CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO
Các đơn vị mà sinh viên thường liên quan nhiều nhất gồm:
1. Ban Quản lý Đào tạo - Phòng A006: xử lý các vấn đề liên quan đến đào tạo, lịch học, lịch thi, đăng ký và rút tín chỉ, quản lý, xác minh và cấp phát văn bằng tốt nghiệp, kết quả học tập, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp… Ban QLĐT có đội ngũ chuyên viên phụ trách khóa để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tại Trường.
+ Website Quản lý Đào tạo: http://qldt.cs2.ftu.edu.vn (Hoặc địa chỉ http://119.15.191.52)
+ Fanpage Quản lý Đào tạo: https://www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 - Quản lý đào tạo”)
2. Ban Công tác chính trị và sinh viên - Phòng A202: xử lý các vấn đề về đánh giá rèn luyện, quản lý sinh viên ngoại trú, cấp các giấy chứng nhận để sinh viên đi nước ngoài, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự….. làm thẻ sinh viên. Quản lý hộp thư góp ý và các kênh tiếp nhận phản ánh từ người học của Cơ sở II. Fanpage Ban CTCT&SV: link
3. Ban Quản trị thiết bị - Phòng A110: quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phòng học, vệ sinh, bãi xe....
4. Giáo viên chủ nhiệm: Vào đầu mỗi học kỳ Cơ sở II sẽ gửi thông báo về việc phân công Giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp, Giáo viên chủ nhiệm sẽ hỗ trợ sinh viên về các vấn đề học thuật, ngành nghề, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề khác trong quá trình học tập.
5. Đoàn TN – Hội SV là đầu mối tổ chức các hoạt động, phong trào sinh viên, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, sinh viên nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt.
6. Ngoài ra các Ban, Bộ môn là các đơn vị hỗ trợ sinh viên về các vấn đề liên quan. Sinh viên có thể tham khảo thông tin tại phần 1.2 về Cơ cấu tổ chức Cơ sở II
Bên cạnh đó, khi sinh viên có ý kiến góp ý hay phản ánh về bất cứ vấn đề nào trong quá trình học tập, sinh viên có thể gửi tới Nhà trường thông qua Hòm thư góp ý được đặt trong khuôn viên Cơ sở II hoặc hình thức gửi trực tuyến trên Fanpage FTU Connect hoặc mục Phản ánh trên website Cơ sở II:
+ FTU Connect: link
+ Phản ánh: link
Sinh viên theo dõi câu trả lời các vấn đề thắc mắc, góp ý tại mục “Phản hồi” trên website CSII tại đường link.
Sinh viên muốn khiếu nại, thắc mắc về vấn đề liên quan tới đào tạo, văn bằng, tốt nghiệp, học bổng.... thì liên hệ trực tiếp với bộ phận chức năng đó để trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối với các vấn đề liên quan đến đào tạo thì sinh viên liên hệ Ban quản lý Đào tạo theo 1 trong 3 cách sau:
1. Cách 1: Trình bày thắc mắc, khiếu nại qua email.- Sinh viên gửi email đến chuyên viên phụ trách khóa, gửi CC cho Trưởng, phó Ban Quản lý đào tạo để nắm tình hình thực hiện.
- Khi gửi email, sinh viên phải ghi rõ họ tên, mã số sinh viên, khối/lớp, SĐT
- Các email cần biết:
+ ThS Trần Quốc Đạt - Trưởng Ban QLĐT – tranquocdat.cs2@ftu.edu.vn
+ ThS Bùi Văn Yến - Phó Trưởng Ban QLĐT - buivanyen.cs2@ftu.edu.vn
+ ThS Trần Thị Ngọc Anh - Chuyên viên phụ trách khóa K57 - tranthingocanh.cs2@ftu.edu.vn
+ ThS Trần Thị Thu Thủy - Chuyên viên phụ trách khóa K58- tranthithuthuy.cs2@ftu.edu.vn
+ Dương Thu Hương – Chuyên viên phụ trách khóa K59 - duongthuhuong.cs2@ftu.edu.vn
+ Võ Thị Phương Uyên- Chuyên viên phụ trách khóa K60 – vothiphuonguyen.cs2@ftu.edu.vn
2. Cách 2: Liên hệ trực tiếp với chuyên viên phụ trách khóa tại Ban QLĐT (Phòng A006) để được hướng dẫn. 3. Cách 3: Sinh viên gửi tin nhắn qua:- Website Quản lý Đào tạo: http://qldt.cs2.ftu.edu.vn (Hoặc địa chỉ http://119.15.191.52)
- Fanpage Quản lý Đào tạo: https://www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 - Quản lý đào tạo”).
Sinh viên cần trình bày rõ cho phụ huynh các quy chế, quy định của Nhà trường có liên quan đến vấn đề và cách thức xử lý của Cơ sở II là có đúng quy định hay không. Nếu Cơ sở II đã xử lý đúng quy định thì sinh viên phải báo cáo đầy đủ với phụ huynh và đề nghị phụ huynh không liên hệ với Cơ sở II để xin xem xét hay xử lý linh hoạt vì Cơ sở II phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định, quy chế. Trong trường hợp các bộ phận chức năng của Cơ sở II xử lý không đúng quy định hiện hành, sinh viên viết đơn, nêu rõ sự việc, các căn cứ pháp lý để khẳng định các bộ phận chức năng đã xử lý không đúng quy định, nộp đơn cho Giáo viên chủ nhiệm. Ban Quản lý Đào tạo có trách nhiệm xử lý đơn thư theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định.
Sau khi đơn thư đã được giải quyết (lần 2) nhưng phụ huynh vẫn thấy chưa thỏa đáng thì có thể đến Trường để trao đổi với các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, trước khi đến làm việc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II, phụ huynh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về tình hình chấp hành quy định của sinh viên, các quy định có liên quan của Nhà trường và đơn đề nghị giải quyết sự việc của sinh viên đã có ý kiến trả lời của Ban Quản lý Đào tạo. Phụ huynh không liên lạc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II qua điện thoại vì việc trao đổi thông tin này thường không được đầy đủ và chi tiết.
Một số nguồn thông tin sau đây học viên, sinh viên cần truy cập, tiếp cận thường xuyên để nắm thông tin:
- Website của Trường: http://ftu.edu.vn
- Website của Cơ sở II: http://cs2.ftu.edu.vn
- Website Quản lý Đào tạo: http://qldt.cs2.ftu.edu.vn (Hoặc địa chỉ http://119.15.191.52)
- Fanpage Quản lý Đào tạo: https://www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là "FTU2 - Quản lý đào tạo")
- Bảng thông báo của Ban Kế hoạch – Tài chính (các thông tin về học phí, học bổng...)
- Bảng tin Đoàn – Hội.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỌC BỔNG VÀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ
Đối với kỳ nhập học đầu tiên Sinh viên có thể nộp học phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (theo giấy báo nhập học)
Đối với các học kỳ còn lại: Sinh viên nộp học phí qua ngân hàng tương ứng với khối lượng học tập đã đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống mạng Internet theo thông báo của Nhà trường.
Căn cứ vào quỹ học bổng hàng năm, mỗi học kỳ Cơ sở II tổ chức xét học bổng cho sinh viên dựa vào kết quả học tập. Những loại học bổng khuyến khích học tập Nhà trường dành cho sinh viên như sau:
- Học bổng KKHT dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt (học bổng A)
- Học bổng KKHT dành cho sinh viên chương trình đặc biệt (học bổng B). Sinh viên được nhận học bổng A vẫn được xét để nhận học bổng B
- Học bổng KKHT dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng C) - là học bổng dành cho các sinh viên có két quả học tập tốt nhưng chưa đạt học bổng A và B
- Học bổng KKHT dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào, đầu ra (học bổng D)
- Học bổng KKHT dịp Tết Nguyên đán dành cho sinh viên có hoàn cảnh khóa khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng E)
Ngoài các loại học bổng khuyến khích của Nhà trường, sinh viên còn có nhiều cơ hội nhận học bổng từ các doanh nghiệp, các tổ chức như chính phủ Nhật Bản. Sinh viên cần theo dõi các trang thông tin của Cơ sở II cũng như nhận thông báo từ Nhà trường để kịp thời nộp đơn xin học bổng của doanh nghiệp.
Nếu không đóng học phí hoặc đóng học phí muộn sinh viên sẽ không được đăng ký tín chỉ cho học kỳ tiếp theo, đồng thời, sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định của Nhà trường
Sinh viên viết Đơn xin xem xét gia hạn thời gian đóng học phí và nộp cho Giáo viên chủ nhiệm trước khi hết hạn nộp học phí (sinh viên có thể kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương về việc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nếu có).
Nhà trường sẽ chuyển các khoản học bổng, phụ cấp, tiền thưởng,… từ nguồn kinh phí của trường cho sinh viên thông qua tài khoản của sinh viên. Sinh viên không nhận tiền mặt trực tiếp.
Câu 1: Quy định về miễn, giảm học phí:
- Đối tượng (căn cứ Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo)
- Miễn, giảm học phí
- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Sinh viên bị khuyết tật;
- Sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định;
- Sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (giảm 70% học phí);
- Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên (giảm 50% học phí).
- Hỗ trợ chi phí học tập
Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
* Lưu ý: Không áp dụng đối với sinh viên Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.
- Hồ sơ
- Đơn đề nghị miễn giảm học phí (theo mẫu đính kèm)
- Giấy khai sinh (bản sao chứng thực)
- Các giấy tờ có liên quan (bản sao chứng thực)
- Đơn vị nhận hồ sơ: Ban CTCT&SV.
- Thời gian nộp hồ sơ: đầu mỗi học kỳ (Tháng 08 và tháng 02) khi có thông báo của Cơ sở II.
Câu 2: Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học phí không?
Theo quy định của Nhà nước, sinh viên phải thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo của năm xét miễn, giảm học phí và thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số
CÁC VẤN ĐỀ VỀ Y TẾ VÀ BẢO HIỂM
Theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT. Trường hợp sinh viên thuộc diện được cấp thẻ ở địa phương hoặc đã tham gia theo hộ gia đình thì photo thẻ BHYT nộp cho Bộ phận y tế (phòng A008) khi có Thông báo và không phải tham gia BHYT tại trường nữa.
Mọi trường hợp mất thẻ, thẻ in sai thông tin hoặc các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm y tế sinh viên liên hệ trực tiếp Bộ phận y tế (phòng A008) để được hướng dẫn và cấp lại thẻ BHYT.
Địa chỉ liên hệ: 028 3512 7254 (số nội bộ 308 - 309) hoặc:
- Cô Võ Thị Sâm: 0979 894 879 - Email: vothisam.cs2@ftu.edu.vn
- Cô Chu Thị Xuân Hạ: 0848 717 757 - Email: chuthixuanha.cs2@ftu.edu.vn
Việc không tham gia bảo hiểm y tế là vi phạm quy định của Nhà nước nên sinh viên phải đăng ký mua bổ sung. Ngoài ra sinh viên sẽ bị xem xét trừ điểm rèn luyện và Nhà trường sẽ thông báo với gia đình để phối hợp thực hiện đúng và đầy đủ quy định của Nhà nước
Nếu bị mệt hoặc gặp các bệnh thông thường, sinh viên có thể liên hệ bộ phận Y tế để được thăm khám sơ bộ, nghỉ ngơi và nhận thuộc bổ, thuốc thông thường như thuốc ho, cảm cúm, giảm đau….
Khi tham gia bảo hiểm tai nạn, sinh viên sẽ được bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian học tại trường - tối đa 4 năm. Trong trường hợp không may gặp tai nạn và thuộc các trường hợp được bảo hiểm thì sinh viên có thể được bồi thường tối đa 25 triệu đồng/năm cho các chi phí cấp cứu, chi phí điều trị, chi phí bồi dưỡng.
- Thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm:
+ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm;
+ Giấy xác nhận sinh viên đã tham gia bảo hiểm;
+ Biên bản tai nạn có xác nhận của Nhà trường, của chính quyền địa phương hoặc của công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn;
+ Xác nhận điều trị của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn).
CÁC CÂU HỎI VỀ VIỆC THAM GIA ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI SINH VIÊN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ
Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đều có những câu lạc bộ và đội nhóm trực thuộc với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.
TT | Đơn vị quản lý | Câu lạc bộ | Fanpage |
1 |