Migraine – Bệnh đau nữa đầu gây khó chịu và cách khắc phục

213

Đau đầu migraine thường thành từng cơn, đau theo nhịp mạch. Cơn đau có thể ở nửa đầu hoặc cả hai, kéo dài nhiều giờ.
Ai cũng có thể mắc nhưng người trẻ lao động trí óc sẽ mắc nhiều hơn. Khi cơn đau qua đi, người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau đầu migraine

Tùy từng cơ địa mà mức độ cũng như thời gian đau của mỗi người khác nhau, nhưng tựu chung, bệnh đau đầu migraine có các triệu chứng rất điển hình:

– Đau thường đến từ từ, nhưng mỗi lúc một nặng thêm, nối tiếp từ cơn này đến cơn khác khiến người bệnh có cảm giác đầu muốn nổ tung.

– Cơn kéo dài 2-4 giờ, khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập.

– Người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng…

– Đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu, cứng cơ cổ, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy, bệnh nhân cảm thấy mạch máu như bị co giật. Một số trường hợp đau nặng còn bị ảo giác như thấy các đường ziczac và ánh sáng loá.

migraine-benh-dau-nua-dau
Đau đầu migraine thường thành từng cơn, đau theo nhịp mạch. Cơn đau có thể ở nửa đầu hoặc cả hai, kéo dài nhiều giờ.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu Migraine

Dù đã có vô số công trình nghiên cứu, nhưng cho đến nay y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Người ta mới chỉ xác định được rằng, ngoài nguyên nhân vận máu lên não kém, bệnh đau nửa đầu còn có thể là do:

– Lượng máu lên não tự nhiên ít đi, não phản ứng lại với tình trạng thiếu oxy này bằng cách gây ra đau. Ngoài thiếu oxy, hậu quả của việc thiếu máu nêu trên làm cho một số mạch máu khác bị giãn nở và viêm tấy, gây ra đau đầu.

– Các gen dị thường trong não truyền đi một tín hiệu bất thường

– Do yếu tố di truyền, người nhà mắc thì bạn cũng mắc.

– Sự thay đổi hormon thời kỳ kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai và mãn kinh ở phụ nữ.

– Do yếu tố môi trường như tiếng ồn quá lớn, âm thanh chát chúa, thay đổi hay độ cao, ánh sáng đột ngột,

– Do rượu và một số chất trong thực phẩm… khiến mạch máu co rồi giãn (do tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh) gây ra các cơn đau thắt nửa đầu.

3. Tác hại của chứng đau nửa đầu Migraine

Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khoẻ, như:

Trầm cảm, chứng mất ngủ, ăn uống không điều độ.

– Trầm cảm, chứng mất ngủ, ăn uống không điều độ.

– Nguy cơ đột quỵ cao.

– Ảnh hưởng đến thị giác. Mắt của những người bị đau nửa đầu dễ bị suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và thậm chí mù vĩnh viễn.

– Đa số bệnh nhân đau nửa đầu rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng hoặc một số mùi. Điều đó giải thích vì sao, khi bị đau đầu nhiều người còn bị buồn nôn, nôn, hoặc có khi bị tiêu chảy.

4. Điều trị và dự phòng

Hiện nay phương pháp điều trị mới chỉ dừng lại ở điều trị triệu chứng, tức là điều trị và dự phòng các cơn đau. Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau thông thường, dùng hạ nhiệt, làm co các nhánh ở động mạch cảnh.

Lưu ý: Tất cả các thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nên bệnh nhân chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Những thuốc làm giảm đau cho chứng nửa đầu cần uống càng sớm càng tốt khi có triệu chứng xuất hiện.

Ngoài việc dùng thuốc, những người mắc bệnh đau nửa đầu cần hết sức lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và dinh dưỡng.

– Về chế độ ăn uống: Người bệnh nên kiêng các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga. Hạn chế ăn đồ ngọt, béo, chế biến sẵn như chocolate, pho mát, xúc xích, dăm bông, mì chính. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như cá, cây họ đậu, rau màu xanh sậm, vì thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tần số đau. Không nên ăn quá nhiều và quá nhanh; không bao giờ được bỏ bữa sáng, vì nếu không bệnh sẽ nặng thêm. Mỗi bữa nên ăn một lượng thức ăn vừa phải và ăn thành nhiều bữa nhỏ.

– Về lối sống và sinh hoạt: Phải áp dụng lối sống khoa học, điều độ. Cần ngủ sớm, ngủ đủ giấc, thức dậy sớm.

– Bệnh nhân đau nửa đầu nên tránh xa những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Không nên ngồi nhiều trước máy vi tính và nghe nhạc quá to trong một khoảng thời gian lâu.

– Tập thể dục cũng là một phương pháp nâng cao sức khoẻ và giảm căng thẳng thần kinh, giảm các cơn đau nửa đầu do vận mạch.

– Một ly nước bổ dưỡng, mátxa cổ, sau gáy và cơ… cũng có thể có ích cho những bệnh nhân đau nửa đầu.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/migraine-benh-dau-nua-dau-gay-kho-chiu-va-cach-khac-phuc-169221216142912773.htm

Kính chúc Quý Thầy/ Cô, sinh viên thật nhiều sức khỏe để công tác và học tập tốt!