Professional Development Seminar with the theme: Practical Knowledge and Specialized Terminology in the Logistics Process – Case Studies from 7-Eleven and the Wind Power Project in Vietnam
On May 16, 2025, the Department of Foreign Languages organized a professional development seminar titled: “Practical Knowledge and Specialized Terminology in the Logistics Process: Case Studies from 7-Eleven and Wind Power Projects in Vietnam.” The workshop aimed to provide in-depth insights into real-world logistics operations, thereby supporting lecturers in updating their subject knowledge and adapting their teaching methods to better reflect industry practices. This initiative contributes to the goal of training high-quality human resources in the field of logistics.
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2025, Bộ môn Ngoại ngữ tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên môn với chủ đề: “Kiến thức thực tiễn và thuật ngữ chuyên ngành trong quy trình Logistics: Nghiên cứu tình huống từ 7-Eleven và Dự án Điện gió tại Việt Nam” với báo cáo viên là bà Võ Thị Hà Nhi – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Quốc tế Intrade – cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II tại TP.HCM. Tham gia buổi hội thảo có Ban chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ và toàn thể giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ. Buổi sinh hoạt nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về thực tiễn hoạt động trong ngành Logistics, qua đó hỗ trợ giảng viên cập nhật kiến thức chuyên môn và điều chỉnh phương pháp giảng dạy đảm bảo bám sát thực tế, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
Trong buổi chia sẻ, báo cáo viên Hà Nhi đã giới thiệu case study tiêu biểu từ hệ thống phân phối của 7-Eleven, với quy mô dự án lên đến 45 tỷ đồng, vận hành chuỗi cung ứng F&B bao gồm cả hàng nhiệt độ thường (ambient), hàng lạnh (chilled) và hàng đông lạnh (frozen). Toàn bộ quá trình thiết kế và vận hành phân phối được thực hiện từ kho trung tâm (CDC) đến hơn 200 cửa hàng tại TP.HCM, thông qua hệ thống kho bãi, cảng cạn (ICD) và mạng lưới phân phối chuyên biệt. Báo cáo viên cũng giải thích rõ ràng các khái niệm thực tiễn qua những ví dụ sinh động như delivery time window, cross-docking, depot, ICD, inbound/outbound logistics, staging area, MHE, OOG, SPMT, load-out… Thông qua đó, giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ đã học hỏi thêm những từ vựng chuyên ngành từ những ví dụ thực tế.
Đáng chú ý, Báo cáo viên Hà Nhi chia sẻ về những khó khăn thực tế trong vận hành, đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang tìm cách cắt giảm chi phí logistics, vốn chỉ chiếm khoảng 4.5% đến 5% doanh thu, khiến cho việc duy trì hiệu quả vận hành trở nên thách thức hơn.
Một phần nội dung khác thu hút sự quan tâm đặc biệt là những chia sẻ về cấu trúc kho vận (staging, dock, front door, back door) và tổ chức nhân sự trong một dự án logistics – từ người đứng đầu từng bộ phận cho đến sự phối hợp giữa các nhóm chức năng trong quá trình triển khai thực tế.
Đối với vận chuyển trong Dự án Điện gió (Project cargo), báo cáo viên chia sẻ việc vận chuyển các sản phẩm siêu trọng trong các ngành điện gió, hạt nhân, hay khai thác dầu khí là những kiến thức mà các trường đại học chưa giảng dạy mà trong quá trình làm nghề các bạn phải từ từ tích lũy. Tuy nhiên, đây đang là một trong những ngành đang nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam.
Ngoài ra, báo cáo viên Hà Nhi còn giới thiệu công cụ https://p3.express/vi/ – một nền tảng hỗ trợ quản lý dự án đơn giản, dễ tiếp cận, phù hợp với những người mới bắt đầu và cả các nhà quản lý có kinh nghiệm. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả, tư duy phản biện, và khả năng xử lý tình huống trong công việc.
Trong phần thảo luận, các giảng viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến ngành Logistics, đặc biệt là khả năng thay thế nguồn nhân lực. Báo cáo viên Hà Nhi cho rằng AI không hoàn toàn thay thế con người mà là công cụ hỗ trợ, và việc liên tục cập nhật, học hỏi và thích ứng với công nghệ mới là yếu tố sống còn trong ngành nghề này.
Buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ mang lại nhiều kiến thức thực tiễn giá trị, mà còn tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận sát hơn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy và nội dung bài giảng sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đây cũng là dịp để các giảng viên trao đổi, đối chiếu giữa kiến thức lý thuyết trong sách vở và thực tiễn vận hành ngành Logistics, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Sau đây là những hình ảnh trong buổi sinh hoạt chuyên môn:

Dr. Nguyễn Thanh Dương gave a souvenir to the guest speaker

The guest speaker is giving a presentation at the seminar.

The guest speaker is giving a presentation at the seminar

Lecturers from the Department of Foreign Languages took a photo with the guest speaker