Cơ sở II tổ chức Chương trình “Cách thức tiếp cận để xây dựng ý tưởng đổi mới, sáng tạo đối với sinh viên khối ngành kinh tế”

385

Ngày 02/6/2022, Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương tổ chức buổi chia sẻ đầy thiết thực với chủ đề “Cách thức tiếp cận để xây dựng ý tưởng đổi mới, sáng tạo đối với sinh viên khối ngành kinh tế”. Đây là chương trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức tìm kiếm ý tưởng mới trong học tập, rèn luyện và vận dụng vào thực tiễn cho sinh viên. Đồng thời, cũng là một trong những hoạt động hướng đến việc đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương. Chương trình nhận được sự tham gia chia sẻ của TS Nguyễn Thu Hằng – Trưởng Ban Đào tạo – Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo – FIIS.

On June 2, 2022, Campus II of Foreign Trade University held a practical sharing session with the topic “How to approach to build innovative and creative ideas for students of economics” . This is a program for students to exchange, share experiences, find new ideas in learning, practice and apply them in practice. At the same time, it is also one of the activities towards innovation at Campus II of Foreign Trade University. The program received the participation and sharing of Ms Nguyen Thu Hang – Head of Training Department – Innovation and Incubation Center – FIIS.

Chương trình có sự hiện diện của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II, Trưởng, Phó các đơn vị và thu hút hơn 150 sinh viên tham gia. Mở đầu chương trình, PGS, TS Nguyễn Xuân Minh đã chia sẻ phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, chuyển giao tri thức, trở thành điển hình của đại học đổi mới sáng tạo trong khối ngành kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam là chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2040 của trường Đại học Ngoại Thương.

Thông qua các tâm tư, nguyện vọng của sinh viên về các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Cơ sở II nhận thấy ở mỗi sinh viên, mỗi chuyên ngành đều có những lợi thế so sánh khác nhau và một trong những ưu thế của sinh viên Đại học Ngoại thương là năng động, sáng tạo, đây được xem là xuất phát điểm cho việc đổi mới sáng tạo được đi đến thành công. Đồng thời, Giám đốc cũng bày tỏ lời cảm ơn đến TS Nguyễn Thu Hằng – Trưởng Ban Đào tạo – Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo – FIIS đã tham gia chương trình và hy vọng trong thời gian tiếp theo, các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên trong toàn trường sẽ có thêm nhiều bước chuyển mới và thành tích mới trong giai đoạn tiếp theo.co-so-ii-to-chuc-chuong-trinh-doi-moi-sang-tao-doi-voi-sinh-vien-khoi-nganh-kinh-te-1

Đến với chương trình, TS Nguyễn Thu Hằng đã chia sẻ đến sinh viên các thông tin về đổi mới sáng tạo và theo báo cáo về các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cấp quốc gia, Việt Nam đang đứng vị trí 44/139 quốc gia và nền kinh tế. Nội dung chia sẻ của cô gồm: (1) Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, (2) Cách thức ĐMST, phát triển ý tưởng ĐMST trong kinh doanh, (3) Hoạt động ĐMST và Khởi nghiệp dành cho sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và sinh viên trường Đại học Ngoại thương nói riêng.co-so-ii-to-chuc-chuong-trinh-doi-moi-sang-tao-doi-voi-sinh-vien-khoi-nganh-kinh-te-2

Theo chia sẻ, một trong những mô hình, phương pháp được đánh giá cao trong việc áp dụng để tạo ra các hoạt động đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, tập đoàn: Design Thinking. Đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến trong việc phát triển các ý tưởng sáng tạo, được áp dụng tại các tập đoàn lớn. Mô hình này gồm 05 bước: (1) Empathize – Đồng cảm: Nắm bắt và hiểu rõ vấn đề, tìm hiểu các yếu tố liên quan bằng quan sát, trải nghiệm thực tế; (2) Define problem – Xác định vấn đề: Sau khi đã nắm bắt được vấn đề, cần tư duy lựa chọn các vấn đề nào nên được giải quyết, kỳ vọng nào đang cần được đáp ứng; (3) Ideate – Tìm ý tưởng: Các ý tưởng được đề xuất dựa trên sự đồng cảm và vấn đề đã được xác định; (4) Prototype – Xây dựng các mẫu thử: Hữu hình hóa các ý tưởng đã đề xuất bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu; (5) Test – Kiểm tra: Đưa vào thử nghiệm và thu thập phản hồi của các đối tượng người dùng để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.

Thông qua buổi chia sẻ, sinh viên Cơ sở II đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách thức tiếp cận để xây dựng ý tưởng đổi mới, sáng tạo. Từ đó, khơi dậy khả năng tìm tòi, học hỏi trong sinh viên để có thể vận dụng các kiến thức này vào học tập, rèn luyện và thực tiễn để đạt được các kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất.co-so-ii-to-chuc-chuong-trinh-doi-moi-sang-tao-doi-voi-sinh-vien-khoi-nganh-kinh-te-3