Góc nhìn gần gũi và thực tế về thiết kế sự nghiệp, hoạch định tương lai
On May 08 2025, the Department of Foreign Languages at Foreign Trade University Campus II organized a business networking program themed “Career Orientation in the Age of AI – Adapting and Thriving in Japanese Companies.” The event featured Mr. Nguyễn Đình Phúc – Chief Executive Officer of HRnavi and Mr. Trần Anh Huy who are seasoned experts in human resources and it also attracted a large number of students from various Japanese classes.
Ngày 08 tháng 05 năm 2025, Bộ môn Ngoại ngữ tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp với chủ đề “Định hướng nghề nghiệp trong thời đại AI – Thích nghi và phát triển khi làm việc tại Doanh nghiệp Nhật Bản”. Chương trình có sự góp mặt của báo cáo viên anh Nguyễn Đình Phúc – Tổng giám đốc Công ty HRnavi, và khách mời anh Trần Anh Huy, giảng viên Học viện HRI, là những người chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nhân sự, cùng đông đảo sinh viên tiếng Nhật các lớp.
Chương trình được bắt đầu với những câu chuyện trải nghiệm cá nhân, những thất bại, băn khoăn thời sinh viên từ diễn giả và khách mời. Anh Nguyễn Đình Phúc đã chia sẻ phong cách làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản, nơi mà cam kết lâu dài, sự bàn bạc, thống nhất trước khi hành động, tinh thần tự giác và trách nhiệm được coi trọng. Anh Trần Anh Huy qua lăng kính hài hước, đã chia sẻ những cảm nhận của mình về tính cách người Nhật. Đó là sự trọng lời hứa, mà cao hơn là sự tuân thủ quy định và thời gian, là nguyên tắc HORENSO “Báo cáo – Liên lạc – Thảo luận” trong công việc, là sự trọng lễ nghi (reigitadashi 礼儀正しい) trong giao tiếp và lòng tự tôn dân tộc, đòi hỏi người lao động cần tôn trọng và thấu hiểu.
Tâm điểm chính của chương trình xoay quanh chủ đề thiết kế sự nghiệp. Dù ở bất kỳ thời đại nào, sự bản lĩnh trong hoạch định con đường tương lai là chìa khóa vững bền giúp người trẻ sớm định hình được vị thế và toả sáng tại nơi làm việc. Theo diễn giả, sinh viên thế hệ Gen Z cần hiểu đúng về khái niệm sự nghiệp và không hiểu lầm việc “được là chính mình”, “làm vì đam mê”. Ta cần hiểu đúng về bản thân, từng bước khơi dậy đam mê thông qua làm việc chăm chỉ và phấn đấu từng ngày. Mỗi người cần phát triển tiêu chuẩn tự thân kodawari như một lý tưởng để không ngừng nỗ lực, hướng tới tinh thần thẩm mỹ cao và chỉn chu đến từng chi tiết.
Thú vị hơn nữa là những chia sẻ của báo cáo viên về việc nên cân bằng Chơi và Làm. Thời đại trí tuệ nhân tạo lên ngôi, sinh viên cần tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm để làm chủ AI, biến AI thành trợ lý ảo hỗ trợ mình, từ đó có dành thời gian và cả tiền bạc cho việc tận hưởng được cuộc sống, xây dựng nhiều mối quan hệ xã hội và phát triển năng lực bản thân. Qua những chia sẻ sâu sắc này, sinh viên có thể soi chiếu lại chính mình và xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với năng lực và mục tiêu cá nhân.
Cùng với việc hiểu và phát triển bản thân, diễn giả cũng chỉ ra một kỹ năng nổi bật giúp sinh viên tạo dấu ấn riêng biệt trong thời đại AI, đó là nghệ thuật kể chuyện (story Telling). Trong bối cảnh AI có thể tạo ra hình ảnh, văn bản, thậm chí cả ý tưởng, con người cần làm điều mà máy móc không thể – đó là thổi hồn vào sản phẩm, tạo cảm xúc vào những thứ AI đã tạo ra giúp mình.
Với những thảo luận sôi nổi, sự kiện mang đến cho sinh viên góc nhìn mới về việc định hướng nghề nghiệp trong thời đại AI, đồng thời trang bị hành trang vững chắc để các bạn tự tin bước vào con đường phát triển sự nghiệp sau này.

Mr. Phúc shared personal stories in an open and humorous manner

Students engaged in a dynamic Q&A session with the guest speaker

Mr. Huy shared insights on aligning personal traits with Japanese corporate culture

Students took photo with the guest speakers