Home Blog Page 228

Hội nghị học tập, quán triệt các Nghị quyết TW6 Khóa XII tại Cơ sở II ĐH Ngoại thương TP.HCM

Thực hiện kế hoạch học tập Nghị quyết và sinh hoạt chuyên đề năm học 2017 – 2018, được sự đồng ý của Đảng ủy Ban Giám đốc Cơ sở II, ngày 22 tháng 01 năm 2018, Đảng bộ bộ phận Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; “Công tác dân số trong tình hình mới”

Đến tham dự Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết TW6 Khóa XII có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Đảng ủy viên, Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, Giám đốc Cơ sở II; ThS Phạm Thu Thủy – Ủy viên BCH Đảng bộ bộ phận, Phó Giám đốc Cơ sở II và toàn thể đảng viên Đảng bộ bộ phận, viên chức và công đoàn viên Cơ sở II.

Tại Hội nghị học tập và quán triệt nghị quyết TW6 Khóa XII, báo cáo viên: ThS Nguyễn Sỹ Đệ – Nguyên Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khu vực phía Nam đã trình bày những quan điểm, nội dung cơ bản của Nghị quyết số: 06-NQ/TƯ khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; “Công tác dân số trong tình hình mới”

Thay mặt toàn thể đảng viên, viên chức Cơ sở II, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Đảng ủy viên-Bí thư Đảng bộ bộ phận Cơ sở II, Giám đốc Cơ sở II cảm ơn và tặng hoa ThS Nguyễn Sỹ Đệ đã dành thời gian quán triệt những nội dung của Nghị quyết TW6 Khóa XII cho toàn thể đảng viên và viên chức Cơ sở II. Thông qua Hội nghị, báo cáo viên đã giúp cho toàn thể đảng viên, viên chức Cơ sở II nắm bắt được tình hình, các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, cũng như một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể của Trung ương, góp phần nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng vào thực tiễn công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dưới đây là một số hình ảnh về Hội nghị:

795-hoi-nghi-hoc-tap-quan-triet-cac-nghi-quyet-tw6-khoa-xii-tai-co-so-ii-dh-ngoai-thuong-tphcm-1
PGS, TS Nguyễn Xuân Minh đại diện Cơ sở II tặng hoa cảm ơn ThS Nguyễn Sỹ Đệ – báo cáo viên hội nghị học tậpNghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng
795-hoi-nghi-hoc-tap-quan-triet-cac-nghi-quyet-tw6-khoa-xii-tai-co-so-ii-dh-ngoai-thuong-tphcm-2
Các đảng viên Đảng bộ bộ phận, viên chức, công đoàn viên Cơ sở II chụp hình cùng báo cáo viên tại Hội nghị học tập Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng.

Danh mục sách bổ sung Quý 3/2017

DANH MỤC SÁCH MỚI

STT

TÊN SÁCH

TÁC GIẢ

NHÀ XB

NĂM XB

SL

A

SÁCH TIẾNG VIỆT

       

1

11 bí quyết giao tiếp để thành công

M.T.Lederman (sách dịch)

NXB LĐXH

2014

5

2

Tập trung sức mạnh của tư duy có mục tiêu

Jurgen Wolff (sách dịch)

NXB LĐXH

2016

5

3

Trí thông minh tích cực

Shirzad Chamine (sách dịch)

NXB Thế Giới

2016

5

4

Kinh tế học dành cho đại chúng

Steven E.Landsburg (sách dịch)

NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân

2015

5

5

Thuật Quản Lý Thời Gian

Brian Tracy (sách dịch)

NXB Thế Giới

2014

5

6

Sổ tay PL dành cho Giám đốc Doanh nghiệp

Quang Minh st

NXB Lao Động

2015

5

7

Nhượng quyền khởi nghiệp_con đường ngắn để bước ra thế giới

Nguyễn Phi Vân

NXB Trẻ

2015

5

8

Tranh chấp điển hình trong quản trị doanh nghiệp

Phạm Hoài Huấn (chủ biên)

NXB Chính Trị Quốc  Gia Sự Thật

2017

5

9

Luật 101: mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ(tb)

Jay M.Feinman

NXB Hồng Đức

2015

5

10

Những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2014 và một số tranh chấp điển hình trong hoạt động của doanh nghiệp

TS Nguyễn Tiến Hoàng(cb)

ĐHQGTP.HCM

2017

25

B

SÁCH TIẾNG ANH

       

1

Practice of international trade

Nguyen Tien Hoang, Nguyen Xuan Minh, Nguyen Thi Thu Ha

VNU-HCM

2017

25

2

Exile on Wall Street: One Analyst’s Fight to Save the Big Banks from Themselves

Mike Mayo

John Wiley &Sons, Inc

2012

1

3

Liar’s Poker: Rising through the Wreckage on Wall Street

Michael. Lewis

Norton & Company, Inc

2014

1

4

Data Mining for Business Analytics: Concepts, Techniques, and Applications with Xlminer

Galit Shmueli, Peter C. Bruce, Nitin R. Patel

John Wiley &Sons, Inc

2016

1

5

Business Economics

Andrew Ashwin; N. Gregory Mankiw ;  Mark P. Taylor

Cengage Learning

2016

1

(Danh sách gồm 15 đầu sách)

Học bổng khóa học luyện thi IELTS

Học bổng khóa học luyện thi IELTS

Bộ môn tiếng Anh tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Các lỗi thường gặp trong bài dịch của sinh viên”

Tiếp nối thành công của chuỗi sinh hoạt chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn – giảng dạy tiếng Anh thương mại năm học 2017-2018 tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương, ngày 21/11/2017, Bộ môn tiếng Anh đã tổ chức Buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Các lỗi thường gặp trong bài dịch của sinh viên”.

Tại buổi sinh hoạt, báo cáo viên, Ths Nguyễn Ngọc Trân đã chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn bổ ích về các lỗi sinh viên thường mắc phải trong quá trình dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh và ngược lại. Đúc kết từ kinh nghiệm trong giảng day, Ths Nguyễn Ngọc Trân nhấn mạnh vai trò của việc phân tích lỗi trong quá trình dạy và học ngôn ngữ nói chung, dạy và học Tiếng Anh nói riêng. Theo Ths Nguyễn Ngọc Trân, việc phân tích lỗi đóng vai trò quan trọng đối với quá trình học ngôn ngữ của người học bởi việc phân tích lỗi sẽ cung cấp cho người học biết được mình mắc phải những lỗi nào. Sau khi các lỗi được phân tích và chỉnh sửa cũng như tìm ra được nguyên nhân dẫn đến các lỗi đó sẽ nguồn thông tin hữu ích cho người học. Bên cạnh đó, việc phân tích lỗi cũng là công cụ đắc lực cho người dạy ngôn ngữ bởi kết quả của việc phân tích lỗi sẽ là nguồn thông tin thực tế để người dạy nắm rõ hơn về quá trình học ngôn ngữ của người học, để xem cách dạy và phương pháp giảng dạy của mình có hiệu quả và phù hợp hay không. Để từ đó, có hướng điều chỉnh phù hợp hơn. Ngoài ra, Ths Nguyễn Ngọc Trân cũng đã cung cấp những lý thuyết liên quan đến vấn đề dịch thuật như định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch thuật, và các phương pháp dịch. Trong đó, Ths Nguyễn Ngọc Trân phân tích khá chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch thuật bao các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa. Dựa trên nghiên cứu của nhiều tác giả về dịch thuật, Ths Nguyễn Ngọc Trân đã đề cấp các loại lỗi sinh viên thường mắc phải trong quá trình dịch thuật cũng như nguyên nhân dẫn đến các lỗi này. 

Giảng viên Bộ Môn Tiếng Anh trong buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 11. Ảnh: BMTA

Chia sẻ trong buổi sinh hoạt, TS Nguyễn Thành Lân phát biểu: ‘Dịch thuật là quá trình đòi hỏi người dịch cần phải có kỹ năng, có kiến thức về cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích cũng như sự am hiểu về cả hai nền văn hóa gắn với hai ngôn ngữ này. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hỗ trợ để giúp sinh viên nhận ra được những điểm tương đồng và khác biệt của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, cụ thể là Tiếng Việt và Tiếng Anh. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa gắn với hai ngôn ngữ này cũng cần được giáo viên đề cập đến trong quá trình dạy’.

Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí sôi nổi, hiệu quả; các giảng viên Bộ môn Tiếng Anh đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về việc áp dụng phương pháp phân tích lỗi trong quá trình giảng dạy cũng như các hướng hỗ trợ để nâng cao kiến thức ngôn ngữ và hiểu biết về văn hóa của sinh viên; từ đó mỗi giảng viên tự lựa chọn, vận dụng, nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương trong thời gian tới./.

Bộ môn nghiệp vụ tổ chức chuỗi sinh hoạt chuyên môn với chuyên gia Bruno Rigal

Nhằm nâng cao kiến thức thực tế của giảng viên và tăng cơ hội giao lưu học hỏi của các sinh viên, Tổ môn học Tài chính ngân hàng – ĐH Ngoại thương Cơ sở II tại Tp. Hồ Chí Minh đã chủ trì chuỗi hoạt động tọa đàm và giao lưu giữa giảng viên Tổ môn học Tài chính ngân hàng và chuyên gia Bruno Rigal đến từ Pháp. Xuyên suốt từ ngày 27/11/2017 đến ngày 30/11/2017 là không khí cởi mở và chia sẻ với nhiều kinh nghiệm xoay quanh việc đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư từ góc nhìn của các ngân hàng.

Ngài Bruno Rigal là chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và có kinh nghiệm làm việc ở nhiều nền kinh tế, từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành tại các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới như ngân hàng Deutsche Bank tại Luân Đôn, Deutsche Banc Alex. Brown tại New York, và hiện nay là Giám đốc điều hành ngân hàng đầu tư Natixis – Corporate & Investment Bank tại Paris. Ngài Rigal là chuyên gia chuyên trách các vấn đề về mua lại và sáp nhập, phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng… Ngoài ra, ngài Rigal còn là đồng sáng lập của Quỹ đầu tư European Turnaround Fund Osiris Partners tại Paris và là nhà sáng lập Công ty tư vấn tài chính Spectra Finance có trụ sở tại Paris và Hà Nội.
Đến với chuỗi hoạt động tọa đàm lần này, ngài Bruno đã cùng chia sẻ với giảng viên và sinh viên chuyên ngành Tài chính ngân hàng góc nhìn thực tế về đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua 4 chuyên đề xuyên suốt các buổi trao đổi từ ngày 27/11/2017 đến ngày 30/11/2017. Chuyên đề “Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” đã cung cấp cho giảng viên và sinh viên khung đánh giá cũng như các chỉ tiêu tài chính hiện nay đang được các ngân hàng đầu tư áp dụng khi xem xét hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp bất kỳ.
Tiếp theo, chuyên đề “Các động lực làm gia tăng giá trị cổ đông” cung cấp những công cụ phân tích chuyên sâu về lợi nhuận kế toán trước mắt mà doanh nghiệp tạo ra và cách thức ước tính lợi ích kinh tế lâu dài mà doanh nghiệp có thể tích lũy. Chuyên đề này đặc biệt thu hút sự chú ý của các giảng viên và sinh viên trong bối cảnh các nhà đầu tư hiện nay đang tìm kiếm những doanh nghiệp phát triển bền vững sau khi nền kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều lần khủng hoảng và tổn thất do phát triển nóng gây ra.
Chuyên đề thứ ba “Phương pháp đánh giá nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp dựa vào mô hình kinh doanh” giới thiệu cho giảng viên và sinh viên các công cụ tính toán trực quan sinh động bằng các phần mềm thông dụng hiện nay như Excel. Bên cạnh đó, giảng viên và sinh viên có cơ hội trực tiếp thẩm định, so sánh và đánh giá nhu cầu về vốn ứng với các phương án kinh doanh khác nhau, từ đó làm cơ sở cho quyết định đầu tư của mình. Đặc biệt, phương pháp được ngài Bruno giới thiệu xuất phát từ việc phân tích mô hình kinh doanh; do đó, không những đem lại kiến thức thực tiễn quý báu mà còn là gạch nối với các lý thuyết về mô hình kinh doanh đang được giảng dạy trong nhà trường.
Sau cùng, chuỗi hoạt động tọa đàm kết thúc với chuyên đề “Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động”. Chuyên đề này không những khái quát các nguồn huy động vốn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, mà còn đưa ra bộ chỉ tiêu và các ngưỡng cảnh báo nhằm giúp doanh nghiệp đạt được cơ cấu vốn hài hòa và tối ưu. Chuyên đề này đặc biệt hữu ích cho sinh viên và giảng viên khi các giáo trình hiện nay chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cách tính toán các chỉ tiêu mà chưa đưa ra được các ngưỡng so sánh mà ngân hàng hay dùng để ra quyết định đầu tư.
Chuỗi hoạt động tọa đàm kết thúc trong bầu không khí trao đổi cởi mở và nhiệt tình giữa ngài Bruno Rigal, giảng viên và các sinh viên. Đặc biệt, nhiều câu hỏi mang tính thời sự đã được chuyên gia và các bạn trẻ cùng đưa ra phân tích, ví dụ như: góc nhìn của ngân hàng đầu tư với làn sóng khởi nghiệp hiện nay, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến chi phí sản xuất và thẩm định dự án kinh doanh, ảnh hưởng của các chuẩn mực kế toán khác nhau lên việc so sánh và đánh giá các dự án kinh doanh đa quốc gia… Chuỗi hoạt động tọa đàm khép lại trong tinh thần phấn khởi và lạc quan về những kế hoạch giao lưu tiếp theo trong tương lai giữa ngài Bruno Rigal và ĐH Ngoại thương Cơ sở II tại Tp. Hồ Chí Minh.
Dưới đây là hình ảnh trong chuỗi sinh hoạt chuyên môn:

Chương trình làm việc của Phòng Y tế Cơ sở Hà Nội tại Cơ sở II Tp. HCM

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Thực hiện chủ trương chung của Nhà trường về kết nối hoạt động chuyên môn giữa các cơ sở, ngày 07/12/2017, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân – Trưởng phòng Y tế Cơ sở Hà Nội và y sĩ Phạm Thị An Vinh vào Cơ sở II Tp. Hồ Chí Minh và hướng dẫn công tác cho Bộ phận Y tế.
Đây là lần đầu tiên Cơ sở Hà Nội và Cơ sở II chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về công tác y tế học đường, công tác chăm sóc sức khỏe cho viên chức, sinh viên Cơ sở II.

Trong 02 ngày làm việc, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân đã tận tình chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp hướng dẫn các công tác chuyên môn và giải đáp các vướng mắc trong công tác chăm sóc sức khỏe cho viên chức, sinh viên Cơ sở II. Đồng thời, Bộ phận Y tế Cơ sở II cũng báo cáo về tình hình và kết quả khám sức khỏe của viên chức, sinh viên trong các năm qua; cách thức triển khai công tác BHYT bắt buộc đối với sinh viên.

Chương trình công tác đã diễn ra thành công tốt đẹp! Đây là cơ hội để Bộ phận Y tế Cơ sở II học tập nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn về công tác y tế học đường tại Cơ sở II.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Bộ môn Nghiệp vụ tổ chức sinh hoạt chuyên môn về hướng dẫn và chấm Khóa Luận tốt nghiệp

Chiều ngày 22/12/2017 tại hội trường A41 Bộ môn Nghiệp vụ đã tổ chức Sinh hoạt chuyên môn về công tác hướng dẫn và chấm Khóa luận tốt nghiệp.

Đây là hoạt động học thuật được tổ chức thường kỳ nhằm tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm chuyên môn sau mỗi đợt hướng dẫn và chấm khóa luận tốt nghiệp. Tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn có đại diện Ban Giám đốc – PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, Ban chủ nhiệm Bộ môn Nghiệp vụ và các giảng viên thuộc Bộ môn Nghiệp vụ và Bộ môn Cơ sở – Cơ bản có tham gia hướng dẫn sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp. Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, các giảng viên đã trao đổi sôi nổi về thực tiễn hướng dẫn và chấm các khóa luận tốt nghiệp có sử dụng kỹ thuật Phân tích nhân tố khám phá – EFA và các vấn đề liên quan về xây dựng mô hình nghiên cứu, cơ cấu điểm đánh giá… Các kết quả trao đổi, thống nhất tại Sinh hoạt chuyên môn sẽ là căn cứ để tiếp tục nâng cao giá trị học thuật và cải tiến công tác đánh giá khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trong thời gian tới.

Các GVHD trao đổi tại buổi sinh hoạt chuyên môn

Vài nét về trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương được thành lập năm 1960, là trường đại học đầu tiên trong cả nước đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế. Với bề dày lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã trải qua 4 giai đoạn phát triển cơ bản.
GIAI ĐOẠN 1960-1963
Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương chính thức ra đời vào năm 1960, sơ khai là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý nhưng đặt tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính. Trong Khoa Quan hệ quốc tế có 2 bộ môn là Bộ môn Ngoại giao và Bộ môn Ngoại thương. Khóa 1 của Bộ môn Ngoại thương được chiêu sinh vào năm học 1960-1961 với 42 sinh viên.
GIAI ĐOẠN 1963-1967
Trường cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương
Năm 1963, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay. Ngoài các phòng chức năng, Trường vẫn chỉ có 2 khoa là Khoa Ngoại giao và Khoa Ngoại thương. Trong thời gian trường đi sơ tán khỏi Hà Nội do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Khoa Ngoại thương trực tiếp quản lý 3 khóa sinh viên cũ và tuyển thêm khóa 4 và khóa 5. Ngoài việc đào tạo sinh viên chính quy, trường còn mở các lớp bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tổng công ty xuất nhập khẩu, văn phòng các Bộ và các đơn vị liên quan.
GIAI ĐOẠN 1967-1984
Trường Đại học Ngoại thương ra đời
Năm 1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 123/CP ngày 05/8/1967 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này. Ngay sau khi thành lập, Trường Đại học Ngoại thương phải sơ tán về huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Được sự quan tâm của Bộ Ngoại thương, cơ cấu của Trường đã bắt đầu được củng cố và tăng cường. Ngoài một số phòng chức năng, Trường đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ ngoại thương, Khoa Ngoại ngữ và Bộ môn Chính trị. Trường đã bắt đầu tăng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Cuối năm 1967, Trường chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội.
GIAI ĐOẠN 1984 ĐẾN NAY
Trường Đại học Ngoại thương ngày nay
Năm 1984, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước.
Sứ mạng: Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là Đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Mục tiêu: Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trường Đại học Ngoại thương đạt được các mục tiêu sau: “Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Trường Đại học Ngoại Thương; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu vào năm 2030; Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Nhà trường; Phát triển văn hóa Đại học Ngoại thương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế”.
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của trường bao gồm: Hội đồng trường, Hội đồng khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cơ Sở II, Cơ sở Quảng Ninh, các phòng ban chức năng, các khoa và bộ môn.
Về ngành, chuyên ngành đào tạo: cho tới cuối năm 1998, Trường vẫn chỉ đào tạo một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Từ năm học 1999-2000, Trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở thêm 2 ngành mới: ngành Tiếng Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) và ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế và Luật kinh doanh quốc tế).
Đến nay, Trường đã có những ngành đào tạo và chương trình đào tạo sau:
NGÀNH ĐÀO TẠO

Bậc Cao đẳng:
Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.

Bậc Đại học:
1. Ngành Kinh tế: chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Thuế và Hải quan.
2. Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Luật Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Thương mại điện tử.
3. Ngành Tài chính – Ngân hàng: chuyên ngành Tài chính quốc tế, Đầu tư chứng khoán, Ngân hàng.
4. Ngành Kinh doanh quốc tế: chuyên ngành Marketing quốc tế.
5. Ngành Kinh tế quốc tế: chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
6. Ngành Tiếng Anh: chuyên ngành Tiếng Anh thương mại.
7. Ngành Tiếng Nhật: chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại.
8. Ngành Tiếng Pháp: chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại.
9. Ngành Tiếng Trung: chuyên ngành Tiếng Trung thương mại.

Bậc Thạc sỹ:
1. Kinh tế quốc tế
2. Quản trị kinh doanh
3. Thương mại
4. Tài chính ngân hàng

Bậc Tiến sỹ:
1. Kinh tế quốc tế
2. Quản trị Kinh doanh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình tiên tiến: Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế hợp tác giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Tổng hợp bang California Fullerton (Hoa Kỳ).
Chương trình chất lượng cao:
1. Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.
2. Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế đối ngoại giảng dạy bằng tiếng Anh.
3. Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng giảng dạy bằng tiếng Anh.
Chương trình hợp tác quốc tế:
1. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (chuyên sâu về logistics), giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Trường BI (Na Uy).
2. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Luật kinh doanh quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Pháp, hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Francois Rebelais Tours (Pháp).
3. Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Kinh doanh quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Trường Đại học La Trobe (Úc).
4. Chương trình liên kết 2+1 đào tạo cử nhân Luật, Kinh tế và quản lý, giảng dạy bằng tiếng Pháp, hợp tác với Trường Đại học Tổng hợp Francois Rebelais Tours (Pháp).
5. Chương trình liên kết 2+2 đào tạo cử nhân Kinh tế, cử nhân Kế toán, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Trường Đại học Bedfordshire (Vương quốc Anh).
6. Chương trình liên kết 2+2 đào tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế và Tài chính quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Trường Đại học Latrobe (Úc).
7. Chương trình liên kết 2+2 đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Trường Đại học Asia Pacific University (Nhật Bản).
8. Chương trình liên kết 1+3 đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh, giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với Đại học Meiho (Đài Loan).

Bộ môn nghiệp vụ tổ chức sinh hoạt chuyên môn tháng 12/2017

Nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn và bồi dưỡng cho giảng viên, Bộ môn Nghiệp vụ đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn chủ đề: “Vai trò của Hiệp hội trong việc vận động chính sách” trong tháng 12/2017 với phần chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn có sự hiện diện của Ban Chủ nhiệm Bộ môn, toàn thể giảng viên Tổ Bộ môn Thương mại quốc tế và một số sinh viên K55.

Tại buổi sinh hoạt chuyên môn, báo cáo viên đã giới thiệu tổng quan về ngành dệt may Việt Nam (quy mô, kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu); xu hướng hội nhập và phát triển bền vững; cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam; vai trò của Hiệp hội trong việc vận động chính sách. Trong thời gian qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xây dựng các chương trình, chính sách phát triển ngành dệt may, tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức dệt may thế giới và khu vực, tổ chức thành công hội nghị AFTEX. Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp như VASEP (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), VINACAS (Hiệp hội Điều Việt Nam), Hiệp hội Logistics Việt Nam… để kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức thu phí tại Cảng Hải Phòng. Thành công lớn nhất của Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong quá trình vận động chính sách là đã giúp các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ dỡ bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may đã giảm được thời gian và chi phí cho việc kiểm tra, nâng cao năng lực cạnh tranh khi xuất khẩu.
Trong phần trao đổi với báo cáo viên, các giảng viên tham dự đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề và được diễn giả trả lời từ thực tiễn công tác tại Hiệp hội Dệt may Việt Nam; giúp các giảng viên cập nhật những thông tin hữu ích.
Dưới đây là hình ảnh trong buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 12/2017.

Nghiệm thu chính thức đề tài NCKH cấp Cơ sở “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương”

Thực hiện theo Quyết định số 2855/QĐ-ĐHNT-QLKH ngày 27/12/2017 về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài NCKH cấp Cơ sở của Trường Đại học Ngoại thương, vào lúc 9g00 ngày 29/12/2017 Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại TP. HCM tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài NCKH cấp cơ sở “Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương”, mã số: NT2016-41 do ThS Nguyễn Trần Sỹ (chủ nhiệm) và nhóm giảng viên thuộc Bộ môn Cơ sở – Cơ bản thực hiện.

Đề tài đã xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố như: thái độ nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và nhận thức nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của các sinh viên tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương. Trên cơ sở đó, đề tài cũng gợi ý một số giải pháp góp phần hoàn thiện việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên như: tăng cường sự hiểu biết về Định hướng nghề nghiệp, tăng cường vai trò của nhân tố thái độ nghề nghiệp, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện nhận thức nghề nghiệp của sinh viên.

Bên cạnh những mặt được, các thành viên Hội đồng nghiệm thu đã thẳng thắn đưa ra những nhận xét, những ý kiến phản biện mang tính xây dựng để nhóm nghiên cứu hoàn chỉnh Báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Kết luận của Hội đồng: đề tài được xếp loại tốt.

Các thành viên hội đồng nghiệm thu và nhóm thực hiện đề tài chụp hình lưu niệm sau buổi nghiệm thu chính thức