Home TIN TỨC Sinh hoạt chuyên môn Hoạt động tăng cường gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn tại Bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế

Hoạt động tăng cường gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn tại Bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế

Hoạt động tăng cường gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn tại Bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế

Hoạt động trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp không chỉ là cơ hội để giảng viên nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ mà đây còn là cầu nối hợp tác quan trọng giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động trải nghiệm này, giảng viên có dịp được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, trực tiếp quan sát, học hỏi từ các chuyên gia và doanh nhân. Từ đó, giảng viên cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới, nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành nghề, lĩnh vực và lồng ghép vào bài giảng, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Do đó, trong thời gian qua, Bộ môn Kinh doanh và Thương mại quốc tế luôn tích cực đẩy mạnh các hoạt động kết nối với doanh nghiệp nhằm giúp bổ sung thêm kiến thức thực tế cho các giảng viên, làm đa dạng hóa nguồn tư liệu sẵn có, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy tại bộ môn.

The practical experience activities in businesses are not only an opportunity for lecturers to improve their professional knowledge and skills, but they also serve as a vital bridge for cooperation between universities and enterprises. Through these practical activities, lecturers have a chance to access the real working environment, directly observe and learn from experts and entrepreneurs. From there, lecturers can update new knowledge and skills, grasp the development trends of the industry and field, and integrate them into lectures to meet the learning needs of students. Therefore, in recent times, the International Trade and Business Division has always actively promoted activities connecting with enterprises to help supplement practical knowledge for lecturers, diversify existing resources and contribute to improving the quality of research and teaching activities within the division.

Nằm trong khuôn khổ khóa “Bồi dưỡng cán bộ giảng viên năng lực triển khai dự án cho doanh nghiệp” do Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (iEIT) – Trường Đại học Ngoại thương tổ chức, ngày 11/01/2024, đoàn công tác gồm các cán bộ, giảng viên tại Cơ sở 2 đã có buổi làm việc tại Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan tại KCN Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là một cơ hội quan trọng để các cán bộ và giảng viên được tiếp cận thực tế doanh nghiệp, cũng như được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, nhằm gợi mở các vấn đề và từng bước tháo gỡ những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình hoạt động.

Tại phiên làm việc có sự tham gia chủ trì của ông Trần Dũng – Chủ tịch HĐQT và ông Trần Anh – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Hà Lan, cùng với sự hiện diện của các cán bộ và nhân viên tại công ty. Về phía Trường Đại học Ngoại thương có sự tham dự của PGS, TSKH Nguyễn Văn Minh – Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (iEIT). Về phía Cơ sở 2, có sự tham dự của PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Cơ sở II, cùng đoàn công tác gồm các cán bộ, giảng viên Cơ sở 2 tham gia chương trình.

Dựa trên kết quả làm việc sơ bộ và chuyến tham quan nhà máy Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan trước đó vào ngày 22/12/2023, tổ công tác đã nắm bắt được tình hình tổng quan của công ty, bao gồm quy mô, năng lực sản xuất, thị trường tiêu thụ, v.v cũng như hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà công ty đang đối mặt trong ngành phân bón. Các cán bộ, giảng viên đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi với lãnh đạo công ty về những vấn đề mà hai bên đã thống nhất thảo luận về việc đồng bộ hóa quá trình lập kế hoạch cho các bộ phận kinh doanh – sản xuất – mua hàng và xây dựng mô hình kinh doanh tập trung vào kênh phân phối, tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu của công ty. Tại phiên làm việc này, hai bên đã trao đổi nhiều thông tin hữu ích, giá trị và đã đạt được những kết quả tích cực. Đây chính là những cơ sở tạo tiền đề để tổ công tác có thể đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực vào phiên làm việc chính thức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

Sau quá trình nghiên cứu và đầu tư nghiêm túc, tại phiên làm việc chính thức ngày 11/01/2024, để trả lời cho vấn đề thứ nhất về việc đồng bộ hóa quá trình lập kế hoạch, tổ công tác đã giới thiệu một công cụ phổ biến hay được sử dụng là công cụ “Lập kế hoạch bán hàng và hoạt động tích hợp” (Sales and Operations Planning – S&OP). Đây là một quá trình được diễn ra liên tục và không ngừng được cải tiến nhằm hài hòa kế hoạch của các phòng ban sales, marketing, phát triển sản phẩm, sản xuất… Nhưng để quy trình trong công ty vận hành thông suốt, dữ liệu là một thứ không thể thiếu. Như vậy, giải pháp trước mắt mà tổ công tác đã gợi ý cho doanh nghiệp là phải tổ chức lại hệ thống dữ liệu của công ty. Quá trình xây dựng hệ thống thông tin phải phải bao quát cả 3 dòng chảy thông tin, gồm: (1) Dòng nguyên vật liệu, sản phẩm; (2) Đóng gói, bao bì; (3) Dòng hàng hóa. Và để làm được điều đó, tổ công tác nhấn mạnh yếu tố kỷ luật trong việc thu thập thông tin, tức là công ty phải đảm bảo rằng mọi thông tin đều được thu thập một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời. Và muốn làm được điều đó công ty cần phải có chế tài đủ mạnh để buộc các nhân viên tuân thủ việc ghi chép, cập nhật dữ liệu. Các cán bộ, giảng viên cũng đã khuyến nghị công ty nên làm rõ mục đích của công việc này vì giai đoạn đầu khi xây dựng hệ thống thông tin thường sẽ gặp khó khăn do nhân viên chưa quen với việc thu thập thông tin theo quy định. Ngoài ra, tổ công tác cũng gợi ý công ty nên từng bước số hóa dữ liệu thông qua việc tích hợp các phần mềm để giúp nâng cao hiệu suất và tạo ra tính nhất quán trong tổ chức.

Sau khi đã làm tốt bước đồng bộ hóa hế thống dữ liệu, tổ công tác đã gợi ý công ty sử dụng mô hình dự đoán cầu nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tổ công tác đã gợi mở công ty 3 cách thức để dự đoán, bao gồm: (1) Dự đoán theo chuỗi thời gian; (2) Dự đoán theo mùa vụ – chu kỳ; (3) Sử dụng mô hình kinh tế lượng. Việc áp dụng mô hình này sẽ giúp dự đoán nhu cầu chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro thừa hoặc thiếu nguồn lực, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó, giúp tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các cán bộ giảng viên cũng đã đưa ra các đề xuất giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hệ thống logistics, ví dụ như lựa chọn địa điểm tối ưu bằng phương pháp cho điểm theo các tiêu chí lựa chọn lý thuyết cổ điển của A.Weber, Polander, Thunen, v.v. Lựa chọn địa điểm dựa vào điểm hòa vốn hoặc dựa vào bài toán vận tải. Nhờ vậy, Công ty Phân bón Hà Lan có thể giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ và phân phối, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

Đối với vấn đề thứ hai mà công ty đang gặp phải là về xây dựng thương hiệu. Để giải quyết vấn đề này, các cán bộ giảng viên đã đề xuất quy trình phát triển thương hiệu, trong đó tập trung vào 5 khâu quan trọng, bao gồm: (1) Thấu hiểu về tổ chức – khách hàng – thị trường; (2) Thảo luận và đề xuất giải pháp về các vấn đề của thương hiệu; (3) Thiết lập chiến lược xây dựng thông điệp của thương hiệu; (4) Thực hiện kế hoạch; (5) Sử dụng kênh truyền thông để truyền tải thông điệp tới khách hàng. Có thể thấy, quy trình gồm rất nhiều bước và bước cuối cùng “Truyền tải” là bước mà công ty muốn đầu tư tập trung vào. Tuy nhiên, để có thể thực hiện truyền thông hiệu quả thì việc cần làm trước hết đó là phải làm tốt bước đầu tiên “Thấu hiểu”. Công ty cần phải hiểu được giá trị cốt lõi, điểm mạnh điểm yếu của mình, từ đó làm tiền đề cho những bước tiêu theo để truyền tải những giá trị đó đến khách hàng. Do đó, tổ công tác đã đề xuất công cụ Công ty nên sử dụng mô hình kinh doanh Canvas (BMC). Đây là bản thiết kế chi tiết về cách một doanh nghiệp hoạt động, tạo ra giá trị thương hiệu và thu lợi nhuận từ những giá trị đó. Theo đó, đầu tiên công ty cần xác định được các phân khúc khách hàng, xác định giá trị mà công ty có thể đem lại cho khách hàng, từ đó xây dựng kênh phân phối và kênh truyền thông phù hợp để truyền tải những giá trị đó tới khách hàng. Hơn nữa, công ty cần tổ chức những hoạt động, phân bổ nguồn lực và xây dựng, hợp tác với đối tác để xây dựng những giá trị đó tới người tiêu dùng. Và cuối cùng là xác định vấn đề về chi phí và kết quả thu được chính là dòng doanh thu từ việc xây dựng những giá trị đó.

Qua tìm hiểu và trao đổi với công ty, các cán bộ giảng viên nhận thấy tuy công ty đã xác định rõ về năng lực của mình nhưng lại chưa xác định rõ tệp khách hàng mà công ty muốn hướng tới để lan tỏa giá trị về mặt năng lực đó. Vì thế, các cán bộ giảng viên đã định hướng công ty nên định vị lại phân khúc khách hàng chính mà công ty đang hướng tới. Đồng thời, công ty cần xác định những giá trị mà công ty mang lại cho nhóm khách hàng mục tiêu này. Để làm được điều đó, đầu tiên công ty nên định vị lại thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, xác định rõ tệp khách hàng và dòng sản phẩm công ty cần tập trung sản xuất. Qua đó, công ty có thể thiết kế thông điệp giá trị phù hợp với từng tệp khách hàng và từng dòng sản phẩm đó và cuối cùng truyền tải thông điệp tới tệp khách hàng ví dụ như nhân viên, đại lý, hộ nông dân,… để từng bước thay đổi hành vi mua sắm của tệp khách hàng đó.

Về kênh phân phối, tổ công tác nhận định, hiện tại công ty đang có mạng lưới đại lý rất mạnh và thành công, nhưng qua trao đổi với công ty, mặc dù công ty muốn thương hiệu của mình được nhiều người biết tới nhưng đối tượng mà công ty hướng tới là những người dùng cuối – chính là những người nông dân. Vì vậy, tổ công tác đã đề xuất công ty cần đánh giá và xây dựng lại các app kết nối với nông dân một cách chuyên nghiệp và thân thiện hơn, cùng với đó là phát triển thêm các app đại lý để đại lý có thể kết nối trực tiếp với công ty hay với chính người nông dân. Cách thức này không những đem lại hiệu quả trong việc kết nối, mà còn giúp công ty có thể thu thập dữ liệu người dùng (nông dân và đại lý), phục vụ cho công tác thống kê và làm dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

Buổi làm việc giữa tổ công tác đến từ Cơ sở 2 Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM và Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan đã diễn ra trong không khí cởi mở và thẳng thắn. Hai bên đã có những trao đổi bổ ích, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và thế mạnh của mỗi bên. Các cán bộ và giảng viên từ Cơ sở 2 đã chia sẻ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo đang nghiên cứu, đồng thời đưa ra những đề xuất, giải pháp cụ thể, thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Như vậy, hoạt động trải nghiệm thực tế lần này không chỉ đem lại kết quả tích cực mà đây còn là bước quan trọng để tạo tiền đề xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Nhà trường, doanh nghiệp và cộng đồng. Đây hứa hẹn sẽ là cầu nối để xây dựng hệ sinh thái giáo dục bền vững, giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Cơ sở 2.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi làm việc:
Below are some pictures at the meeting: hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-1

hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-2
Hình chụp tập thể giữa Tổ công tác đến từ FTU2 và Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan.
Group photo between FTU2 and Ha Lan Fertilizer Corporation.
hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-3
PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Cơ sở II trao tặng quà lưu niệm cho Đại diện Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan.
Assoc. Prof. PhD. Nguyen Thi Thu Ha – Vice Director of FTU-HCMC Campus presented a souvenir to the representative of Ha Lan Fertilizer Corporation.

hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-4

hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-5
Các giảng viên và doanh nghiệp cùng thảo luận trao đổi vấn đề.
Lecturers and businesses discuss issues together.
hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-6
Đoàn công tác đến trực tiếp tham quan nhà máy Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan.
The delegation of FTU-HCMC Campus visited the factory of Ha Lan Fertilizer Corporation.

hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-7hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-8hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-9 hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-10hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-11

hoat-dong-gan-ket-giua-nha-truong-doanh-nghiep-nghien-cuu-khoa-hoc-bo-mon-kdtmqt-12
Đoàn công tác đến trực tiếp tham quan nhà máy Công ty Cổ phần Phân bón Hà Lan.
The delegation of FTU-HCMC Campus visited the factory of Ha Lan Fertilizer Corporation.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here