Vào ngày 22/05/2025, Bộ môn Kinh doanh và Thương mại Quốc tế – Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Đánh giá đề xuất kinh doanh qua các vòng gọi vốn”. Buổi sinh hoạt có sự tham gia trình bày của bà Nguyễn Nhã Quyên – Giám đốc vận hành Quỹ Khởi nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF). Đây là dịp để giảng viên và sinh viên tiếp cận với những kiến thức thực tiễn trong việc đánh giá các dự án kinh doanh từ góc nhìn của nhà đầu tư, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về quy trình gọi vốn trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
On May 22, 2025, the Department of International Business and Trade at Foreign Trade University – Ho Chi Minh City Campus organized a professional seminar titled “Evaluating Business Proposals Through Funding Rounds.” The event featured a presentation by Ms. Nguyen Nha Quyen – Operation Director of the Startup Vietnam Foundation (SVF). This seminar provided an opportunity for lecturers and students to gain practical insights into evaluating business proposals from an investor’s perspective and to deepen their understanding of the fundraising process within the startup ecosystem.
Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên môn, bà Nguyễn Nhã Quyên nhấn mạnh vai trò then chốt của việc hoạch định các kế hoạch phát triển cá nhân và cộng đồng, hướng đến một tương lai nơi người trẻ không chỉ dừng lại ở việc hình thành những ý tưởng khởi nghiệp, mà cần mạnh dạn hành động, hiện thực hóa kế hoạch của mình thành các dự án thực tế có sức lan tỏa. Thông qua việc phân biệt bốn cấp độ nhận thức, bà Quyên mở ra hướng tư duy sâu sắc về sự học hỏi không ngừng. Bà cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định rõ động lực cá nhân khi khởi sự một dự án – nó có thể xuất phát từ sự đam mê đối với lĩnh vực mình đang theo đuổi, mong muốn cống hiến cho cộng đồng hay đơn giản là niềm đam mê thuần túy. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, ranh giới giữa việc theo đuổi tác động tích cực cho xã hội và theo đuổi thành công thuần túy về mặt thương mại ngày càng mờ nhạt, khi các doanh nghiệp không chỉ hướng đến lợi nhuận mà còn phải gánh vác trách nhiệm xã hội (CSR) và đầu tư theo tiêu chuẩn phát triển bền vững (ESG). Qua đó, bà Quyên khuyến khích người trẻ không ngừng phát triển bản thân, đồng thời gắn bó sâu sắc với giá trị cộng đồng, từ đó tạo nên những dự án vừa giàu ý nghĩa vừa có khả năng lan tỏa mạnh mẽ.

Ms. Nguyen Nha Quyen sharing at the seminar.
Trong buổi sinh hoạt, bà Quyên cũng chỉ ra nhiều ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc thấu hiểu sâu sắc người dùng thay vì chỉ đặt ra các giả định, từ đó, những người khởi sự có kết nối cảm xúc với vấn đề sẽ tạo ra giải pháp có giá trị và bền vững hơn. Các ý tưởng kinh doanh về sản phẩm, dịch vụ nếu không giải quyết một vấn đề cụ thể thì chỉ là các sản phẩm “nice to have” – tức là không thiết yếu. Từ đó, báo cáo viên đã giới thiệu một số công cụ như empathy map, stakeholder mapping hay theory of change để đánh giá vấn đề, hiểu và tìm ra các điểm còn thiếu sót trong một dự án kinh doanh. Việc giải quyết một vấn đề thực sự không đơn giản, đòi hỏi phải nhìn nhận khách quan, có bằng chứng và suy nghĩ một cách hệ thống. Ngoài việc xác định vấn đề, bà Quyên cũng giới thiệu các phương pháp kiểm nghiệm giả định để tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Bà nhấn mạnh rằng việc nhận vốn đầu tư chưa phải là thành công mà là khởi đầu của một hành trình đầy trách nhiệm. Startup cần chứng minh họ sử dụng nguồn lực đúng cách và tạo ra giá trị thực tiễn.

Ms. Nguyen Nha Quyen and the students are having a discussion during the seminar
Phần thảo luận được lồng ghép xuyên suốt buổi sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào phương pháp kiểm tra các giả định và đánh giá các sản phẩm trong các ý tưởng kinh doanh mà sinh viên đang thực hiện. Qua đó, nhiều sản phẩm đã được sinh viên đưa ra và xác định tính khả thi khi triển khai thực tế, cho thấy sinh viên đã ứng dụng các phương pháp được giảng dạy để kiểm nghiệm ý tưởng và điều chỉnh chiến lược phù hợp. Ngoài các chiến lược kiểm định, bà đề cao việc tìm ra điểm bán hàng độc nhất – Unique selling point – của sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm “nice-to-have” phổ biến trên thị trường. Qua đó, bà khuyến khích việc biến sản phẩm của mình thành các sản phẩm “must-have” bằng cách cung cấp giá trị cụ thể, nổi bật, có thể lan tỏa tự nhiên thay vì phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo.
Buổi sinh hoạt chuyên môn đã diễn ra thành công, mang lại nhiều kiến thức thực tiễn và góc nhìn chuyên sâu về quy trình gọi vốn, góp phần nâng cao hiểu biết và kỹ năng đánh giá các đề xuất dự án kinh doanh cho giảng viên và sinh viên.

Lecturers, guest speaker and students at the seminar