trong môn Thương mại điện tử từ hoạt động đăng ký tên miền, thành lập website đến hoạt động marketing website trên Internet và các thức cách quản lý, chăm sóc khách hàng của một công ty thương mại điện tử.

Hình 14. Tham quan Công ty Cổ phần Truyền thông Mắt Bão

Tại Tổng công ty may Nhà Bè các bạn sinh viên đã được đã được ông Đinh Văn Thập – Giám đốc điều hành trực tiếp giới thiệu truyền đạt những bài học quý giá về sự thích ứng của chiến lược kinh doanh trước những biến động phức tạp và khôn lường của môi trường kinh doanh quốc tế.

Hình15. Tham quan Tổng công ty may Nhà Bè
Hình 16. Giáo sư John G. Sessions trình bày tại seminar