Nghiệp vụ kinh tế – kinh doanh trong hoạt động giảng dạy của GV BMNN năm học 2021 – 2022

393

*The academic seminars “Economics and business profession in the teaching of foreign languages courses in the academic year 2021-2022”.

The fruitful seminar series was held by Faculty of Foreign Languages in the academic year 2021-2022 with the active participation of the economic, business professionals, lecturers, and students. Four seminars gave rise to practical knowledge and experience exchange, fascinating and updating lectures regarding economics and business, a culture of academic- professional discussion environment.

Theo kế hoạch số 247 ngày 18/10/2021 về việc tổ chức tọa đàm khoa học nhằm mục đích tạo cơ hội cho giảng viên trình bày và trao đổi những kiến thức thực tiễn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó giúp giảng viên có bài giảng sinh động, phong phú và bám sát thực tế hơn, có nhiều ví dụ thực tế hơn cho bài giảng; tạo môi trường học thuật cho giảng viên và sinh viên, Bộ môn Ngoại ngữ đã tổ chức tọa đàm khoa học “Nghiệp vụ kinh tế-kinh doanh trong hoạt động giảng dạy của GV BMNN năm học 2021-2022” với các chuỗi tọa đàm như sau:

Trong buổi tọa đàm đầu tiên vào tháng 12/2021, TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga- GV BM Kinh doanh và TMQT đã có những chia sẻ đầy tâm huyết với chủ đề “Một số thuật ngữ, khái niệm và quy trình cơ bản trong Thanh toán quốc tế”. Báo cáo viên đã giới thiệu, trình bày, giải thích, phân loại, so sánh các phương thức thanh toán kèm chứng từ và không kèm chứng từ phổ biến ở quốc tế và Việt Nam hiện nay. Qua đó các thuật ngữ, khái niệm Open Account (thanh toán ghi sổ), Remittance (chuyển tiền), Clean Collection (nhờ thu trơn), Documentary Collection (nhờ thu kèm chứng từ), Documentary L/C (phương thức thanh toán tín dụng chứng từ), Draft/ Bill of Exchange (hối phiếu), Promissory Note (hứa phiếu), Advanced Payment (thanh toán trả trước), Issuing Bank/Opening Bank (ngân hàng phát hành), Movement of Goods (lưu thông hàng hóa), Movement of Documents (lưu thông chứng từ), … được bàn luận, liên hệ thực tế trong các mối quan hệ giữa Exporter (người bán), Importer (người mua) và Bank (ngân hàng). Đồng thời, mối quan hệ, mức độ rủi ro và an toàn của các Phương pháp thanh toán được Báo cáo viên làm rõ, phân tích chi tiết, liên hệ thực tế. Đặc biệt, Báo cáo viên đã giải thích, phân tích chi tiết định nghĩa, phân loại, quy trình, ví dụ liên hệ thực tế của các Phương pháp thanh toán Remittance, Clean Collection, Documentary Collection, L/C trong buổi tọa đàm.

Tiếp nối thành công với buổi tọa đàm thứ nhất vào tháng 12/2021, ThS Lê Giang Nam- Trưởng Ban Truyền thông và QHĐN đã có buổi chia sẻ tại buổi tọa đàm thứ hai với chủ đề “Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản trong Marketing”. Báo cáo viên có buổi chia sẻ đầy năng lượng và nhiệt tình khi giải thích điểm tương đồng hay khác nhau các thuật ngữ căn bản trong Marketing. Các khái niệm, thuật ngữ quen thuộc trong Marketing được Báo cáo viên phân tích, so sánh làm rõ hơn như Need (nhu cầu) /Want (mong muốn)/Demand (nhu cầu có khả năng chi trả); Product: Convenience Goods (sản phẩm tiêu dùng hàng ngày), Shopping Goods (sản phẩm tiêu dùng lâu bền), Unsought (sản phẩm tiêu dùng chủ động). Phần hai trong buổi chia sẻ, một số khái niệm trong quan điểm quản trị Marketing được đề cập, so sánh, lấy ví dụ trong thực tế như Marketing Orientation (quan điểm quản trị trong Marketing): Productivity (quan điểm hoàn thiện quản trị sản xuất), Product (quan điểm hoàn thiện sản phẩm), Selling Marketing (quan điểm bán hàng), Social-Marketing (quan điểm Marketing mang tính đạo đức xã hội). Các thuật ngữ liên quan đến chiến lược tiếp tục được làm rõ như Marketing Segmenting (phân đoạn thị trường)/ Targeting (đánh giá và chọn phân đoạn)/ Positioning (định vị); Differentiated Marketing Strategy (chiến lược Marketing phân biệt), Undifferentiated Marketing Strategy (chiến lược Marketing không phân biệt).

Trong buổi tọa đàm khoa học tiếp theo vào tháng 01/2022, Báo cáo viên TS Lê Tuấn Bách- Phó Trưởng BM QTKD & TCKT đã có buổi chia sẻ với chủ đề “Một số thuật ngữ, khái niệm và quy trình cơ bản về Thị trường chứng khoán”. Nội dung chia sẻ tập trung vào hai phần chính: các loại chứng khoán/ hàng hóa trên thị trường tài chính và quy trình về giao dịch chứng khoán. Đầu tiên, các công cụ trên thị trường tiền tệ Việt Nam như Treasury Bills (tín phiếu kho bạc), CP (thương phiếu), REPO (hợp đồng mua lại); các công cụ trên thị trường vốn gồm Stocks (cổ phiếu), Morgate-backed Security (chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp) được Báo cáo viên định nghĩa, giải thích đặc điểm, liên hệ với tình hình thực tế và các điểm khác biệt tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, Báo cáo viên tập trung vào Stocks (cổ phiếu) để làm rõ hơn các định nghĩa liên quan như Divident (cổ tức), Retained Earnings (lợi nhuận giữ lại), IPOs (lần đầu tiên phát hành ra công chúng), OTC (cổ phiếu chưa niêm yết). Thứ hai, các thành viên trong buổi Tọa đàm khoa học được tiếp cận, hiểu rõ hơn quy trình giao dịch cổ phiếu niêm yết và các thuật ngữ liên quan đến quá trình giao dịch như Types of Transaction (các loại giao dịch), Trading Method (phương thức giao dịch), Trading Time (giờ giao dịch), Limit Orders (lệnh giới hạn), Matching Orders (khớp lệnh). Buổi tọa đàm càng thêm sôi nổi với các phần thảo luận thêm về các công ty phát hành trái phiếu để tăng vốn, đặc biệt các công ty đầu tư bất động sản, hay trường hợp hiện nay của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Buổi tọa đàm khoa học cuối cùng vào tháng 02/2022, chủ đề “Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản về Thương mại điện tử” do Báo cáo viên ThS Phạm Thị Châu Quyên – GV BM Kinh doanh và TMQT trình bày. Báo cáo viên đã tập trung chia sẻ hai nội dung chính về các khái niệm về E-commerce (thương mại điện tử) và các thuật ngữ trong E-marketing. Trong phần đầu, khái niệm Ecommerce (thương mại điện tử) và E-business (kinh doanh điện tử) được Báo cáo viên so sánh, đối chiếu, đưa ra nhiều ví dụ trực quan. Đặc biệt, các Case Study thực tiễn về Amazon, Uniqlo, Google, Coop Foods được đưa ra để làm rõ các loại tổ chức/doanh nghiệp dưới góc độ Ecommerce: Brick and Mortar Organizations, Virtual Organization, Click and Mortar Organizations; các kênh phân phối Omni-channel và Multi-channel. Tiếp nối phần 1, Báo cáo viên ThS Phạm Thị Châu Quyên sôi nổi, nhiệt huyết cùng các giảng viên phân tích chuyên sâu 30 thuật ngữ trong E-Marketing phổ biến như SEM, SEO, CPD, CPO, CPS, CV/CVR, Dropshipping, Bundling, Landing page. Các giảng viên trong buổi tọa đàm cùng tham gia hỏi đáp, thảo luận, trao đổi sôi nổi cùng Báo cáo viên để làm rõ thêm các thuật ngữ liên quan trong E-commerce.

Chuỗi tọa đàm khoa học đã mang lại các kiến thức thực tiễn giúp các giảng viên BMNN có các bài giảng với các ví dụ sinh động, bám sát thực tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời gian tới.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chuỗi tọa đàm khoa học “Nghiệp vụ kinh tế-kinh doanh trong hoạt động giảng dạy của GV BMNN năm học 2021-2022”:

nghiep-vu-kinh-te-kinh-doanh-trong-hoat-dong-giang-day-cua-gv-bmnn-nam-hoc-2021-2022-1
TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga- GV BM Kinh doanh và TMQT thảo luận với các giảng viên tại Buổi tọa đàm khoa học tháng 12/2021 (Dr. Nguyen Thi Quynh Nga and the lecturers of Faculty of Foreign Languages in the first seminar, December 2021)

nghiep-vu-kinh-te-kinh-doanh-trong-hoat-dong-giang-day-cua-gv-bmnn-nam-hoc-2021-2022-2
ThS Lê Giang Nam-TB. Truyền thông và QHĐN và giảng viên BMNN tại buổi tọa đàm khoa học thứ hai, tháng 12/2021 (Mr. Le Giang Nam and the lecturers of Faculty of Foreign Languages in the second seminar in December 2021)

nghiep-vu-kinh-te-kinh-doanh-trong-hoat-dong-giang-day-cua-gv-bmnn-nam-hoc-2021-2022-3
TS Lê Tuấn Bách- P.TBM QTKD & TCKT trình bày tại buổi tọa đàm khoa học tháng 01/2022 (Dr. Le Tuan Bach in the third seminar, January 2022)

nghiep-vu-kinh-te-kinh-doanh-trong-hoat-dong-giang-day-cua-gv-bmnn-nam-hoc-2021-2022-4
ThS Phạm Thị Châu Quyên – GV BM Kinh doanh và TMQT tại buổi tọa đàm khoa học tháng 2/2022 (Ms. Pham Thi Chau Quyen and the lecturers of Faculty of Foreign Languages in the fourth seminar in February 2022)