Vừa qua vào ngày 30/09 và ngày 17/10, Ban Đào tạo quốc tế – Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP.HCM đã tổ chức chuyến tham quan thực tế tại Shopee Vietnam dành cho các bạn các bạn sinh viên thuộc chương trình Cử nhân Quản trị Marketing Northampton (Anh Quốc) lớp K60NO.
* On September 30th and October 17th, the International Training Department – Campus II of Foreign Trade University in Ho Chi Minh City organized a field trip to Shopee Vietnam for students from the Northampton Bachelor of Marketing Management program, class K60NO.
Trong chuyến tham quan này, các bạn sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing Northampton đã được lắng nghe từ những anh chị Nhân sự đại diện Shopee Vietnam chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp, kiến thức thực tiễn về cách vận hành, quản lý, cũng như quá trình hình thành và phát triển của công ty. Bên cạnh đó các bạn cũng có cơ hội được khám phá và trải nghiệm không gian làm việc hiện đại và đầy tiện nghi tại văn phòng Shopee Vietnam.
Một phần quan trọng trong buổi tham quan thực tế là các bạn sinh viên được tìm hiểu thêm về những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp thông qua chương trình Graduate Development Program 2025 (GDP) tại Shopee & SeaMoney, qua đó các bạn sinh viên đã có cơ hội trao đổi cùng các anh chị đại diện phòng Nhân sự về kinh nghiệm phỏng vấn và hành trình làm việc tại nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
Chuyến đi thực tế đến doanh nghiệp đã cung cấp cho các sinh viên chương trình Đào tạo Quốc tế nhiều thông tin giá trị, kiến thức thực tế, kinh nghiệm bổ ích cùng những chia sẻ hữu ích từ phía doanh nghiệp. Đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp sinh viên chương trình Đào tạo Quốc tế xác định kỹ năng cần rèn luyện, phục vụ nghề nghiệp trong tương lai.
Cùng nhìn lại một số hình ảnh tiêu biểu của các bạn sinh viên chương trình Cử nhân Quản trị Marketing trong chuyến tham quan thực tế tại Shopee Việt Nam vừa qua.
Tìm hiểu các chương trình Đào tạo Quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh Cơ sở II:
BAN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ – Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh. Hotline: 09464 777 45
Phụ trách tuyển sinh: Cô Hường 094 777 1981
Địa chỉ: Văn phòng A007, Số 15, Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Email: dtqt.cs2@ftu.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/DTQT.FTU/
» GVCN QTKD Phân tích Kinh doanh – Bedfordshire UK : Cô Kim 0934 188428 – Cô Giang
» GVCN Quản trị Marketing – Northampton UK: Cô Trà 0396453516 – Cô Nhân – Thầy Hiếu
» GVCN QTKD Canada – Hoa Kỳ: Cô Hằng 0904 638825
» GVCN Logistics & QLCCU Curtin Úc: Cô Đoan 07745 08960
Chức năng: Tham mưu và triển khai công tác thư viện và phục vụ bạn đọc;
Nhiệm vụ:
Thực hiện công tác thư viện: Bổ sung học liệu, biên mục, chuyển đổi số, tổ chức phục vụ, phát triển tiện ích thư viện, phục vụ tra soát đạo văn, triển khai hoạt động bạn đọc và truyền thông thư viện;
Liên kết với thư viện các trường đại học, cơ quan, tổ chức trong khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung, phát triển dịch vụ phục vụ nghiên cứu khoa học và cộng đồng;
Thực hiện các công tác theo hướng dẫn của Thư viện Trung tâm.
II. Cơ cấu tổ chức
Ban thư viện hiện tại có 07 viên chức : 01 Phó Trưởng ban, 04 chuyên viên và 02 thư viện viên . Trong đó có 03 thạc sĩ và 04 cử nhân.
STT
Họ và tên
Chức vụ
Email
Số máy nhánh
1
ThS Bùi Thị Thúy Quyên
Phó Trưởng Ban
buithithuyquyen.cs2@ftu.edu.vn
853
2
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thư viện viên
nguyenthingocha.cs2@ftu.edu.vn
301
3
Nguyễn Nhật Hạ
Chuyên viên
nguyennhatha.cs2@ftu.edu.vn
854
4
ThS Hồ Thị Hồng Hạnh
Chuyên viên
hothihonghanh.cs2@ftu.edu.vn
322
5
Nguyễn Thị Huế
Thư viện viên
nguyenthihue.cs2@ftu.edu.vn
855
6
ThS Nguyễn Lê Na
Chuyên viên
nguyenlena.cs2@ftu.edu.vn
852
7
Trần Ngọc Sơn
Chuyên viên
tranngocson.cs2@ftu.edu.vn
322
III. Liên hệ
– Ban Thư viện, trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh.
– Địa chỉ: Nhà A, tầng 3, Phòng A.301 và A.304, số 15, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh.
– Email: tv.cs2@ftu.edu.vn. Điện thoại: 028.35127254 (301, 322, 851- 855)[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Ngày 30/10/2024, vòng chung kết của chuỗi hoạt động đổi mới, sáng tạo, kết nối WE, FTU2 – THE ICEBREAKERS năm 2024 đã chính thức khép lại với những màn tranh tài gay cấn, vinh danh Top 7 đội thi xuất sắc nhất. FTU2 – THE ICEBREAKERS năm 2024 khép lại, đã hoàn thành sứ mệnh kết nối, hỗ trợ các tân sinh viên K63 xây dựng mạng lưới và mối quan hệ cá nhân, chia sẻ kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống trong môi trường đại học.
On October 30, 2024, the grand finale of the innovative, creative, and connective event series WE, FTU2 – THE ICEBREAKERS 2024 officially concluded with intense competitions, honoring the top 7 outstanding teams. WE, FTU2 – THE ICEBREAKERS 2024 has successfully completed its mission of connecting and supporting freshman class of 2023 to build networks and personal relationships, share experiences, and develop essential soft skills for university life.
Tiếp nối âm vang của 04 mùa trước, chuỗi hoạt động “We, FTU2 – The Icebreakers” mùa thứ 05 đã trở lại mạnh mẽ với diện mạo hoàn toàn mới, trở thành một sân chơi sáng tạo, sôi động dành riêng cho các tân sinh viên khóa 63. Chuỗi hoạt động của chương trình được chia thành 03 phần, mỗi phần là một trải nghiệm đáng nhớ trong những ngày đầu bước vào môi trường đại học đầy bỡ ngỡ của tân sinh viên K63.
Phần 1: We, The Connectors
Phần mở đầu của chuỗi hoạt động mang tên “We, The Connectors”, hướng đến việc tạo ra những kết nối ban đầu giữa tân sinh viên và các thầy cô giảng viên, viên chức nhà trường, cùng các anh chị khóa trên thông qua mô hình đồng hành sáng tạo. Mỗi nhóm sinh viên khóa 63 sẽ được kết nối với Companion là các anh chị khóa trên và 01 Mentor là các thầy cô, cùng nhau làm việc và tạo ra những sản phẩm/ dự án độc đáo.
Ngày 19, 20/10/2024, chuỗi hoạt động Hackathon – chương trình giao lưu phát triển tư duy đồng sáng tạo để kết nối, lập nhóm và xây dựng ý tưởng cho tân sinh viên K63, đã có hơn 800 sinh viên được chia thành 21 nhóm cùng tham gia vào các trò chơi gắn kết tinh thần đồng đội, đồng thời các đội sẽ cùng nhau lên ý tưởng cho dự án/ sản phẩm dự thi của đội mình. Các đội thi được khuyến khích phát triển dự án theo nhiều chủ đề đa dạng như: Truyền thông, Văn nghệ, Đổi mới sáng tạo và Dự án cộng đồng, giúp mỗi đội có thể tự do bộc lộ cá tính và khẳng định sắc màu riêng biệt của mình.
Phần 2: Our Differentiated Products
Đến với “Our Differentiated Products”, các nhóm dự thi trình bày các dự án mà nhóm đã thực hiện. Vòng Bán kết diễn ra vào ngày 24, 25/10/2024, với 21 nhóm dự thi, Ban Giám khảo đã chọn ra các đội thi xuất sắc nhất để tiến vào vòng chung kết. Theo kế hoạch ban đầu, sẽ có 10 đội được chọn vào vòng chung kết, song với những sản phẩm chỉn chu và phần trình bày ấn tượng của các đội thi năm nay đã khiến Ban Giám khảo quyết định chọn thêm 01 đội tiến vào chung kết – nâng tổng số đội thi tại vòng chung kết lên 11 đội, tạo nên một vòng chung kết đầy bất ngờ và kịch tính.
Vòng chung kết đầy kịch tính diễn ra vào ngày 30/10/2024 đã chính thức khép lại với ngôi vị Quán quân chung cuộc thuộc về nhóm TÒ HE TÍ với dự án truyền thông mang trò chơi dân gian tò he đến gần hơn với các bạn trẻ nhằm lan toả các giá trị văn hoá, truyền thống. Chủ nhân của danh hiệu Á quân thuộc về nhóm ONG FỜ TU với dự án cộng đồng cùng tên, với mong muốn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Nhóm RED FLAG cũng đã xuất sắc đạt giải Quý quân với dự án cộng đồng “Làm bạn cùng EM” – Dự án đặc biệt chú trọng đến việc gặp gỡ và làm bạn với những đối tượng đặc biệt (người khuyết tật và trẻ em cơ nhỡ), qua đó giúp mọi người thấu hiểu và đồng cảm hơn với những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống. Giải Ấn tượng của We, FTU2 – The Icebreakers gọi tên nhóm GOLDEN HORIZONS với vở kịch truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thương trong xã hội mang tên “TA”. 03 nhóm đạt giải khuyến khích lần lượt thuộc về Nhóm THE HIDDEN GEM với MV “Tuổi 18” , nhóm BLACK OPS với dự án cộng động “4G” và nhóm Tiny Deer với dự án truyền thông cùng tên.
Phần 3: We, The Guiders
Chuỗi hoạt động “We, The Guiders” – Chuỗi hoạt động chia sẻ đến từ các diễn giả với những chủ đề vô cùng bổ ích và thiết thực, giúp sinh viên vượt qua những khó khăn ban đầu, nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với môi trường mới. Phần 3 được tổ chức với 10 chủ đề khác nhau, kéo dài xuyên suốt trong vòng 01 tháng và thu hút hơn 3000 lượt sinh viên tham gia. Qua phần 3 của chương trình, các bạn tân sinh viên đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kỹ năng thông qua các chủ đề như định hướng nghề nghiệp theo chuyên ngành, hành trang hội nhập, xây dựng phong cách sinh viên FTU2, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…
Cùng nhìn lại hành trình một tháng vừa qua cùng We, FTU2 – The Icebreakers nhé!
In the interview series with FTU Alumni and Firms: The Essentials for the Auditing Journey
The Faculty of Business Administration & Finance – Accounting, Foreign Trade University – HCMC Campus have has launched a series of special interviews with top industry managers and experts, aiming to provide practical experience and in-depth knowledge to students majoring in Accounting and Auditing. Our faculty was honored to introduce Ms. Nguyễn Thị Thanh Trúc – Audit Senior at Deloitte Vietnam Audit Company Limited, who is also an alumna of FTU2 majoring in the Accounting – Auditing, Class K55C. Through profound conversations around her work and industry experiences, we hope that students will gain valuable insights and receive useful career advice. This will help them better understand their field of study and prepare more effectively for their future careers.
Nhằm bổ sung kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu cho sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán, Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP.HCM đã thực hiện chuỗi bài phỏng vấn đặc biệt với các các nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành. Chúng mình hân hạnh giới thiệu bạn Nguyễn Thị Thanh Trúc – Trưởng nhóm Kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam, đồng thời cũng là cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán K55C của FTU2. Từ những cuộc trò chuyện sâu sắc xoay quanh những chia sẻ về công việc và trải nghiệm trong ngành, hy vọng các bạn sinh viên sẽ tiếp nhận được những thông tin giá trị cũng như có cho mình những lời khuyên hữu ích về nghề nghiệp, giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học và chuẩn bị tốt hơn cho công việc tương lai.
Xin chào Trúc, bạn có thể chia sẻ công việc hàng ngày của mình là gì không?
Chào bạn, công việc của mình chủ yếu là phụ trách việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kiểm toán, đảm bảo rằng quy trình kiểm toán được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả tuân thủ các chuẩn mực và quy định có liên quan. Ngoài ra, mình còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm kiểm toán, phối hợp công việc và giám sát tiến độ của các thành viên trong nhóm, cũng như giao tiếp với khách hàng và báo cáo công việc với cấp cao hơn trong công ty.
Với kinh nghiệm của mình, bạn nghĩ những kỹ năng nào là cần thiết nhất đối với sinh viên ngành Kế – Kiểm?
Đầu tiên là kỹ năng phân tích và suy luận logic, bởi vì trong kiểm toán, bạn sẽ cần thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, và rút ra những kết luận từ những thông tin đó. Bạn cần dùng tư duy nhận biết được các vấn đề để đảm bảo việc đưa ra ý kiến kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai là khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Kiểm toán hoạt động theo nhóm, mỗi thành viên phụ trách một phần công việc và các phần này đều có liên quan đến nhau, do đó rất cần kỹ năng làm việc nhóm để có cái nhìn toàn diện và nâng cao hiệu quả làm việc. Ngoài ra, kiểm toán là làm dịch vụ, phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau, đây là lúc kỹ năng giao tiếp phát huy thế mạnh của mình.
Cuối cùng, kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng, vì khối lượng công việc cần làm là rất nhiều, với đòi hỏi cao về chất lượng công việc cũng như là các deadline rất sát sao, chặt chẽ.
Theo bạn, những lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế – Kiểm có những lợi ích gì đối với sinh viên?
Lĩnh vực Kế – Kiểm là một trong những lĩnh vực có nhu cầu cao về chuyên gia có trình độ, và cung cấp nhiều cơ hội thăng tiến. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế – Kiểm cũng được tiếp cận nhiều cơ hội làm việc với nhiều ngành nghề khác nhau, từ tư vấn thuế đến kiểm toán nội bộ hoặc thậm chí là tài chính cho các công ty lớn. Nếu bạn thích làm việc với các con số, phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề, đây là một sự lựa chọn rất tuyệt vời.
Cuối cùng, bạn có lời khuyên gì dành cho các bạn sinh viên đang theo đuổi ngành Kế – Kiểm?
Trên hành trình học tập và phát triển sự nghiệp, việc trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tế là yếu tố then chốt giúp sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán tự tin bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao như Kiểm toán, kiến thức chuyên ngành được tích lũy qua các lớp học trên giảng đường và từ việc tự học các chương trình kế toán viên công chứng quốc tế như ACCA, ACA, CPA, CMA, CIMA, … cần được chú trọng hơn cả. Đây là điều mình nhận ra và càng lúc càng thấy chính xác sau quá trình làm việc trong ngành.
Mặc dù thực tập là cách tốt để học hỏi kinh nghiệm thực tế, nhưng đừng để việc đi làm sớm làm mất đi sự tập trung vào việc học. Các bạn cần đảm bảo hiểu rõ và nắm vững kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu ngay trên lớp. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có đủ nền tảng kiến thức trước khi bắt đầu gia nhập môi trường làm việc. Đây là yếu tố then chốt để bạn có thể phát triển xa hơn trong thực tế công việc sau này. Bên cạnh đó, dù rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các hoạt động ngoại khoá và tự rèn luyện là rất quan trọng, nhưng không nên để các hoạt động này chiếm quá nhiều thời gian mà bỏ qua việc tập trung bồi dưỡng năng lực chuyên môn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hãy cân bằng giữa học tập với các hoạt động khác và học cách quản lý thời gian hiệu quả.
Ngoài kiến thức từ trường học, việc tự học và đạt được các chứng chỉ hành nghề chuẩn quốc tế vừa là tấm vé thông hành hữu ích trong nghề vừa sẽ giúp bạn củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn. Các chứng chỉ này có giá trị trên toàn thế giới và được các doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng. Các tổ chức cung cấp những chứng chỉ này cũng có mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ mật thiết, lâu dài với trường nên các bạn cũng có thể sớm tiếp cận các thông tin qua những chương trình, hội thảo, sự kiện mà Nhà trường thường xuyên tổ chức/đồng tổ chức với họ cho sinh viên. Khi bạn luôn lắng nghe và thường xuyên hỏi xin những tư vấn từ các giảng viên, mentor và các chuyên gia trong ngành, bạn có thể nhận được những chia sẻ quý báu về cả kiến thức và kinh nghiệm, và được họ hướng dẫn đi đúng hướng.
Cuối cùng, mình khuyên các bạn hãy luôn nỗ lực học hỏi và tự rèn luyện các kỹ năng. Đừng ngại khó khăn và luôn dám thử thách bản thân! Hy vọng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp các bạn sinh viên có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp trong ngành Kế – Kiểm, với sự cân bằng giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. Chúc các bạn thành công trên con đường chuyên môn và hành trình nghề nghiệp sau này của mình!
Bộ môn xin gửi lời cám ơn và chúc Trúc nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hy vọng sẽ Trúc sẽ có dịp chia sẻ nhiều hơn với Bộ môn và với các em sinh viên trong tương lai.
From October 17 to October 27, 2024., five students from the Japanese Language class at the Foreign Trade University Ho Chi Minh City Campus, successfully completed the Cultural Exchange Program in Ichinoseki City, Iwate Prefecture, Japan, as part of the Ichinoseki Homestay Programme 2024.
Từ ngày 17/10 đến 27/10/2024, năm sinh viên lớp Tiếng Nhật Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn thành tốt đẹp chuyến đi giao lưu trải nghiệm văn hóa tại thành phố Ichinoseki, tỉnh Iwate, Nhật Bản, thuộc khuôn khổ Ichinoseki Homestay Programme năm 2024.
Chương trình Ichinoseki Homestay Programme, do Hiệp hội Hữu nghị Fujisawa tài trợ, đã cung cấp toàn bộ chi phí cho 10 ngày homestay tại gia đình Nhật Bản dành cho sinh viên Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP.HCM suốt 27 năm qua. Mục tiêu của chương trình là tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu sâu sắc về văn hóa và trải nghiệm cuộc sống thực tế trong các gia đình Nhật Bản.
Tham gia chương trình năm nay gồm có 4 sinh viên thuộc khoá K60 là Nguyễn Quốc Tiến, Hoàng Thanh Hương, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trần Tuyết Thu và 1 sinh viên khoá K61 là Trần Hữu Thắng. Cùng tham gia chuyến đi có ông Trần Trung Dũng, Hội trường Hiệp hội hữu nghị Fujisawa tại Việt Nam.
Trong chuyến giao lưu, ngoài việc được trải nghiệm được sinh hoạt và ở lại gia đình người Nhật tại Ichinoseki với các gia đình host, các sinh viên còn được tham gia rất nhiều hoạt động như trải nghiệm văn hoá trà đạo; nghệ thuật làm giấy truyền thống Washi của Nhật Bản; tham quan nhà máy tái chế NIKKO FINE MEC, công ty công nghiệp Tori, trang trại ARK; giao lưu với trường cấp 2 Fujisawa và trường cấp 3 Shuko; tham quan các thắng cảnh nổi tiếng tại địa phương như Geibikei, Genbikei và Chùa Chusonji một di sản văn hóa thế giới nổi tiếng vùng Đông Bắc Nhật Bản cũng như đến thăm và chào ngài Thị trưởng Thành phố Ichinoseki.
Về phía sinh viên, năm nay các bạn giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với người dân Ichinoseki theo một cách hoàn toàn mới mẻ thông qua việc trình diễn bằng tiếng Nhật vở kịch “Khi hoa anh đào nở” được chính các bạn dàn dựng dựa trên câu chuyện Công nữ Anio, kể về mối quan hệ tốt đẹp lâu đời giữa Việt Nam và Nhật Bản
Dưới đây là những chia sẻ và cảm nhận của các bạn sinh viên tham dự chương trình Ichinoseki Homestay Programme năm nay:
Nguyễn Quốc Tiến: Những hoạt động và trải nghiệm đầy thú vị tại Nhật Bản đã để lại cho mình nhiều cảm xúc và bài học mới mẻ về đất nước này. Hơn nữa mình đã có thêm một gia đình thứ hai. Anh chị nhà Sotaro – những người trước đây chưa từng gặp gỡ, nhưng lại đối xử rất tốt và nhiệt tình, như thể mình là một thành viên trong gia đình. Chuyến đi này đã khiến Quốc Tiến càng thêm khao khát được quay lại và khám phá Nhật Bản.
Hoàng Thanh Hương: Mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc chia tay gia đình host và những người bạn đồng hành, lòng mình không khỏi bùi ngùi, luyến tiếc khó tả. Mười ngày ấy đủ dài để Ichinoseki trở thành quê hương thứ hai của mình, và cũng đủ ngắn để lòng mình mãi khắc khoải về một ngày trở lại. Mình hứa sẽ quay lại thăm bố mẹ, thăm tất cả mọi người ở Ichinoseki, nơi mà trái tim mình vẫn luôn hướng về.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên: Dù chỉ mới gặp lần đầu, ba mẹ ở Nhật đã đối xử với mình như người trong gia đình và nhiệt tình chỉ dạy những điều về Nhật Bản mà mình chưa biết. Mình đã có dịp tham quan bảo tàng tưởng niệm những mất mát do cơn sóng thần năm 2011 ở Iwate, từ đó hiểu hơn về những khó khăn của người dân trong thiên tai và nghị lực phi thường của người Nhật Bản trong việc khôi phục. Mình rất cảm ơn chương trình đã cho mình cơ hội tham gia chuyến đi này. Gia đình và mọi người ở Iwate đã giúp mình khao khát trở lại Nhật trong tương lai.
Trần Hữu Thắng: Mười ngày ở Nhật là mười ngày của những chuyến đi, những trải nghiệm một nền văn hóa mới và quan trọng nhất là những cuộc gặp gỡ không biết trước và mình xem đó là gia đình, là ba mẹ. Ngày tháng ở đây mình hoàn toàn không thấy lạc lõng mà cảm giác thân thuộc, gần gũi như một gia đình. Mỗi trải nghiệm là một bài học về đất nước, về con người Nhật Bản. Mình thầm cảm ơn chương trình đã tạo cơ hội cho mình tham gia chuyến đi lần này. Hành trình này sẽ là cột mốc rực rỡ nhất trong cả cuộc đời mình.
Trần Tuyết Thu: 10 ngày qua sống tại Nhật, mình như lạc vào một thế giới khác. Khung cảnh, văn hóa, con người, mọi thứ đều bỡ ngỡ và thú vị vô cùng. Tham gia chương trình, mình đã có được hai tài sản cực kỳ quý giá, đó là chuyến đi lần đầu đến Nhật Bản cùng những người bạn mình yêu quý và một gia đình thật ấm áp tại nơi đây. Mình nhất định sẽ cố gắng hơn nữa để có thể quay lại Ichinoseki thăm ông bà Kikuchi và thực hiện tiếp giấc mơ Nhật Bản của mình vào một ngày không xa.
* Aiming to improve students’ presentation skills in business environment, the Department of Foreign Languages organized a seminar on “Improving Communication and Presentation Effectiveness in Business Environment” on October 25th, 2024. Mr. Dang Hoang Khuyet – Director of Green Voices LLC, provided students with useful techniques to improve the quality of their voices, make successful presentations and gain more confidence in business communication.
Với mục đích trang bị cho kinh viên kỹ năng và phong cách chuyên nghiệp khi thuyết trình trong môi trường kinh doanh, ngày 25/10/2024, Bộ môn Ngoại ngữ – Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả giao tiếp và thuyết trình trong môi trường kinh doanh” với sự tham gia của báo cáo viên Đặng Hoàng Khuyết – Giám đốc công ty Green Voices. Công ty chuyên cung cấp các khoá học về kĩ năng nói trước công chúng, cải thiện chất giọng, và lồng tiếng.
Chương trình thu hút đông đảo sinh viên tham dự và giao lưu trực tiếp với diễn giả Đặng Khuyết để lắng nghe những chia sẻ về tầm quan trọng của giọng nói – không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin, mà còn là nhân tố kết nối cảm xúc, tạo ấn tượng và thu hút người nghe. Báo cáo viên nhấn mạnh các yếu tố cần được chú ý trong quá trình thuyết trình, bao gồm: hình thể, ngôn từ, và giọng nói. Trong đó, cách thức truyền đạt nội dung thuyết trình cần được chú trọng để có một bài thuyết trình thành công.
Sinh viên vô cùng hào hứng khi được hướng dẫn các kỹ thuật cải thiện chất giọng và hành trình cải thiện giọng nói, bao gồm: nói khoẻ, nói đúng, nói hay, nói truyền cảm và thực hành cụ thể cách phát âm, điều chỉnh khẩu hình, kiểm soát luồng hơi và cách giữ hơi trong quá trình đọc. Khi đọc, cần xác định những từ khoá để đưa ra sự nhấn nhá phù hợp nhằm giúp người nghe không bị hiểu sai thông tin truyền tải. Tương tự, trong kinh doanh, việc nhấn nhá những từ ngữ quan trọng trong câu từ cũng giúp mang lại hiệu quả đặc biệt cho các buổi thuyết trình cũng như sự thành công trong giao tiếp với khách hàng.
Buổi toạ đàm diễn ra trong không khí sôi nổi từ đầu đến cuối chương trình với sự dẫn dắt, truyền đạt hóm hỉnh và thú vị của báo cáo viên, mang lại nhiều giá trị thực tiễn, giúp giảng viên và sinh viên trang bị được những kỹ năng cải thiện chất giọng, từ đó tạo được hiệu quả cao khi thuyết trình và giao tiếp.
Virus Marburg có thể lây từ người sang người thông qua dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, chất tiết khi nôn, sữa, tinh dịch, dịch ối và khi tiếp xúc gần. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.
1. Virus Marburg nguy hiểm như thế nào?
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, virus Marburg cùng họ với virus Ebola. Đây là loại virus thông qua động vật trung gian là loài dơi ăn quả để gây bệnh. Khi con người tiếp xúc hoặc hút phải chất tiết, nước tiểu của loài dơi này sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Virus Marburg có thể lây từ người sang người thông qua dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, chất tiết khi nôn, sữa, tinh dịch, dịch ối và khi tiếp xúc gần. Khả năng lây nhiễm của virus Marburg cũng có thể xảy ra khi trong phòng thí nghiệm hoặc lúc nhân viên y tế chăm sóc cho người bệnh.
Virus Marburg cũng không phải quá dễ lây, chủ yếu lây qua đường tiếp xúc. Với trường hợp tiếp xúc rất gần mới có thể lây qua giọt bắn.
2. Dấu hiệu nhiễm virus Marburg
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, các dấu hiệu lâm sàng của bệnh do virus Marburg gây ra khó có thể để chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn với những bệnh lưu hành tại vùng/khu vực đó. Ví dụ như ở các nước Châu Phi có thể nhầm lẫn với các bệnh lý như thương hàn, sốt vàng, Ebola…
Thông thường, bệnh do virus Marburg gây ra sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày. Ban đầu người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
– Sốt đột ngột
– Ớn lạnh
– Đau đầu
– Đau cơ, đau người
Đến ngày thứ 5 trong thời gian ủ bệnh có thể xuất hiện phát ban hoặc thấy rát. Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác kèm theo như: đau ngực, đau bụng, buồn nôn, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt… Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng xuất huyết, mê sảng sau đó sốc dẫn đến tình trạng suy gan, suy đa tạng và gây tử vong. Hiện nay chưa có loại vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị bệnh do virus Marburg gây ra. Người bệnh sẽ cần phải cách ly nghiêm ngặt. Phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh là điều trị hỗ trợ bằng các biện pháp như: chống xuất huyết, bù nước điện giải… Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện suy đa tạng cần được thở oxy, hồi sức. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao do đó người mắc bệnh thường được tiên lượng nặng.
3. Phòng ngừa virus Marburg
Do hiện tại vẫn chưa có vaccine đặc hiệu để phòng bệnh, mọi người cần thực hiện bằng các biện pháp không đặc hiệu như:
– Tránh tiếp xúc với dịch tiết từ các loại dơi ăn quả.
– Không tiếp xúc với người bệnh hoặc người có nghi ngờ mắc bệnh.
– Hạn chế đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đang có dịch.
– Trong trường hợp nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện bảo hộ đúng cách như sử dụng khẩu trang, găng tay, khử khuẩn hoặc dùng dung dịch sát trùng…
– Với nhân viên y tế hoặc nhân viên trong phòng thí nghiệm cần thực hiện nghiêm quy trình để hạn chế lây nhiễm.
On October 24, 2024, the Department of Foreign Languages at Foreign Trade University Campus II, organized an insightful event titled “Kết Nối Doanh Nghiệp.” The event aimed to enhance students’ understanding of Japanese corporate culture and equip them with essential skills for their future careers. Esteemed guest speakers included Ms. Sasaki Shiho, Goodwill Ambassador of Vietnam Union in Tokyo, and Mr. Nguyễn Xuân Lanh, Deputy General Director of Esuhai Group.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Bộ môn Ngoại ngữ tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức chương trình giao lưu kết nối doanh nghiệp với chủ đề “Khám phá kỹ năng làm việc nhóm Horenso và Tinh thần Omotenashi – Những nền tảng để trở thành nhân sự ưu tú tại doanh nghiệp Nhật Bản” với mục đích giúp sinh viên nâng cao kiến thức thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Diễn giả của sự kiện là cô Sasaki Shiho, Đại sứ thiện chí của Liên hiệp Việt Nam tại Tokyo, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế; và ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng Giám đốc Esuhai Group, một chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản với nhiều năm kinh nghiệm về quản lý và đào tạo nhân sự. Chương trình đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô giảng viên và đông đảo sinh viên lớp tiếng Nhật, tạo nên một không khí giao lưu sôi nổi và đầy ý nghĩa.
Chương trình bắt đầu với phần chia sẻ từ cô Sasaki Shiho về kỹ năng Horenso – một nguyên tắc làm việc nhóm cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Cô Shiho giải thích về tầm quan trọng của Horenso trong việc nâng cao hiệu quả làm việc và giao tiếp nội bộ. Trong đó Ho là Hokoku có nghĩa là báo cáo. Ren trong Renraku là liên lạc. So trong Sodan là thảo luận. Còn tinh thần omotenashi là tinh thần phục vụ chu đáo, chân thành từ trái tim, mà không cần nhận lại được ứng dụng trong mọi khóc cạnh văn hóa xã hội và kinh doanh của Nhật Bản.
Tiếp nối phần chia sẻ từ cô Sasaki Shiho, ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng Giám đốc Esuhai Group, đã mở rộng thêm kiến thức về việc áp dụng Horenso và omotenashi trong thực tế đời sống thông qua những ví dụ sinh động, những trải nghiệm của ông về văn hóa này cũng như cách mà công ty Esuhai đang ứng dụng trong công việc. Trong đó ông nhấn mạnh 4 từ khóa trong Horenso. Đó là Xác nhận thông tin nhận được bằng các câu hỏi 5W1H. Thảo luận trao đổi ý kiến để tìm ra giải pháp tối ưu. Liên lạc duy trì giao tiếp chặt chẽ giữa các thành viên mọi lúc mọi nơi, đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả và Báo cáo cập nhật liên tục tiến độ và kết quả để điều chỉnh kịp thời. Về tinh thần Omotenashi thể hiện qua sự chu đáo từ khâu chuẩn bị, sự chỉn chu về hình thức và sự đúng đắn về cử chỉ, điệu bộ được thể hiện trong từng góc cạnh đời sống của người Nhật từ trong cách chào hỏi ở công ty, cách tiếp đón phục vụ khách trong các nhà hàng, trên xe taxi, đến cách đóng gói bao bì kiểu Nhật. Bên cạnh đó, sinh viên còn vô cùng hào hứng khi được nghe ông Lanh chia sẻ các thông tin quý giá như ba yếu tố cần thiết để thành công trong cuộc sống là Heart – Head – Hand, tư duy “Think big do small” hay cách tìm được ý tưởng kinh doanh thông qua “Bốn chữ Bất” trong cuộc sống.
Qua những chia sẻ tâm huyết của các diễn giả, sinh viên đã có cơ hội hiểu sâu hơn về cách áp dụng những kỹ năng này trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và để thành công trong sự nghiệp tương lai nói chung. Chương trình kết thúc với những mong đợi của sinh viên về cơ hội được tiếp tục trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trong suốt thời gian học tập sắp tới tại trường.
Nhằm tạo điều kiện cho các giảng viên trong bộ môn có cơ hội trao đổi chuyên môn và giao lưu với các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực LSCM, đồng thời giúp sinh viên cập nhật các vấn đề có tính thời sự của ngành Logistics, xu hướng phát triển nghề nghiệp và ra những góc nhìn mới về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, vào ngày 25/10/2024, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương đã tổ chức tiếp đón Đoàn công tác đến từ Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) và tổ chức tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao trong xu thế chuyển đổi số”.
To facilitate opportunities for lecturers in the department to exchange expertise and engage with specialists and businesses in the LSCM field, while also helping students stay updated on current issues in the Logistics industry, career development trends, and offering new perspectives on future career opportunities, on October 25th, 2024, Foreign Trade University HCMC Campus hosted a delegation from the Vietnam Association for Logistics Manpower Development (VALOMA) and organized a seminar titled “Training High-Quality Human Resources in Logistics and Supply Chain Management in the Era of Digital Transformation.”
Buổi làm việc có sự tham gia của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA), cùng các giảng viên và doanh nhân đến từ các tổ chức hiện đang là thành viên của Hiệp hội. Về phía Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Ban Chủ nhiệm Bộ môn Kinh doanh Thương mại và Quốc tế, Trưởng và Phó Ban Quản lý Khoa học, Ban Quản lý đào tạo và Ban Truyền thông & Quan hệ Đối ngoại cùng các thầy cô là giảng viên của bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế trong phiên 1 và có sự tham gia của các em sinh viên đang học chuyên ngành LSCM tại Cơ sở II.
Mở đầu chương trình, PGS, TS. Nguyễn Thị Thu Hà bày tỏ niềm vinh dự khi tiếp đón đoàn công tác từ Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Logistics Việt Nam – VALOMA. Chương trình LSCM của trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II được xây dựng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, được tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế FIATA, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai chương trình, Hiệp hội VALOMA đã hỗ trợ Trường Đại học Ngoại thương qua nhiều hoạt động như tổ chức các chuyến tham quan thực tế và các cuộc thi chuyên ngành, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cô Hà tin tưởng rằng các hoạt động của VALOMA sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, kết nối doanh nghiệp với nhà trường, từ đó tiến tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Logistics không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực và quốc tế. Kết thúc bài phát biểu, PGS, TS. Nguyễn Thị Thu Hà gửi lời cảm ơn chân thành tới Hiệp hội và cam kết rằng Trường Đại học Ngoại thương sẽ tích cực đóng góp để Hiệp hội ngày càng phát triển.
Cũng trong buổi làm việc, Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết khu vực kinh tế phía Nam là đầu tàu kinh tế của cả nước, đối với ngành Logistics khu vực này cũng là một trong những vị trí có vai trò quan trọng, từ đó đặt ra yêu cầu cao về nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự đồng hành của Hiệp hội trong việc phát triển đào tạo chuyên ngành LSCM sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trường Đại học Ngoại thương. Ngoài đội ngũ giảng viên, sự tham gia của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước vào Hiệp hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể học hỏi và phát triển nhanh chóng. Ông Hải hy vọng rằng sau buổi giao lưu, sẽ có thêm nhiều cơ hội để các giảng viên tại Trường Đại học Ngoại thương có thể tham gia vào các hoạt động hội nhập và hợp tác chung của VALOMA, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp hiệu quả vào công tác chung của Hiệp hội.
Sau buổi trao đổi, ông Trần Thanh Hải cùng đoàn công tác VALOMA đã tham gia giao lưu với các sinh viên trong buổi tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng chất lượng cao trong xu thế chuyển đổi số.”. Với những chia sẻ thiết thực về hoạt động nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành Logistics, Ông Trần Thanh Hải và đoàn công tác không chỉ mang tới cho sinh viên chuyên ngành LSCM những kiến thức chuyên môn như cung cấp cái nhìn tổng quát về ngành Logistics mà còn giúp các em cập nhật những xu hướng phát triển nổi bật hiện nay của ngành như tác động của công nghệ, chuyển đổi số và logistics xanh. Đoàn công tác cũng nhấn mạnh các yêu cầu quan trọng mà các nhà tuyển dụng hiện đang tìm kiếm ở ứng viên, từ kỹ năng chuyên môn đến khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động và nhiều thay đổi.
Cuối buổi tọa đàm, ông Trần Thanh Hải cũng đã trao tặng cuốn sách “Hỏi đáp về Logistics” cho CLB Logistics của sinh viên cơ sở II trường Đại học Ngoại thương để các bạn có thêm một tài liệu tham khảo liên quan tới lĩnh vực Logistics. Cuốn sách này không chỉ chứa đựng kiến thức sâu sắc về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mà còn là nguồn cảm hứng để các bạn trẻ mở rộng hiểu biết và phát triển bản thân. Đây không chỉ đơn thuần là một món quà vật chất mà hơn hết là thể hiện cam kết của VALOMA trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng sinh viên trên con đường xây dựng sự nghiệp tương lai.
Buổi tọa đàm là cơ hội để sinh viên lắng nghe và học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Đây cũng là dịp để các em được trao đổi,thảo luận và tìm hiểu sâu hơn về con đường nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. Sự tham gia tích cực và nhiệt tình của ông Trần Thanh Hải và đoàn VALOMA đã góp phần tạo nên một không khí học hỏi đầy hứng khởi giúp các sinh viên tự tin hơn về định hướng tương lai của mình trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.