Chương trình Đào tạo quốc tế: Cử nhân Quản trị Kinh doanh chuyên sâu Phân tích Kinh doanh Bedfordshire (Anh Quốc)

1764

“Phân tích Kinh doanh là ngành học “quyến rũ” nhất thế kỷ 21.” theo Theo Harvard Business Review.

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QTKD CHUYÊN SÂU PHÂN TÍCH KINH DOANH

Phân tích Kinh doanh – Business Analytics là 1 trong 2 nhánh chính của khoa học dữ liệu, được đánh giá là ngành học “quyến rũ” nhất thế kỷ 21 theo bình chọn của Tạp chí Harvard Business Review năm 2012. Năm 2022, Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới dành cho doanh nhân và các nhà quản trị doanh nghiệp này vẫn tiếp tục dự đoán Phân tích Kinh doanh sẽ là ngành có thu nhập bình quân tăng trưởng cao hơn hầu hết các lĩnh vực khác vào năm 2029.

Việc đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở dữ liệu là xu hướng không mấy xa lạ với các tập đoàn lớn và doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt trong thời đại 4.0, “người nắm dữ liệu sẽ nắm cả thị trường”. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, mỗi ngày doanh nghiệp phải xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu nhằm truyền tải thông tin kịp thời phục vụ quá trình ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả. Do đó, chuyên gia phân tích kinh doanh được được mệnh danh là người kể chuyện dữ liệu, một trong những ngành nghề “khát” nhân lực nhất Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, với mức lương bình quân/tháng từ $600 (2-3 năm kinh nghiệm), đến $2.000 (khoảng 5 năm kinh nghiệm) và đạt ngưỡng hơn $5.000 đối với vị trí quản trị cấp cao tại các tập đoàn.

Ngành Phân tích Kinh doanh là sự kết hợp của kinh doanh, khoa học thống kê, toán học, kinh tế, tài chính, khoa học máy tính, marketing và quản lý, khai thác thông tin, nhằm phục vụ quá trình ra quyết định, hoạch định chiến lược, vận hành và tối ưu hoá nguồn dữ liệu của các doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì Phân tích Kinh doanh là việc ứng dụng kỹ năng và công nghệ để phân tích các dữ liệu có sẵn, nhằm tìm ra gốc rễ vấn đề, giải quyết các thách thức trước mắt và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Chương trình đào tạo QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Bedfordshire (Vương Quốc Anh) trang bị cho sinh viên các kỹ năng: phân tích, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu, xây dựng mối quan hệ, … giúp sinh viên phát hiện và thấu hiểu sâu sắc các vấn đề trong vận hành kinh doanh, từ đó đưa ra các định hướng cấp chiến lược.

Cơ hội nghề nghiệp và phát triển sự nghiệp của ngành Phân tích Kinh doanh rộng mở: 

Thực tế cho thấy, chuyên viên Phân tích Kinh doanh có cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực như Thương mại điện tử, Ngân hàng, Tài chính, Tiêu dùng – Bán lẻ, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Bảo hiểm, Dịch vụ công, …

Với kỹ năng công nghệ thông tin, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ (IELTS 6.0), sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Bedfordshire có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn quốc gia và quốc tế.

Một số vị trí sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra trường là chuyên viên: phân tích dữ liệu kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tư vấn giải pháp kinh doanh, nghiên cứu và phân tích thị trường, … Sau 3-5 năm kinh nghiệm, các chuyên viên hoàn toàn có thể trở thành các chuyên gia hoạch định chính sách, phân tích dữ liệu kinh tế và dự báo, chuyên gia phân tích nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các viện nghiên cứu. Đây cũng là thời điểm phù hợp để khởi nghiệp về lĩnh vực phân tích dữ liệu hoặc thành lập cơ sở đào tạo các khoá học ngắn hạn về phân tích và khai thác dữ liệu trong kinh doanh. Đồng thời, cơ hội phát triển sự nghiệp còn được mở rộng bằng việc tham gia giảng dạy và nghiên cứu về khoa học dữ liệu ở những trường đại học hoặc viện nghiên cứu.

MA TRẬN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Chương trình Cử nhân QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Ngoại thương và Đại học Bedfordshire (Vương Quốc Anh) được xây dựng và triển khai theo định hướng giáo dục khai phóng, hướng tới khai mở kiến thức, thúc đẩy tư duy mở, năng lực trí tuệ và khả năng sáng tạo vượt trội của người học.

Có thể hiểu, “khai” mang ý nghĩa khai mở, khai minh, mở rộng ra các lựa chọn khác nhau, “phóng” là giải phóng khỏi những quan điểm, tiêu chuẩn bắt buộc của thành công.

Giáo dục khai phóng gồm những môn học được tổng hợp từ các ngành khác nhau trên tinh thần tự do – suy nghĩ tự do – lựa chọn tự do để hướng tới những ngành nghề phù hợp nhất. Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục khai phóng chính là tư duy mở, khả năng thích ứng cao và cách nhìn nhận vấn đề toàn diện.

Mark Zuckerberg, nhà sáng lập của Facebook, là một ví dụ điển hình về giáo dục khai phóng. Mark học tiếng Latin ở cấp ba, theo học chuyên ngành tâm lý ở bậc đại học và ra trường làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính và hành vi người tiêu dùng. Nhờ có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực bổ trợ khác nhau, Mark thành công khi thành lập và điều hành trang mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới hiện nay.

Đặc trưng của giáo dục khai phóng là trang bị cho người học các kỹ năng để có thể thành công trong bất kỳ môi trường nghề nghiệp nào, trước bất kỳ thay đổi nào trong xã hội.

Chương trình đào tạo QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh chú trọng kiến thức liên ngành, với các nhóm kỹ năng chính sau:

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1. Evolution and Revolution of Business – Sự phát triển và đột phá trong kinh doanh

Học phần này được thiết kế nhằm giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh và môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp, khám phá các tiến bộ trong lĩnh vực kinh doanh, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ và ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với xã hội. Học phần tạo cơ hội giúp sinh viên nghiên cứu và thảo luận về các xu hướng kinh doanh trong tương lai.

Mục tiêu của học phần:

  • Phân tích và đánh giá các nhân tố cốt lõi của hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, thảo luận tác động của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và xã hội
  • Nhận biết các mô hình quản lý, phương pháp tiếp cận và bối cảnh áp dụng.
  • Hiểu rõ sự phát triển liên tục và các bước đột phá trong các lĩnh vực kinh tế và quản lý.
  • Hiểu rõ và đánh giá được sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh và nhận thức xu hướng phát triển trong tương lai.
  • Khám phá cơ hội và thách thức, rủi ro đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.

Giảng viên giảng dạy

PGS, TS Nguyễn Xuân Minh

ThS Lê Sơn Đại

– Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM

– Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

– Tiến sĩ Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM

– Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nhân rộng áp dụng KPI vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam”

– ThS QTKD quốc tế, Đại học Sheffield Hallam (Anh Quốc). Nghiên cứu sinh QTKD, ĐH Ngoại thương

– Thành viên chính đề tài NCKH cấp cơ sở “Tác động của các đặc điểm quản lý nhân sự cấp cao đến hiệu quả đầu tư của donh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (2020-2021)”

– Thành viên hỗ trợ đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro ISO 31000 vào doanh nghiệp Việt Nam” (2021)

2. Management in Practice – Thực hành kỹ năng quản trị

Học phần cung cấp cho sinh viên những kỹ năng quản trị cần thiết trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Mục tiêu chính của học phần là phát triển những kỹ năng quản trị quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Sinh viên được trang bị kỹ năng phân tích và ra quyết định, lãnh đạo và khởi nghiệp, cũng như thúc đẩy khả năng làm việc nhóm và tư duy phản biện.

Mục tiêu của học phần nhằm phát triển kỹ năng quản trị trong các lĩnh vực:

  • Bối cảnh quản lý và chiến lược
  • Kỹ năng lãnh đạo và Khởi nghiệp
  • Kỹ năng phân tích và ra quyết định
  • Kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phản biện
  • Kiến thức nền tảng về quản trị tài chính và marketing

Giảng viên giảng dạy

PGS, TS, GVCC Trần Quốc Trung

PGS, TS, GVCC Phạm Hùng Cường

– Phó Giám đốc Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP.HCM

– Tiến sĩ Quản lý, Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Lille – Pháp

– Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Nhà giáo trẻ tiêu biểu TPHCM 6 năm liên tiếp

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia “Nhân rộng áp dụng chỉ số hoạt động chính (KPI) vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” (2018)

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp Thành phố “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh (2015)”

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre – Tiếp cận từ chuỗi giá trị xuất khẩu” (2011)

– Trưởng Ban Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế

– Tiến sĩ QTKD, Đại học Duy Tân

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh và Tài chính – Kế toán

– Thành viên đề tài NCKH cấp Quốc gia “Nhân rộng áp dụng hệ thống quản lý rủi ro ISO 31000 vào doanh nghiệp của Việt Nam” (2022-2024)

– Thành viên đề tài NCKH cấp tỉnh “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030, định hướng đến 2035” (2020)

– Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Cơ sở “Hoạt động Marketing của các chuỗi cửa hàng tiện ích tại TP.HCM” (2019-2020)

 

3. Beginning Your Professional Business Journey – Khởi sự Kinh doanh chuyên nghiệp

Đây là một trong những học phần chủ chốt trong suốt quá trình học tập đối với sinh viên chương trình Cử nhân QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh. Học phần Khởi sự Kinh doanh chuyên nghiệp được thiết kế và xây dựng để cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp chuyên sâu và các định hướng trong tương lai.

Sinh viên sẽ được thử thách và trải nghiệm những vấn đề thường gặp trong hoạt động kinh doanh, tạo cơ hội cho người học làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và chia sẻ quan điểm về môi trường kinh doanh chuyên nghiệp.

Giảng viên giảng dạy

TS, GVC Nguyễn Thị Minh Hà

ThS GVC Trần Thanh Tâm

– Trưởng Ban Đào tạo quốc tế

– Tiến sỹ QTKD, Đại học Ngoại thương

– Giảng viên chính Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở “Tác động của digital marketing đến kết quả tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương” (2019-2020).

– Sách chuyên khảo “An Introduction to International Commercial Transactions” (2014)

– Chủ nhiệm đề tài KHCN Cấp bộ Định vị thương hiệu nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ (2024-2025)

– ThS Luật, ĐH La Trobe, Úc. Nghiên cứu sinh ĐH La Trobe, Úc

– Giảng viên Bộ môn Kinh tế – Luật

– Thành viên đề tài cấp thành Phố “Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của TP.HCM” (2014-2015)

– Thành viên đề tài cấp trường “Vấn đề thẩm quyền quyết định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội động trọng tài trong kinh doanh Quốc tế và một số lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam (2011-2012)”

– Thành viên đề tài cấp trường “Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn Luật tại trường ĐH Ngoại thương (2017-2018)

4. Data Analysis for Finance and Economics – Phân tích dữ liệu trong Tài chính & Kinh tế

Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng để sinh viên có thể áp dụng, diễn giải kết quả của nhiều kỹ thuật thống kê tiêu biểu như thống kê mô tả và các mô hình xử lý dữ liệu tài chính. Trong học phần, sinh viên được yêu cầu làm quen và sử dụng các phần mềm thu thập, tóm tắt và xử lý dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, xác định mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, sử dụng thông tin để diễn giải kết quả trong bối cảnh kinh tế, hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh.

Mục tiêu của học phần:

  • Giới thiệu về Thống kê Kinh doanh, các loại dữ liệu và nguồn dữ liệu
  • Phương pháp thu thập dữ liệu
  • Phương pháp trình bày dữ liệu
  • Phương pháp thống kê mô tả: Đo lường Trung bình, Độ lệch chuẩn và Phương sai
  • Phân phối xác suất
  • Phân phối rời rạc: Phân phối nhị thức và phân phối Poisson
  • Phân phối Liên tục: Phân phối Chuẩn
  • Kiểm định giả thiết nghiên cứu
  • Phân tích Hồi quy tuyến tính đơn giản và Phân tích tương quan
  • Phân tích Hồi quy đa biến.

Giảng viên giảng dạy

TS, GVC Nguyễn Thu Hằng

TS, GVC Nguyễn Thị Hoàng Anh

– Tiến sỹ Khoa học Quản lý, ĐH Lille 2, Pháp

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Chủ nhiệm đề tài cấp Cơ sở (2017-2018) Thao túng lợi nhuận (Earning management) của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

– Thành viên đề tài cấp Bộ (2016-2018) Nghiên cứu năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Khu vực Đông Nam Bộ.

– Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Cơ sở “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trượt giá cổ phiếu: bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam (2021-2022)”

– Thành viên đề tài NCKH cấp Cơ sở “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong lập báo cáo tài chính tại Việt Nam (2021-2022)”

– Trưởng Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Tiến sĩ Tài chính, Đại học Exeter, Anh Quốc

– Chứng chỉ Chuyên gia Phân tích Tài chính CFA

– Chứng chỉ Quản trị rủi ro tài chính FRM

– Lĩnh vực nghiên cứu: tài chính, rủi ro tài chính, tài chính định lượng

– Công bố trên các tạp chí khoa học International Journal of Forecasting, Quantitative Finance và các tạp chí khác.

5. Applied Numeracy for Business Số học ứng dụng trong kinh doanh

Học phần Số học ứng dụng trong kinh doanh được xây dựng và thiết kế giúp sinh viên phát triển các kỹ năng toán học – thống kê cần thiết, phù hợp đối với các yêu cầu báo cáo thống kê của doanh nghiệp. Ngoài ra, học phần này giúp sinh viên phát huy thế mạnh đối với toán học và các kỹ năng xử lý, phân tích số liệu, áp dụng các thuật toán xác suất thống kê vào bối cảnh kinh tế, giúp sinh viên nắm bắt và hiểu rõ cách ra quyết định của doanh nghiệp dựa vào kết quả phân tích dữ liệu.

Mục tiêu của học phần:

  • Cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng toán học cho sinh viên
  • Phát triển thế mạnh về các kỹ năng tính toán và xác suất, thống kê
  • Áp dụng các kiến thức, thuật toán xác suất thống kê vào giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp.

Giảng viên giảng dạy

TS Lê Trung Thành

 TS, GVC Nguyễn Thu Hằng

– Tiến sỹ Kinh tế lượng Tài chính, ĐH Birmingham, Anh Quốc

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

-Thành viên đề tài cấp Bộ “Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (2019-2020)”

– Thành viên chương trình nghiên cứu “Định giá tài sản và dự báo rủi ro: Ứng dụng cho quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro và quản trị tài chính (2021-2023)”

– Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tác động qua lại giữa một số thị trường tài chính quốc tế (2021-2022)”

– Tiến sỹ Khoa học Quản lý, ĐH Lille 2, Pháp

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Chủ nhiệm đề tài cấp Cơ sở (2017-2018) Thao túng lợi nhuận (Earning management) của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

– Thành viên đề tài cấp Bộ (2016-2018) Nghiên cứu năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Khu vực Đông Nam Bộ.

– Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Cơ sở “Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro trượt giá cổ phiếu: bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam (2021-2022)”

– Thành viên đề tài NCKH cấp Cơ sở “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong lập báo cáo tài chính tại Việt Nam (2021-2022)”

6. Data and Research Methods for Business – Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu trong Kinh doanh

Trong học phần này, sinh viên sẽ được giới thiệu về mặt lý thuyết, cách thức tiến hành nghiên cứu, thực hành nghiên cứu khoa học nhằm hỗ trợ cho học phần “Khóa luận tốt nghiệp” vào năm cuối.

Kỹ năng nghiên cứu và diễn giải thông tin là những kỹ năng then chốt trong học thuật và kinh doanh. Các quyết định trong quản lý và kinh doanh phụ thuộc nhiều vào dữ liệu và thông tin dưới các dạng và nguồn khác nhau. Khi nắm được các quy trình nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, sinh viên sẽ có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc các kỹ năng về chuyên sâu về học thuật ở bậc cao hơn.

Mục tiêu của học phần:

  • Hiểu được được tầm quan trọng của dữ liệu trong kinh doanh.
  • Có khả năng đánh giá nguồn thông tin một cách chính xác để hỗ trợ việc phân tích và cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định ở mọi cấp độ khác nhau.
  • Nắm bắt lợi ích, hạn chế của các cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phổ biến.
  • Thực hành các bước nghiên cứu bao gồm lấy mẫu, thu thập và phân tích dữ liệu

Giảng viên tham gia giảng dạy

PGS, TS Trần Quốc Trung

TS Lê Hằng Mỹ Hạnh

– Phó Giám đốc Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP.HCM

– Tiến sỹ Quản lý, Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Lille, Pháp

– Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Nhà giáo trẻ tiêu biểu TPHCM 6 năm liên tiếp

– Thành viên đề tài KHCN cấp Quốc gia “Nhân rộng áp dụng chỉ số hoạt động chính (KPI) vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” (2018)

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp Thành phố “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh (2015)”

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre – Tiếp cận từ chuỗi giá trị xuất khẩu” (2011)

– Tiến sỹ Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại thương

– Giảng viên Bộ môn Kinh tế – Luật

– Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở năm học 2018-2019 “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập và khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II tại TP Thành phố Hồ Chí Minh”.

– Thành viên đề tài cấp Cơ sở (2018-2019): Ứng dụng lý thuyết tín hiệu vào nghiên cứu giá trị của chương trình đào tạo Chất lượng cao của sinh viên trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II TP HCM.

– Thành viên đề tài KH-CN cấp cơ sở năm học 2019-2020 “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của TPHCM”.

 

7. Employability and the Future Workplace Ứng tuyển và định hướng nghề nghiệp

Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu rộng và khả năng đánh giá, phân tích, nắm bắt nhu cầu của nhà tuyển dụng đối với các kỹ năng, phẩm chất của nhân viên trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Theo đó, sinh viên sẽ học cách tự giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp và các kỹ năng giải quyết tình huống, thích nghi với môi trường làm việc.

Mục tiêu của học phần:

  • Giúp sinh viên có sự chuẩn bị kỹ càng trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
  • Phát triển kỹ năng mềm và điểm nổi bật của sinh viên nhằm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng, bài kiểm tra về tâm lý và đánh giá năng lực.
  • Tạo cơ hội cho sinh viên triển khai những hoạt động tìm hiểu về bản thân, khám phá điểm mạnh trong công việc.
  • Giúp sinh viên đánh giá năng lực bản thân thông qua mạng xã hội và các buổi tuyển dụng trực tuyến.
  • Thể hiện sự chuẩn bị kĩ càng và khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên trong mắt nhà tuyển dụng.

Giảng viên tham gia giảng dạy

TS, GVC Nguyễn Thị Minh Hà

TS Lê Giang Nam

– Trưởng Ban Đào tạo quốc tế

– Tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương

– Giảng viên chính Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở (2019-2020): Tác động của digital marketing đến kết quả tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương.

– Sách chuyên khảo “An Introduction to International Commercial Transactions” (2014)

– Chủ nhiệm đề tài KHCN Cấp bộ Định vị thương hiệu nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ (2024-2025)

– Trưởng Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại

– Tiến sỹ QTKD, ĐH Ngoại thương

– GV Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Trường năm học 2019-2020 “Hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

– Thành viên đề tài cấp Trường năm học 2019-2020 “Năng lực quản trị marketing của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”.

8. Managing Business Complexity – Quản trị tình huống phức tạp trong kinh doanh

Học phần được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm vững về nhiều khía cạnh trong quá trình kinh doanh xuất phát từ các yếu tố: cấu trúc, quy trình và môi trường kinh doanh. Bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học từ những học phần trước, sinh viên sẽ đối mặt với một vấn đề kinh doanh hoàn chỉnh, được mô phỏng giống thực tế, từ đó, tìm ra giải pháp có tính khả thi cho doanh nghiệp và cho khách hàng. Đồng thời, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng quản lý dự án thông qua làm việc với các tình huống, vấn đề kinh doanh. Qua đó, sinh viên được trang bị kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo dự án, bao gồm ứng dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Hơn nữa, học phần này sẽ giúp sinh viên phát triển những kỹ năng quan trọng liên quan đến làm việc nhóm, quản lý thời gian, trình bày và giao tiếp.

Mục tiêu của học phần:

– Trang bị kiến thức về nhiều loại tình huống phát sinh từ các yếu tố liên quan tới cấu trúc, quy trình và môi trường trong kinh doanh.

– Áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học từ các học phần trước vào các vấn đề kinh doanh mang tính thực tiễn và phức tạp, từ đó, đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp và khách hàng.

– Phát triển kỹ năng quản lý dự án.

– Phát triển kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và báo cáo dựa trên các dữ liệu kinh doanh.

– Tạo cơ hội phát triển các kỹ năng quan trọng trong kinh doanh, giúp tăng khả năng tìm việc làm, tập trung vào các kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, giao tiếp.

– Phát triển nhận thức của người học về các vấn đề kinh doanh đương đại.

Giảng viên tham gia giảng dạy

PGS, TS Nguyễn Xuân Minh

TS, GVC Nguyễn Quỳnh Hương

TS Trần Thị Phương Thủy

– Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM

– Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

– Tiến sĩ Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM

– Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nhân rộng áp dụng KPI vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam”

– Tiến sỹ Kinh tế, ĐH Bern, Thuỵ sỹ

– Giảng viên Bộ môn Kinh tế – Luật

– Thành viên đề tài (2016-2017): From the farm to the table – Developing a CSR Framework in Vietnam’s Vegetable and Fruit Supply Chain.

– Thành viên đề tài cấp Bộ (2006-2007): Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của VN trong quá trình hội nhập.

– Sách chuyên khảo “Tích hợp dữ liệu trong nghiên cứu kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam” (2018)

– Tiến sỹ QTKD, Đại học Á Châu, Đài Loan

– Giảng viên Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Bộ (2010): Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng gạo của ĐB Sông Cửu Long trên thị trường Trung Đông giai đoạn hậu gia nhập WTO.

– Thành viên đề tài cấp Tỉnh (2011): Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bến Tre

– Sách chuyên khảo “Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thủy sản VN – tiếp cận từ chuỗi giá trị” (2015); Sách “Quản trị chiến lược” (2016)

9. Smart Business – Kinh doanh thông minh

Những tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo đã đang đóng góp rất nhiều vào quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh. Các doanh nghiệp đang trải qua quá trình tích hợp và thích nghi với sự hỗ trợ từ công nghệ để trụ lại trên thị trường. Học phần này giúp người học phát triển kiến thức và kỹ năng cần có để tự tin làm việc trong các doanh nghiệp chú trọng vào ứng dụng công nghệ.

Mục tiêu của học phần:

– Nắm bắt được các xu hướng công nghệ tiên tiến và áp dụng công nghệ và đa dạng các lĩnh vực trong doanh nghiệp.

– Nâng cao khả năng hiểu biết của sinh viên về những thách thức liên quan tới công nghệ hiện đại.

– Tìm hiểu cách mà Big Data cung cấp nền tảng cho các giải pháp công nghệ nhằm để phục vụ quy trình kinh doanh thông minh.

Giảng viên tham gia giảng dạy

ThS Võ Hoàng Kim An

ThS Huỳnh Đăng Khoa

– Giảng viên Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Trường (2022): Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh ở CSII Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM.

– Chủ nhiệm đề tài cấp Trường (2023): Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Covid-19.

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Thành viên đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (2019): Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030, định hướng đến 2035.

– Thành viên đề tài doanh nghiệp (2019-2020): Năng lực quản trị marketing của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành hàng tiêu dùng tại TP.HCM: Thực trạng và giải pháp.

– Sách chuyên khảo “Quản trị đổi mới (Innovation management)” (2021)

10. Risk and Responsibility – Rủi ro và trách nhiệm trong kinh doanh

Học phần được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu rõ về những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và các quy tắc quản trị ở nhiều mảng trong kinh doanh.

Mục tiêu của học phần:

– Trang bị cho sinh viên các hiểu biết về rủi ro trong kinh doanh, giới thiệu các rủi ro về hệ thống, tài chính, vận hành và chiến lược.

– Các cách tiếp cận đối với quản trị rủi ro, tìm hiểu về đạo đức trong kinh doanh và quản trị có trách nhiệm trong bối cảnh toàn cầu.

– Áp dụng các khung nguyên tắc quản trị rủi ro, chiến lược hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

– Đánh giá mức độ rủi ro liên quan tới các khoản đầu tư, thất bại trong vận hành và vận hành trong thị trường quốc tế.

– Thực hiện các yêu cầu về đảm bảo chất lượng trong doanh nghiệp.

Giảng viên tham gia giảng dạy

ThS, GVC Lê Thị Thanh Ngân

ThS Nguyễn Thị Thảo Quỳnh

– TS Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại thương

– Giảng viên Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Trường (2017-2018): Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn điện thoại di động của người tiêu dùng Việt Nam.

– Thành viên đề tài cấp Trường (2021-2022): Tác động của tính cách chủ doanh nghiệp đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

– Chủ nhiệm đề tài cấp Trường (2021-2022): Tăng cường tính thực tiễn trong giảng dạy các học phần chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh.

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Thành viên đề tài cấp Cơ sở (2019-2020): Tác động của văn hoá doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

– Thành viên đề tài cấp Cơ sở (2021-2022): Tăng cường tính thực tiễn trong giảng dạy các học phần chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo cử nhận chất lượng cao chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế tại CSII Trường ĐHNT tại TP.HCM.

– Thành viên đề tài cấp Cơ sở (2022-2023): Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh ở CSII Trường Đại học Ngoại thương tại TP.HCM.

11. Business Analytics – Phân tích Kinh doanh

Kỹ năng phân tích luôn được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, nhất là khi tình hình kinh tế thị trường biến động. Kiến thức và kỹ năng từ học phần này giúp người học đo lường những rủi ro tồn tại trong doanh nghiệp và phát triển các mô hình dữ liệu để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong vận hành, bao gồm: Đánh giá điểm tín dụng, Marketing, Phân tích bán lẻ, Định giá và thiết kế sản phẩm. Các công nghệ phân tích đều dựa trên các phương pháp tính toán chuyên sâu như Giả lập Monte Carlo, ra quyết định dựa trên nguyên lý Bayes và tổng hợp mô hình.

Mục tiêu của học phần:

  • Khả năng phân tích dữ liệu cao cấp để giải quyết các hoạt động Kinh doanh
  • Phương pháp tính toán chuyên sâu, sử dụng như công cụ ra quyết định về rủi ro.
  • Các giải pháp doanh nghiệp được tìm ra thông qua kiến thức và kỹ năng thực nghiệm.
  • Thẩm định và so sánh các giải pháp dựa trên dữ liệu thực tế.
  • Tối ưu hóa các mô hình ra quyết định.

Giảng viên giảng dạy

ThS Võ Hoàng Kim An

TS Đặng Lê Phương Xuân

– Giảng viên Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Trường (2022): Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh ở CSII Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM.

– Chủ nhiệm đề tài cấp Trường (2023): Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh Covid-19.

– Tiến sỹ Kinh tế, ĐH Queensland, Úc

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Thành viên đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Đông Nam Bộ (2016/2018)

– Thành viên đề tài NCKH cấp Bộ “Phát triển dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam (2015/2017)”

 

12. Data optimisation – Tối ưu hoá dữ liệu

Hiện nay, nguồn dữ liệu đang được tạo ra và sử dụng với tốc độ chóng mặt và các doanh nghiệp ngày càng lệ thuộc vào nguồn dữ liệu trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Học phần được xây dựng nhằm hướng đến trang bị cho người học khả năng đảm bảo nguồn dữ liệu đáng tin cậy, xác định độ chính xác của các phân tích đánh giá dựa trên những kỹ thuật dự đoán.

Mục tiêu của học phần:

  • Xây dựng, phát triển kiến thức nâng cao về các kỹ thuật tối ưu hóa dữ liệu và ứng dụng trong bối cảnh môi trường thay đổi, phục vụ cho việc ra quyết định của doanh nghiệp
  • Tìm hiểu các phương pháp làm sạch dữ liệu
  • Áp dụng các phương pháp tối ưu hóa để phân tích, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp

Giảng viên giảng dạy

TS, GVC Nguyễn Thị Hoàng Anh

TS Đỗ Duy Kiên

– Trưởng Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Tiến sĩ Tài chính Đại học Exeter, Anh Quốc

– Chứng chỉ Chuyên gia Phân tích Tài chính CFA

– Chứng chỉ Quản trị rủi ro tài chính FRM

– Lĩnh vực nghiên cứu: tài chính, rủi ro tài chính, tài chính định lượng

– Công bố trên các tạp chí khoa học International Journal of Forecasting, Quantitative Finance và các tạp chí khác.

– Tiến sỹ Tài chính, ĐH Middlesex, Anh

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Bài báo “The usefulness of information content of earnings and cash flow in explaning stock returns: empirical evidence for the U.K”

– Bài báo “The importance of accrual accounting in relation to earnings and cash flows in securities valuation

– Bài báo “Testing Fama-French three-factor model on Ho Chi Minh stock exchange”

– Bài báo “Corporate Social Responsibility (CSR) study: a critical realism approach”

13. Business Continuity and the Planet – Kinh doanh bền vững

Học phần được thiết kế để phát triển kiến thức, giúp người học hiểu biết và có kỹ năng đánh giá, hiểu được các thách thức trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, xuyên suốt trong bối cảnh môi trường đầy biến động.

Mục tiêu của học phần:

  • Quản lý rủi ro chiến lược, bao gồm các vấn đề khí hậu và môi trường, an ninh mạng và những khó khăn về chuỗi cung ứng cùng một số vấn đề khác.
  • Đánh giá ảnh hưởng tiềm ẩn của việc biến đổi khí hậu và các thách thức về mặt môi trường tới quy trình vận hành của doanh nghiệp.
  • Xác định bản chất của những rủi ro thuộc chuỗi cung ứng và một số cách giải quyết khả thi cho doanh nghiệp
  • Tìm hiểu về những rủi ro, đe dọa đến từ các vấn đề an ninh số của doanh nghiệp trong thời hiện đại và các biện pháp ngăn chặn, hạn chế
  • Tìm hiểu và đánh giá các công cụ, kỹ thuật quản lý khủng hoảng dành cho doanh nghiệp.
  • Phát triển khả năng lập kế hoạch chi tiết và cách tiếp cận để đảm bảo sự vận hành của doanh nghiệp cũng như hợp tác làm việc với đối tác trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  • Phát triển các kỹ năng có tính chuyển đổi linh hoạt giữa các ngành công nghiệp khác nhau

Giảng viên giảng dạy

TS, GVC Phạm Thị Mai Khanh

TS Lê Giang Nam

– Tiến sỹ Kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại thương

– Giảng viên Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

-Thành viên đề tài NCKH cấp Bộ “Phân tích định lượng tác động của các Hiệp định đầu tư song phương (BIT) tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN (2014-2016)”

– Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp trường “Cam kết về cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ (IPS) trong hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giải pháp đối với Việt Nam (2017-2018)”

– Trưởng Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại

– Tiến sỹ QTKD, Đại học Ngoại thương

– GV Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế

– Thành viên đề tài cấp Trường năm học 2019-2020 “Hoạt động marketing của các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn TP.HCM”

– Thành viên đề tài cấp Trường năm học 2019-2020 “Năng lực quản trị marketing của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành tiêu dùng tại TP. HCM: Thực trạng và giải pháp”.

14. Data visualization – Trực quan hoá dữ liệu

Trình bày dữ liệu là một phần quan trọng của quá trình xử lý và phân tích dữ liệu. Việc này yêu cầu khả năng thành thạo các phần mềm xử lý và phân tích dữ liệu khác nhau. Học phần này được thiết kế nhằm giúp người học phát triển khả năng trình bày dữ liệu một cách hệ thống, trực quan, từ đó, có thể truyển tải thông tin hữu ích của việc phân tích dữ liệu.

Mục tiêu của học phần:

  • Phát triển kiến thức về việc xử lý với các kiểu dữ liệu được thu thập.
  • Phát triển sự thành thạo của sinh viên trong việc thiết kế trực quan hóa cho dữ liệu.
  • Khám phá các phương pháp trình bày và các lý do, thời điểm thích hợp trong việc sử dụng các phương pháp này.
  • Tạo cơ hội để người học thực hành sử dụng thành thạo dữ liệu trong công tác quản trị.

 Giảng viên giảng dạy

TS Lê Trung Thành

 TS Lê Tuấn Bách

– Tiến sỹ Kinh tế lượng Tài chính, ĐH Birmingham, Anh Quốc

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

-Thành viên đề tài cấp Bộ “Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (2019-2020)”

– Thành viên chương trình nghiên cứu “Định giá tài sản và dự báo rủi ro: Ứng dụng cho quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro và quản trị tài chính (2021-2023)”

– Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tác động qua lại giữa một số thị trường tài chính quốc tế (2021-2022)”

– Tiến sỹ Quản lý chính sách kinh tế, ĐH Tomas Bata in Zlín, Cộng hoà Séc

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Thành viên chương trình nghiên cứu “Định giá tài sản và dự báo rủi ro: Ứng dụng cho quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro và quản trị tài chính (2020-2023)”

– Chủ nhiệm đề tài KH-CN cấp cơ sở “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong lập báo cáo tài chính tại Việt Nam (2021-2023)”

– Thành viên đề tài KH-CN cấp cơ sở “Xây dựng trò chơi mô phỏng lập kế hoạch tài chính và áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên Đại học Ngoại thương (2020-2022)”

15. Business Project – Dự án Kinh doanh

 Đây là một trong những học phần chính và quan trọng trong suốt quá trình học tập đối với sinh viên chương trình Cử nhân QTKD chuyên sâu Phân tích Kinh doanh. Học phần yêu cầu sinh viên kết nối và làm việc đội, nhóm, giúp sinh viên củng cố khả năng nghiên cứu, hướng tới việc ứng dụng nghiên cứu vào đời sống thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên được phát triển khả năng vận dụng kỹ năng nghiên cứu vào quá trình ra quyết định. Việc giải quyết vấn đề liên quan tới nhiều quy trình phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào truy cập, tiếp cận nguồn dữ liệu chất lượng cao mà còn vào việc xử lý, phân tích, giải mã và phân tách ý nghĩa dữ liệu.

Mục tiêu của học phần:

  • Đào tạo, mở rộng kiến thức về ứng dụng thực tế của dữ liệu trong doanh nghiệp.
  • Trang bị, rèn luyện cho sinh viên khả năng đánh giá, nhận biết về sự thay đổi, cập nhật liên tục của tri thức, dữ liệu.
  • Trang bị cho sinh viên khả năng chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu một cách độc lập bằng việc lựa chọn, lên kế hoạch, quản lý và triển khai nghiên cứu điều tra chuyên sâu về một vấn đề của doanh nghiệp với mục đích tạo ra một nghiên cứu mang lại kết quả hữu ích.
  • Rèn luyện cho sinh viên khả năng đánh giá các minh chứng bao gồm tính tin cậy, tính xác thực, khám phá sự mâu thuẫn, không đồng nhất và tìm ra nguyên nhân, đưa ra những kết luận và đề nghị với luận điểm, luận cứ vững chắc.
  • Hiểu biết về trách nhiệm cá nhân và quy tắc ứng xử, đạo đức chuyên nghiệp, tính bảo mật và sự đồng thuận.

Giảng viên giảng dạy

ThS GVC Trần Thanh Tâm

 TS Đặng Lê Phương Xuân

– ThS Luật, ĐH La Trobe, Úc. Nghiên cứu sinh ĐH La Trobe, Úc

– Giảng viên Bộ môn Kinh tế – Luật

– Thành viên đề tài cấp thành Phố “Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ của TP.HCM” (2014-2015)

– Thành viên đề tài cấp trường “Vấn đề thẩm quyền quyết định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội động trọng tài trong kinh doanh Quốc tế và một số lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam (2011-2012)”

– Thành viên đề tài cấp trường “Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn Luật tại trường ĐH Ngoại thương (2017-2018)

– Tiến sỹ Kinh tế, ĐH Queensland, Úc

– Giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán

– Thành viên đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu năng lực quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Đông Nam Bộ (2016/2018)

– Thành viên đề tài NCKH cấp Bộ “Phát triển dịch vụ giáo dục và năng lực cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam (2015/2017)”

 

***Tìm hiểu chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh – Phân tích kinh doanh do Đại học Bedfordshire (Anh Quốc) cấp bằng tại: https://cs2.ftu.edu.vn/tuyen-sinh/chuong-trinh-dao-tao-quoc-te/chuong-trinh-cu-nhan/chuong-trinh-cu-nhan-kinh-doanh-bedfordshire/tuyen-sinh-cu-nhan-kinh-doanh-bedfordshire-vuong-quoc-anh/ 

BAN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ – Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 1900 2727 88

Điện thoại: 098 345 2910 – 09464 777 45 – 094 777 1981 – 0934 188 428

Địa chỉ: Phòng A007, số 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh

Website: https://cs2.ftu.edu.vn/category/tuyen-sinh/chuong-trinh-dao-tao-quoc-te/  

Email: dtqt.cs2@ftu.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/DTQT.FTU2