On 22nd June 2024, the Department of Foreign Languages conducted a series of specialized knowledge training for lecturers with the aim to enhance the specialized knowledge in ESP of lecturers who are in their early careers, thereby improving teaching quality in International Contracts and Business Correspondence.
Nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành cho giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy của giảng viên, đồng thời xây dựng lực lượng kế thừa cho đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh Chuyên ngành, ngày 22/6/2024 vừa qua, Bộ môn Ngoại ngữ- Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chuỗi bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành giành cho giảng viên bộ môn với hai chuyên đề “Ngôn ngữ tiếng Anh trong Hợp đồng thương mại: Nội dung cốt lõi và những điểm cần lưu lý trong quá trình giảng dạy” trình bày bởi TS Nguyễn Thành Lân và “Ngôn ngữ tiếng Anh trong Thư tín thương mại: Nội dung cốt lõi và những điểm cần lưu lý trong quá trình giảng dạy” trình bày bởi TS Trịnh Ngọc Thanh- Giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ.
Tại chuyên đề thứ nhất “Ngôn ngữ tiếng Anh trong Hợp đồng thương mại: Nội dung cốt lõi và những điểm cần lưu lý trong quá trình giảng dạy”, TS Nguyễn Thành Lân đã chia sẻ về ba nội dung chính bao gồm: mối quan hệ giữa hợp đồng và luật pháp, ngôn ngữ trong hợp đồng, cấu trúc hợp đồng. Trong đó, hợp đồng và luật pháp có mối quan hệ gắn kết bao gồm những yếu tố chính: implied provisions, express provisions, private laws, public law, constitution. Đối với ngôn ngữ trong hợp đồng, người soạn thảo cũng cần phải lưu ý một số điều như: tính trang trọng cao, các cụm từ khác âm đồng nghĩa (doublets and triplets), từ vựng cổ (archaic words), từ vựng sử dụng theo tập quán (customary expressions). Về cấu trúc của hợp đồng sẽ bao gồm các phần: mở đầu (the preamble), nội dung chính (exchange) và quy định pháp luật (legal provisions). Bên cạnh đó, báo cáo viên đã đưa thêm một số ví dụ trong lớp về cách sinh viên biên dịch hợp đồng và khuyến khích các giảng viên nên tìm tòi và biên soạn bài tập từ những ví dụ thực tế.
Với chuyên đề thứ hai “Ngôn ngữ tiếng Anh trong Thư tín thương mại: Nội dung cốt lõi và những điểm cần lưu lý trong quá trình giảng dạy”, TS Trịnh Ngọc Thanh đã trình bày về các vấn đề chính như: phân loại thư tín, nguyên tắc viết (ABC- Accurate, Brief, Clear, 7Cs- completeness, correctness, conciseness, concreteness, clarity, consideration, courtesy), lưu ý về ngôn ngữ thư tín (lexical features) phải rõ ràng, trang trọng, tránh những thuật ngữ mang tính đặc thù chỉ hiểu được bởi một số nhóm đối tượng, sử dụng những từ viết tắt thông dụng (TPND, D/A, D/P, CIF, FOB…). Báo cáo viên còn đưa ra nhiều ví dụ minh họa những mẫu câu dịch chưa đúng cùng cách phân tích và điều chỉnh cho phù hợp với văn phong thư tín.
Phần cuối của buổi toạ đàm, các báo cáo viên đã cùng thảo luận sôi nổi và giải đáp các câu hỏi từ phía các giảng viên với những nội dung liên quan đến pháp lý và dịch thuật các hợp đồng và thư tín thương mại.
Phát biểu tại tọa đàm, Ban chủ nhiệm Bộ môn đã khẳng định tầm quan trọng của việc cập nhật những kiến thức chuyên ngành và chuỗi bồi dưỡng này chính là cơ hội quý báu để các giảng viên cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này.
Sau đây là một số hình ảnh của chuỗi bồi dưỡng: