Ngày 29 tháng 11 năm 2017, Chi bộ Cán bộ – Giảng viên Cơ sở II phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn bộ phận Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức chuyến đi về nguồn tại Di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam, xã Tân Lập – Huyện Tân Biên – Tỉnh Tây Ninh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình hoạt động thường niên của Chi bộ Cán bộ – Giảng viên và Công đoàn bộ phận Cơ sở II nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho Đảng viên, viên chức quản lý và cán bộ công đoàn.
Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam là địa bàn của cơ quan đầu não cách mạng miền Nam trong một thời gian dài và trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Với những giá trị đặc biệt của di tích, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Tại đây, Đoàn đã dâng hoa và dâng hương tại Đài Tưởng niệm, tham quan nhà trưng bày di tích lịch sử với khoảng 1000 hình ảnh, hiện vật về đời sống sinh hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng tại chiến khu xưa và đặc biệt là tham quan nơi ở và làm việc của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng.
Cùng với chuyến đi về nguồn, Chi bộ Cán bộ – Giảng viên và Công đoàn bộ phận Cơ sở II cũng đã thực hiện hoạt động thiện nguyện, nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội trong đội ngũ Đảng viên, viên chức Cơ sở II. Đoàn đã ghé thăm Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Tây Ninh tại QL 22B, ấp Hiệp Trường, Xã Hiệp Tân, Huyện Hoà Thành, Tây Ninh. Tại đây, Đoàn đã trao tặng hơn 50 phần quà với tổng giá trị hơn 11 triệu đồng cho các đối tượng là người già neo đơn, người khuyết tật và trẻ em được chăm sóc tại Trung tâm.
Sau đây là một số hình ảnh của chuyến đi Về nguồn năm 2017:
Trong thời gian qua, Trường Đại học Ngoại thương nói chung và Cơ sở II nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học tập nhằm khẳng định thương hiệu, đồng thời giữ vững uy tín của nhà trường thông qua kết quả đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp được đánh giá cao trong toàn xã hội. Một trong những chủ trương được Nhà trường chú trọng thực hiện những năm gần đây là tăng cường kết nối với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên tiếp cận thực tiễn thông qua các chuyến đi thực tế, thực tập tại doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mời báo cáo viên từ doanh nghiệp đến chia sẻ hoặc tham gia giảng dạy…
Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II với Công ty Cổ phần An Khởi Phát (tỉnh Quảng Nam) vào sáng ngày 01/12/2017.
Tham dự Lễ ký kết, về phía Công ty Cổ phần An Khởi Phát có sự hiện diện của ông Lê Thế Quân – Giám đốc Công ty; ThS Nguyễn Ngọc Thuyên – Chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam; về phía Cơ sở II có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II, PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Cơ sở II, ThS Phạm Thu Thủy – Phó Giám đốc Cơ sở II, Trưởng và Phó các đơn vị và giảng viên Cơ sở II.
Với những nội dung trong Hợp đồng hợp tác giữa hai bên đã thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học trong của giảng viên cũng như việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa Trường Đại học ngoại thương – Cơ sở II với các địa phương và doanh nghiệp và từ đó, có thể cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn mà còn thành thạo kỹ năng trong hoạt động thực tiễn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá những hoạt động của doanh nghiệp trong nhà trường.
Nhằm hỗ trợ giảng viên tiếng Nhật nâng cao tính thực tiễn trong các bài giảng tiếng Nhật chuyên ngành, Bộ môn tiếng Nhật đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề do ông ABE MASAYUKI, Giám đốc Tuyển dụng Tập đoàn AGS làm báo cáo viên.
Nội dung báo cáo đã khái quát được những điểm cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản như tinh thần dịch vụ khách hàng, các kỹ năng văn phòng quan trọng như Báo cáo, Liên Lạc, Thảo luận. Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, báo cáo viên không chỉ chia sẻ những tình huống thực tế và cách xử lý vấn đề mà còn hướng dẫn thực hành để giúp các giảng viên có thêm kinh nghiệm và thông tin cập nhật vào bài giảng, tăng cường tính thực tiễn trong việc truyền đạt kiến thức.
Tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề còn có các sinh viên năm 4 của các lớp tiếng Nhật. Các sinh viên đã có cơ hội tiếp cận cách trang bị kiến thức, kỹ năng thông qua việc xử lý tình huống thực tế như thực hành cách chào hỏi, chăm sóc khách hàng, cách giải quyết vấn đề khi gặp những trường hợp khẩn cấp trong công việc.
Giám đốc tuyển dụng AGS đặc biệt nhấn mạnh thái độ quan tâm khách hàng, cẩn trọng trong cách ứng xử ở bất kỳ thời điểm nào khi làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản. Trong thời gian tới, Bộ môn tiếng Nhật sẽ tiếp tục hợp tác với tập đoàn AGS để tổ chức được những buổi chia sẻ chuyên môn đầy ý nghĩa và bổ ích cũng như triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ sinh viên các lớp tiếng Nhật tiếp cận doanh nghiệp Nhật Bản một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số hình ảnh của Buổi báo cáo chia sẻ kinh nghiệm
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc cơ sở 2 trường ĐH Ngoại thương, ngày 27/11/2017, Bộ môn Nghiệp vụ và Bộ môn Cơ sở – Cơ bản đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học Liên Bộ môn với chủ đề “Hội thảo thường niên các nhà nghiên cứu trẻ năm 2017”. Mục tiêu của hội thảo là tạo ra một diễn đàn giúp các nhà nghiên cứu trẻ có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tìm kiếm các ý tưởng nghiên cứu cũng như tăng cường sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu khoa học.
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II, các Trưởng và Phó đơn vị và gần 50 giảng viên đang công tác tại các Bộ môn Nghiệp vụ, Bộ môn Cơ sở – Cơ bản, Bộ môn Tiếng Anh, Bộ môn Tiếng Nhật cùng với các sinh viên quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học.
PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà đã phát biểu khai mạc Hội thảo cũng như chỉ đạo định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở II những năm sắp tới. Thay mặt Ban tổ chức, TS Nguyễn Tiến Hoàng – Trưởng Ban Tổ chức- cũng có những chia sẻ xoay quanh quá trình tổ chức hội thảo và nhấn mạnh những điểm mới trong cách thức tổ chức hội thảo của năm học 2017-2018. Theo đó, hội thảo năm nay đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các giảng viên trẻ với tổng số bài tham gia là 23. Trong đó, Ban biên tập đã chấp thuận 21 bài để trình bày tại hội thảo. Các tham luận được chia thành 03 chủ đề gồm: Maketing và quản trị; Tài chính và toán ứng dụng trong kinh tế; Luật, chính sách công và hoạt động ngoại thương. Các chủ đề được đánh giá là bao quát khá toàn diện các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, tạo ra sự phong phú về nội dung trong hội thảo.
Các công trình nghiên cứu tham gia hội thảo được tiến hành với sự đầu tư nghiêm túc về cả nội dung và hình thức. Các bài viết được trình bày phong phú từ về cách tiếp cận đến phương pháp luận và cả cách giải quyết vấn đề. Các báo cáo viên đã nhận được những nhận xét khách quan và góp ý hữu ích để cải thiện kết quả nghiên cứu. Các phản biện cũng rất thẳng thắn đưa ra các ý kiến đóng góp để giúp bài viết hoàn thiện hơn cũng như gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo để tác giả có thể công bố nghiên cứu tại các tạp chí uy tín. Hội thảo năm nay thực sự đã trở thành cầu nối giúp giảng viên, sinh viên và các nhà khoa học có dịp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc cơ sở 2 trường ĐH Ngoại thương, ngày 27/11/2017, Bộ môn Nghiệp vụ và Bộ môn Cơ sở – Cơ bản đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học Liên Bộ môn với chủ đề “Hội thảo thường niên các nhà nghiên cứu trẻ năm 2017”. Mục tiêu của hội thảo là tạo ra một diễn đàn giúp các nhà nghiên cứu trẻ có cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tìm kiếm các ý tưởng nghiên cứu cũng như tăng cường sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu khoa học.
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II, các Trưởng và Phó đơn vị và gần 50 giảng viên đang công tác tại các Bộ môn Nghiệp vụ, Bộ môn Cơ sở – Cơ bản, Bộ môn Tiếng Anh, Bộ môn Tiếng Nhật cùng với các sinh viên quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học.
PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà đã phát biểu khai mạc Hội thảo cũng như chỉ đạo định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ sở II những năm sắp tới. Thay mặt Ban tổ chức, TS Nguyễn Tiến Hoàng – Trưởng Ban Tổ chức- cũng có những chia sẻ xoay quanh quá trình tổ chức hội thảo và nhấn mạnh những điểm mới trong cách thức tổ chức hội thảo của năm học 2017-2018. Theo đó, hội thảo năm nay đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các giảng viên trẻ với tổng số bài tham gia là 23. Trong đó, Ban biên tập đã chấp thuận 21 bài để trình bày tại hội thảo. Các tham luận được chia thành 03 chủ đề gồm: Maketing và quản trị; Tài chính và toán ứng dụng trong kinh tế; Luật, chính sách công và hoạt động ngoại thương. Các chủ đề được đánh giá là bao quát khá toàn diện các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, tạo ra sự phong phú về nội dung trong hội thảo.
Các công trình nghiên cứu tham gia hội thảo được tiến hành với sự đầu tư nghiêm túc về cả nội dung và hình thức. Các bài viết được trình bày phong phú từ về cách tiếp cận đến phương pháp luận và cả cách giải quyết vấn đề. Các báo cáo viên đã nhận được những nhận xét khách quan và góp ý hữu ích để cải thiện kết quả nghiên cứu. Các phản biện cũng rất thẳng thắn đưa ra các ý kiến đóng góp để giúp bài viết hoàn thiện hơn cũng như gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo để tác giả có thể công bố nghiên cứu tại các tạp chí uy tín. Hội thảo năm nay thực sự đã trở thành cầu nối giúp giảng viên, sinh viên và các nhà khoa học có dịp giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.
Nhằm tăng cường sự kết nối, chia sẻ kiến thức chuyên môn và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa giảng viên các Cơ sở thuộc trường Đại học Ngoại thương, thực hiện theo ý kiến các chỉ đạo của của Ban Giám hiệu và Ban Giám đốc Cơ sở II, ngày 25/11/2017 Bộ môn Cơ sở – Cơ bản (BM CSCB) đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề: “Trao đổi về một số vấn đề chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học” với phần trình bày của PGS,TS Từ Thúy Anh – Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương.
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, PGS, TS Từ Thúy Anh đã có sự giao lưu và tìm hiểu khái quát công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực của BM CSCB. Sau đó báo cáo viên tập trung trình bày về các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng trong hai mảng hoạt động gồm: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. PGS, TS Từ Thúy Anh nhấn mạnh đến việc kết hợp giảng dạy một số môn học cho từng giảng viên nhằm nâng cao khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở vào thực tiễn. Đồng thời báo cáo viên đề xuất hướng cộng tác nghiên cứu khoa học giữa giảng viên BM CSCB và khoa Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương.
Buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra trong không khí nghiêm túc lắng nghe, trao đổi sôi nổi và những chia sẻ sâu sắc, chân tình của báo cáo viên đã giúp các giảng viên tham dự rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, học tập và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu của mình. Sau đây là hình ảnh buổi sinh hoạt chuyên môn ngày 25/11/2017
Nhằm nâng cao khả năng của giảng viên trong việc vận dụng kiến thức thực tế vào bài giảng các môn học, đồng thời thực hiện quy định về công tác đi thực tế của giảng viên, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Cơ sở II, Ban QLKH & HTQT, Bộ môn CSCB đã tổ chức Hội nghị báo cáo đi thực tế của giảng viên vào ngày 17/11/2017.
Tại Hội nghị có sự tham dự của TS Phạm Hùng Cường, Trưởng ban QLKH & HTQT, cùng toàn bộ giảng viên Bộ môn Cơ sở – Cơ bản. Thành phần báo cáo viên gồm có: ThS Phan Nguyễn Xuân Mai, ThS Giang Thị Trúc Mai, ThS Thái Văn Thơ lần lượt báo cáo về nội dung đi thực tế, cụ thể như sau: ThS Phan Nguyễn Xuân Mai báo cáo về “Tìm hiểu Cung – Cầu du lịch xanh tại thành phố Hồ Chí Minh”, phục vụ cho môn Kinh tế Vi mô 1. Báo cáo viên đã đề cập tới các cơ sở lý thuyết về cung, cầu, đưa ra các ví dụ minh họa cho vấn đề cung – cầu du lịch xanh thành phố Hồ Chí Minh và việc áp dụng chúng trong bài giảng. Đồng thời, ThS Phan Nguyễn Xuân Mai giới thiệu Khái quát về du lịch Việt Nam, và về Du lịch xanh, phân biệt nó với các loại hình du lịch khác, lợi ích từ du lịch xanh tới cộng đồng và môi trường sinh thái. Sau đó, báo cáo viên trình bày về sự cần thiết phát triển du lịch xanh của Thành phố Hồ Chí Minh, và cung cấp các số liệu về du lịch xanh trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ThS Giang Thị Trúc Mai báo cáo về “Trao đổi một số kinh nghiệm giảng dạy chương 1 học thuyết giá trị”, qua quá trình đi thực tế tại tại Khoa Triết trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGTPHCM, phục vụ cho môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin P2. Báo cáo viên đã nêu khái quát về các cơ sở lý thuyết của chương 1, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin P2, và đã cung cấp những thông tin và bài học của cá nhân trong việc đi thực tế. Đồng thời báo cáo viên trình bày các tình huống giảng dạy học tập được trong quá trình thực tế để áp dụng vào môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin P2. ThS Thái Văn Thơ báo cáo về “Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và vận dụng các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên” qua việc đi thực tế ở Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, phục vụ cho môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo viên đã trình bày về các cơ sở lý thuyết về các phương pháp giảng dạy như: phương pháp Socrates, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp động não, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,… Sau đó báo cáo viên đề cập tới cách thức vận dụng cũng như thảo luận thêm một số khía cạnh cần lưu ý khi vận dụng các phương pháp giảng dạy này. Các báo cáo viên lần lượt trình bày thu hoạch của mình từ việc đi thực tế của bản thân, liên hệ giữa lý thuyết môn học và thực tiễn tại các đơn vị đi thực tế. Các giảng viên tham gia hội nghị đã tập trung lắng nghe, đặt câu hỏi, nhiệt tình trao đổi và chia sẻ cùng với các báo cáo viên về các nội dung thảo luận. Sau đó, các báo cáo viên đã trả lời chi tiết các vấn đề, ý kiến, câu hỏi đặt ra bởi đồng nghiệp. Sau phần báo cáo đi thực tế của giảng viên, ThS Nguyễn Thúy Phương đã thay mặt Ban chủ nhiệm Bộ môn Cơ sở – Cơ bản nhận xét chi tiết về báo cáo đi thực tế của từng giảng viên. Kết thúc hội nghị, TS Phạm Hùng Cường đưa ra nhận xét tổng kết và đánh giá về hoạt động đi thực tế của các báo cáo viên, và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đi thực tế. Dưới đây là một số hình ảnh của các hoạt động trong hội nghị:
Khai mạc Hội nghị báo cáo đi thực tế của giảng viên Bộ môn Cơ sở – Cơ bản.
ThS Phan Nguyễn Xuân Mai trình bày nội dung đi thực tế tại hội nghị.
ThS Giang Thị Trúc Mai trình bày nội dung đi thực tế tại hội nghị
ThS Thái Văn Thơ trình bày nội dung đi thực tế tại hội nghị.
Căn cứ Thông báo số 154/TB-ĐHNT-ĐBCL ngày 17/11/2017 của Trung tâm Đảm bảo chất lượng về việc khảo sát ý kiến nhận xét của người học (học viên cao học, đào tạo quốc tế) về chất lượng giảng dạy của giảng viên giai đoạn 1 Học kỳ I năm học 2017-2018; Ban KT&ĐBCL kính đề nghị các đơn vị phối hợp triển khai thông báo ngay đến các đối tượng có liên quan khảo sát về chất lượng giảng dạy của giảng viên (giai đoạn 1 Học kỳ I năm học 2017-2018) với các nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng: Tất cả học viên cao học và sinh viên đào tạo quốc tế 2. Thời gian: Từ ngày 20/11/2017 đến hết ngày 05/12/2017. 3. Cách thức thực hiện: Bước 1: Đăng nhập email cá nhân hoặc Truy cập Hệ thống khảo sát trực tuyến: http://khaosat.edu.vn/ Bước 2: Click vào Phiếu “Khảo sát (học viên cao học, liên kết đào tạo) về chất lượng giảng dạy của giảng viên – HK1 năm học 2017-2018”. Bước 3: Nhập mã sinh viên/ học viên để tham gia nhận xét. Bước 4: Chọn môn học và giảng viên giảng dạy để nhận xét. Bước 5: Tiến hành nhận xét về chất lượng giảng dạy của giảng viên. Sau khi hoàn thành Click vào Gửi để gửi Phiếu nhận xét. Bước 6: Tiếp tục chọn “Click vào đây để nhận xét các môn học khác” cho đến khi sinh viên hoàn thành nhận xét tất cả các môn học mà sinh viên đã học và kết thúc từ ngày 22/07/2017 đến trước ngày 13/11/2017 đối với chương trình thạc sĩ và từ ngày 08/08/2017 đến trước ngày 30/11/2017 đối với các chương trình ĐTQT. Mọi yêu cầu hỗ trợ vui lòng liên hệ Ban KT&ĐBCL (phòng A36), tel: 35127255 (ext: 858 gặp Cô Thúy) hoặc gửi email tới địa chỉ: ktdbcl.cs2@ftu.edu.vn. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Quý đơn vị
Đó là chia sẻ từ một đàn anh dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và lãnh đạo câu lạc bộ (CLB)- anh Lê Hoàng Thạch. Mang đến chuyên mục Gương mặt FTU tháng 11 này cách nói chuyện đầy cuốn hút nhưng vẫn rất gần gũi, cùng Zone nghe anh chia sẻ những góc nhìn đặc biệt của mình nhé.
Họ và tên: Lê Hoàng Thạch
Khóa lớp: K48
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Công việc hiện tại: Assistant Brand Manager tại Unilever
Thành tích và hoạt động nổi bật:
– Đại biểu tham dự chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 40 năm 2013
– Chủ tịch ACTION CLUB – CLB Kĩ năng doanh nhân nhiệm kì 2011-2012
– Top 4 chung kết Young Marketers mùa 1
– Giải nhì cuộc thi “FTU It’s me năm 2011”.
Thành công đến chẳng dễ dàng Dấu ấn đáng nhớ nhất trong quãng đời sinh viên của anh là hành trình tham gia SSEAYP lần thứ 40. Nhắc lại kỉ niệm này, anh chia sẻ anh đã phải nộp đơn đến 3 lần trong suốt 4 năm để trở thành một đại biểu của chương trình. Điều quan trọng anh rút ra sau mỗi lần thất bại là anh biết mình còn thiếu sót điều gì, để rồi mỗi lần quay trở lại anh tiến sâu hơn từng chút, từng chút và chạm đến thành công một cách xứng đáng.
Hãy là người tiên phong Được biết đến rộng rãi từ vai trò chủ tịch AC CLUB, thế nhưng anh cho biết vị trí này đến với anh khá tình cờ và không hề chuẩn bị trước. Tham gia CLB từ năm nhất, thế nhưng anh từng có quãng thời gian “bỏ lơ” CLB và thậm chí còn có ý định tìm một môi trường khác. Thế nhưng sau khi suy nghĩ, anh nhận thấy mỗi CLB đều có những bất cập riêng, mọi người chỉ nghĩ đến việc rời đi để tìm thứ tốt hơn cho bản thân, vậy tại sao anh không ở lại và là người thay đổi mọi thứ? Nghĩ và làm, anh Thạch đã đến trò chuyện với từng thành viên CLB để hiểu được các bạn đang cần gì và muốn gì, điều mà trước đây chưa có ứng cử viên chủ tịch nào làm. Sau đó, anh đã thay đổi gần như toàn bộ khung chương trình của CLB, bổ sung các chương trình mới với phương châm: “Không làm những gì mình thích, mà làm những gì phù hợp”. Anh chia sẻ rằng nhiệm kì của anh thành công một phần nhờ anh tìm được những người đồng hành thực sự thấu hiểu nhau. Những đồng đội sát cánh cùng anh trong AC CLUB thời gian đó có thể không phải là những người giỏi nhất, nhưng là những người phù hợp nhất và tạo dựng được niềm tin cho nhau. Đó cũng là phương châm tìm “đồng đội” theo anh đến tận bây giờ khi đã bước ra môi trường doanh nghiệp đầy cạnh tranh và khốc liệt. Những kinh nghiệm về lãnh đạo, cách điều hành một tổ chức từ những năm tháng tham gia AC CLUB mở ra nhiều cơ hội và trở thành những hành trang quý báu cho con đường sự nghiệp của anh sau này. Chính vị trí chủ tịch AC CLUB đã tạo sức nặng và điểm cộng lớn cho bộ hồ sơ tham gia SSEAYP lần thứ ba của anh, cũng là bộ hồ sơ thành công sau rất nhiều nỗ lực.
Đừng dừng lại đến khi mọi thứ thật sự tốt Nhìn lại hành trình anh đã đi, có lẽ chính sự kiên trì và cầu toàn đã giúp anh đi trọn những khúc ngoặt khó khăn và thách thức để anh đạt được những mốc son cho quãng đời sinh viên. Tự nhận mình là một người khá “lì”, hiếm khi có điều gì khiến anh suy sụp quá lâu. Trong từ điển của anh không có từ “thất bại”, vì một người chỉ thất bại khi họ từ bỏ và từ chối tiếp tục cố gắng. Một câu nói mà anh tâm đắc nhất đến hiện tại của mình là: “Everything will be okay in the end. If it’s not okay, it’s not the end”. Đối với anh, mọi thứ đều phải hoàn chỉnh vào lúc kết thúc, nếu bạn nhận thấy một điều gì đó chưa hoàn hảo, thì đó chưa phải là điểm dừng và bạn cần phải tiếp tục cố gắng.
Ngoại Thương – môi trường tốt để mài dũa những người cá tính Theo anh, muốn hòa nhập tốt ở Ngoại Thương cần một chút “gian”, không phải là gian xảo mà là một sự tinh quái trong cách quan sát xã hội và đối nhân xử thế. “Học ở Ngoại Thương mà hiền quá là không được” *cười*. Anh đánh giá cao EQ hơn IQ khi cho rằng cái làm nên thương hiệu của Ngoại Thương chính là sức hút của cá nhân mỗi bạn sinh viên. “ Lời cuối cùng anh Thạch muốn nhắn nhủ đến FTUers là: “Đừng vội! Hãy dành thời gian trau dồi kĩ năng và thái độ trước khi theo đuổi một thành tựu hay một vị trí công việc. Đặc biệt dù làm gì, cũng hãy để người khác yêu quý mình.”
Cám ơn anh vì những chia sẻ rất chân thành nhắn gửi đến “đàn em” FTU và chúc anh đạt được những mục tiêu trên con đường mình đã chọn!
Ngày 31/10 vừa qua, 5 sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 lớp Tiếng Nhật đã kết thúc thành công chương trình Giao lưu trải nghiệm Văn hoá tại Fujisawa, thành phố Ichinoseki, tỉnh Iwate Nhật Bản theo chương trình Fujisawa Homestay Program năm 2017.
Fujisawa Homestay Program là chương trình giao lưu văn hóa được Hiệp hội Hữu nghị Fujisawa, Thành phố Ichinoseki, Tỉnh Iwate, Nhật Bản tài trợ toàn bộ chi phí 10 ngày homestay dành cho sinh viên Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại Tp.HCM suốt 22 năm qua với mục tiêu tạo cơ hội cho các bạn tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống thực tế tại gia đình Nhật Bản. Trải qua 2 vòng thi và dành nhiều tâm huyết chuẩn bị cho chương trình giao lưu, 5 sinh viên đã chính thức được tuyển chọn sang Nhật tham gia chương trình từ ngày 19/10/2017 đến ngày 30/10/2017. Chương trình thực sự trở thành cầu nối giao lưu văn hóa giữa Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại Tp.HCM với tỉnh Iwate nói riêng và giữa Việt Nam – Nhật Bản nói chung.
5 sinh viên tham gia chương trình năm nay bao gồm: Phạm Quỳnh Như, Thái Tuyết Trinh, (Nhật K53); Trần Bảo Châu, Đồng Vĩnh Nguyên và Vũ Nguyễn Minh Tuân (Nhật K54).
Dưới đây, Bộ môn tiếng Nhật xin giới thiệu bài viết cảm nhận của sinh viên Trần Bảo Châu, lớp Nhật K54 sau khi trở về từ chuyến đi.
Trở về sau chương trình giao lưu văn hóa Homestay Fujisawa, tôi – sinh viên K54F trường Đại học Ngoại Thương, tuy có một chút mệt mỏi nhưng lại mang một cảm xúc đầy vui sướng, đầy lưu luyến sau một chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa.
Trong chuyến đi lần này, điều làm cho tôi ấn tượng chính là sự thân thiện của con người, sự trong xanh của thiên nhiên, cũng như sự tiến bộ, phát triển vượt bậc của đất nước Nhật Bản.
Tôi đã được tham gia rất nhiều hoạt động để tìm hiểu về con người cũng như đất nước Nhật mà cụ thể là trải nghiệm mặc thử Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản; tham quan nhà máy tái chế Nikko; tham qian nhà máy sản xuất nón bảo hiểm lớn thứ 2 thế giới Shoei; giao lưu với trường cấp 2 Fujisawa và trường cấp 3 Senmaya; tham quan Di sản văn hóa thế giới Chùa Chusonji,…
Mỗi một hoạt động đều để lại cho tôi nhiều cảm xúc, những trải nghiệm mới mẻ và nhiều bài học mới lạ.
Trong chuyến tham quan trường cấp 3 Senmaya, tôi đã được trải nghiệm rất nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản trong sự đón tiếp nồng hậu của thầy cô và các bạn học sinh. Thông qua đó, tôi đã cảm nhận không khí nhộn nhịp, sức trẻ năng động nhưng vẫn đậm nét truyền thống của các bạn trẻ Nhật Bản.
Bên cạnh những hoạt động tham quan, tìm hiểu về nước Nhật, tôi còn có cơ hội được giới thiệu những nét đẹp truyền thống của Việt Nam. 5 sinh viên chúng tôi đã chọn chủ đề “Bữa cơm gia đình Việt Nam” để mang lại một hình ảnh rõ nét hơn cuộc sống gia đình Việt thông qua văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Sau tất cả, có lẽ kỷ niệm ấn tượng nhất đối với tôi chính là việc được homestay trong một gia đình người Nhật. Gia đình host đã đón tiếp và đối xử với tôi như một thành viên trong gia đình và đã mang lại cho tôi cảm giác như mình là một người Nhật thực sự, đang sống và trải nghiệm cuộc sống ở Nhật với những tinh hoa tốt đẹp nhất. Đến bây giờ mặc dù tôi đã về Việt Nam nhưng tôi vẫn liên lạc với gia đình host và họ thực sự đã trở thành gia đình thứ hai của tôi.
Chương trình giao lưu văn hóa Homestay Fujisawa như hiện thực hóa một phần giấc mơ của tôi về việc tìm hiểu và học hỏi về con người và đất nước Nhật Bản. Chuyến đi kết thúc, tôi không khỏi cảm giác lưu luyến bồi hồi và khát khao trở lại Nhật một lần nữa. Khát khao ấy tạo động lực cho tôi cố gắng hơn nữa trong việc học tiếng Nhật để tìm kiếm những cơ hội để đến đất nước mặt trời mọc một lần nữa. Tôi tin rằng chuyến đi này chính là khởi đầu cho chuyến hành trình của khám phá nước Nhật của tôi.
Ngày truyền thống Đại học Ngoại thương – FTU’s Day từ xưa đến nay vẫn là một ngày hội có sức lan tỏa vô cũng mạnh mẽ và năm nay cũng không ngoại lệ. Sự trở lại hoành tráng của FTU’s Day 2017 trong diện mạo hoàn toàn mới “GALASSIC – Ngoại thương Đa sắc” hứa hẹn sẽ mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ trong mỗi cán bộ công nhân viên, giảng viên và sinh viên Ngoại thương. Xuyên suốt từ 7h30 cho đến 22h00, Ngày truyền thống Đại học Ngoại thương FTU’s Day 2017 đã mang đến hoạt động hấp dẫn, sôi động, cùng điểm lại những hoạt động này nhé.
1. Lễ khai mạc Ngày truyền thống
Mở đầu cho FTU’s Day 2017 là tiết mục văn đến từ Đội Tuyên truyền ca khúc cách mạng TCM. Những câu hát, điệu múa đã lan tỏa khắp mọi ngõ ngách Ngoại thương, mang đến không khí vui tươi và náo nhiệt. Tiếp nối không khí ấy, là những lời phát biểu khai mạc sâu lắng và ý nghĩa của PGS.TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương. Thầy đã có những lời chia sẻ, nhắn nhủ hết sức tâm huyết đối với mỗi cá nhân tại cơ sở II, thầy hy vọng mỗi cá nhân tại cơ sở II sẽ luôn phấn đấu vươn lên, vượt qua các khó khăn hiện tại để phát triển bản thân hơn nữa và giữ gìn truyền thống quý báu của trường đã được gây dựng nên qua biết bao thế hệ. Kết lời, thầy Minh đã gửi những lời cảm ơn chân thành đến các nhà tài trợ, đặc biệt là Công ty thời trang Trúc Quang và Công ty Coca – Cola đã đồng hành với chương trình, lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô các phòng ban và các tập thể cựu sinh viên, sinh viên của nhà trường đã luôn gắn bó và hỗ trợ cho Ngày truyền thống Đại học Ngoại thương. Kết thúc lễ khai mạc, người Ngoại thương, ai ai cũng hừng hực tinh thần cho một ngày hội nhộn nhịp.
2. Lễ ra mắt Tân sinh viên PUREDAIS – TINH KHÔI NGOẠI THƯƠNG
Với chủ đề “Tinh khôi Ngoại thương”, Lễ ra mắt Tân sinh viên đã cho thấy sự tài năng cũng như tinh thần nhiệt huyết của thế hệ K56 – những tân sinh viên vừa mới bước chân vào Ngoại thương. Sân khâu Ngoại thương chưa bao giờ nóng hơn hết khi nhiều loại hình nghệ thuật, từ múa, hát, nhảy cho đến kịch, cải lương… lần lượt xuất hiện trong tiếng vỗ tay của khán giả. Quả thật không sai khi nói “Lễ ra mắt Tân sinh viên PUREDAIS” là nơi tài hoa hội ngộ.
3. Hoạt động Gian hàng CONSTELLATION – DẤU ẤN 12 CHÒM SAO
Gian hàng là nơi để các lớp thể hiện tài kinh doanh của mình. Mỗi gian hàng của mỗi lớp mang những nét bí ấn, huyển ảo của 12 cung hoàng đạo. Với khả năng sáng tạo và tư duy bứt phá, các lớp đã biến hóa gian hàng của mình trở thành những địa điểm đáng chú ý. Quả thật không thể xem nhẹ khả năng Marketing và Sales của sinh viên Ngoại thương phải không nào.
4. Flashmob & Cheerleeding
Là một trong những đặc sản của FTU’s Day, Flashmob & Cheerleading là dịp các thế hệ Ngoại thương gắn kết và hòa quyện trong những bài nhảy. Flashmob & Cheerleading không chỉ gồm tân sinh viên K56, sinh viên đang theo học tại trường mà còn có cả sự tham gia của các anh chị cựu sinh viên, là thành viên của Đội nhảy Black Out Crew và Đội Cheerleading FOXY nữa đấy.
5. Cuộc thi nhảy CRYSMATIC
Sau sức nóng của Lễ ra mắt Tân sinh viên, Cuộc thi nhảy CRYSMATIC cũng không kém phần rực lửa với sự góp mặt của các vị Ban Giám khảo cực chất. Một lần nữa, sân khấu FTU’s Day 2017 lại rực lửa với những tiết mục cuốn hút, sôi nổi và máu lửa đến từ các khóa lớp. Và có lẽ tiết mục được mong chờ nhất chính là tiết mục trở lại của cựu quán quân cuộc thi nhảy RUSH HOUR – FTU’s Day 2015. Các anh chị cựu sinh viên đã chứng tỏ sự đẳng cấp và bản lĩnh của mình trong lần trở lại này.
6. Hội thảo STRACONY – LẠC
Không ồn ào và náo nhiệt, hội thảo mang lại sự lắng đọng và sâu sắc đến FTU’s Day 2017. Với sự tham gia của anh Trần Hữu Đoàn – tổng giám đốc công ty Kỹ nghệ Thực phẩm Viet Sin, cựu sinh viên K39 và anh Võ Thành Vin – trưởng ban Thị trường Quốc tế công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, cựu sinh viên K49, 2 anh đã mang đến những câu chuyện lấy từ những trải nghiệm thực tế mà các anh đã trải qua, truyền tải đến các bạn sinh viên Ngoại thương với hy vọng những lời chia sẻ này sẽ góp phần định hướng tương lai cho các thế hệ FTUer.
7. Đêm văn nghệ GALASSIC
Có vẻ như, những cơn mưa luôn là phần không thể thiếu của Đêm văn nghệ FTU’s Day hằng năm. Thiếu mưa, đêm văn nghệ FTU’s Day không thể nào trọn vẹn. Thế nhưng, cơn mưa rào bất chợt cũng không thể giảm đi cái nhiệt vốn có của người Ngoại thương. Mưa ghé, không khí đêm văn nghệ Galassic đã trở nên máu lửa hơn bao giờ hết. Đêm văn nghệ đã mang đến Ngày truyền thống Đại học Ngoại thương nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, đó là những trận cười khoái chí đến từ các tiết mục hài kịch của lớp K55A, K55D; những điệu múa uyển chuyển, nhẹ nhàng và gợi cảm đến từ Đội múa La Bella; những màn giao lưu sôi động cùng những nghệ sĩ khác mời hay những khúc trầm tư, sâu lắng, da diết của những tiết mục kịch ý nghĩa đến từ các anh chị cựu sinh viên và lớp K55E. Tiết mục “Shine Your Light” đến từ đội hát The Glam đã đặt dấu chấm trọn vẹn cho một đêm GALASSIC vô cùng bùng nổ.
Ngày truyền thống Đại học Ngoại thương – FTU’s Day 2017 đã khép lại với những dư âm về các hoạt động thú vị, sôi động mà không kém phần hấp dẫn, lôi cuốn. Cùng với những mảnh ghép đa sắc, đa phong cách mang tên “Người Ngoại thương”, mảnh đất 0,5 hecta này đã thực sự bùng sáng và ghi dấu những khoảnh khắc khó quên trong lòng mỗi thế hệ FTUers. Qua 6 trạm dừng chân, từ Lễ Khai mạc cho đến Đêm văn nghệ Galassic, dù có trải nghiệm hết tất cả những “cung đường” thú vị của FTU’s Day 2017 hay không, mỗi “người con” Ngoại thương đều sẽ giữ cho mình kỷ niệm đẹp về hôm 15/10 hằng năm.
Thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2017 của Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương đã được Hiệu trưởng phê duyệt và được sự ủy quyền của Hiệu trưởng, sáng ngày 25/10/2017, Cơ sở II tổ chức Lễ khai mạc kỳ xét tuyển viên chức năm 2017.
Kỳ xét tuyển viên chức năm 2017, Cơ sở II có 31 chỉ tiêu viên chức trong đó có 15 chỉ tiêu giảng viên và 16 chỉ tiêu thuộc các ngạch hành chính.
Đến dự buổi lễ có PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Đảng ủy viên, Giám đốc Cơ sở II, Phó Chủ tịch Hội đồng; ThS Phạm Thu Thủy – Phó Giám đốc Cơ sở II; các thành viên Ban giúp việc Hội đồng xét tuyển viên chức năm 2017 và 48 ứng viên dự thi.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh cảm ơn các ứng viên đã quan tâm, tin tưởng và nộp hồ sơ ứng tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương; Đồng thời, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh cũng nhấn mạnh Nhà trường rất chú trọng đến chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hợp tác trong thời điểm hiện tại và sự phát triển trong tương lai; mong muốn các ứng viên chung tay góp sức cùng Cơ sở II và Nhà trường nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường trong thời gian tới; lưu ý các ứng viên phải nghiêm túc trong quá trình kiểm tra các môn điều kiện và thể hiện tốt nhất năng lực của bản thân mình trong suốt quá trình xét tuyển; và PGS, TS Nguyễn Xuân Minh cũng chúc kỳ xét tuyển thành công.
ThS Bùi Thị Hoàng Oanh – Trưởng Ban Tổ chức Hành chính, Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập các Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng. ThS Trần Quốc Đạt – Trưởng Ban KT&ĐBCL, Phó Ban coi thi kiểm tra các môn điều kiện phổ biến các quy định liên quan đến kỳ thi và giải đáp một số thắc mắc trong việc kiểm tra các môn điều kiện.