- 63. Em muốn hỏi em có thể tìm thông tin về NCKH ở đâu, NCKH có bắt buộc không và quy trình tham gia như thế nào ạ?
Cơ sở II cảm ơn sự quan tâm của sinh viên (SV) đến hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH). Cơ sở II trả lời câu hỏi của SV như sau:
1. Quy định về SVNCKH:
- Đối với sinh viên thuộc chương trình chất lượng cao, căn cứ Khoản 2, Điều 22 của Quyết định số 2926/QĐ-ĐHNT ngày 30/12/2016 về việc ban hành Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại Trường Đại học Ngoại thương, theo đó trong cả khóa học, mỗi sinh viên chương trình chất lượng cao phải được tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hướng dẫn hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học với giảng viên.
- Đối với sinh viên chương trình tiêu chuẩn: Sinh viên được khuyến khích NCKH.
2. Thông tin về hoạt động NCKH dành cho sinh viên sẽ được phổ biến rộng rãi tới sinh viên qua các kênh sau:
- Email của sinh viên do Nhà trường cấp;
- Fanpage của CLB SVNCKH (RCS) “Research Club for Students - RCS FTU”;
- Website Cơ sở II tại mục “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”.
Sinh viên theo dõi các kênh thông tin trên để đăng ký tham dự khi có thông báo.
Một số cuộc thi và hoạt động SV NCKH được triển khai tại CSII hàng năm bao gồm:
TT Tên hoạt động Đơn vị tổ chức triển khai 1 Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học Trường ĐH Ngoại thương cấp đơn vị tại Cơ sở II, thông thường phát động vào tháng 11 hàng năm. Ban QLKH&HTQT và CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học (RCS) 2 Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học – Euréka do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức, thông thường phát động vào tháng 8 hàng năm. 3 FTU Working Paper Series do Nhà trường tổ chức. 4 Chuyên đề sinh viên nghiên cứu khoa học Trường ĐH Ngoại thương do Nhà trường tổ chức. 5 Tọa đàm, hội thảo khoa học các cấp. 6 Cuộc thi Kinh tế lượng và ứng dụng Bộ môn Kinh tế - Luật 7 Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Học viện Tài chính tổ chức. Nếu sinh viên có câu hỏi hoặc vướng mắc về hoạt động SVNCKH, sinh viên có thể liên hệ ThS Lê Công Hoàng Sơn qua email: leconghoangson.cs2@ftu.edu.vn hoặc liên hệ tại phòng A108, Ban Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế từ thứ Hai đến thứ Sáu theo khung giờ sau: Buổi sáng từ 8:00 đến 12:00; buổi chiều từ 13:30 đến 17:00.
- 62. Dạ thưa thầy cô, không biết đối với K62, khi nào tụi em sẽ có thông tin chính thức của việc đăng ký học phần tự chọn cho 4 năm ạ?
Chào sinh viên,
Căn cứ hướng dẫn số 503/HD-CSII ngày 26/02/2024 về việc sinh viên năm thứ hai đăng ký học phần tự chọn cho toàn bộ chương trình học, theo đó, khóa 62 sẽ thực hiện đăng ký vào tuần thứ 5 học kỳ I năm thứ 2.
Ban QLĐT sẽ tổ chức cho sinh viên khóa 62 thực hiện đăng ký từ ngày 04/9/2024 đến ngày 11/9/2024. Sinh viên theo dõi thông báo dự kiến ban hành vào ngày 15/8/2024 để thực hiện đúng thời gian quy định
- 61. Ngoài form đánh giá công tác GVCN, trường nên cung cấp cho sinh viên thêm form đánh giá công tác của giáo viên bộ môn. Một số giảng viên bộ môn giảng dạy rất hời hợt và đánh giá không công tâm dẫn đến ảnh hưởng chất lượng học tập cũng như quyền lợi của sinh viên
Cảm ơn sinh viên đã có ý kiến đề xuất. Cơ sở II đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Nhà trường và sẽ triển khai thực hiện theo chỉ đạo. Khi có kế hoạch cụ thể, Cơ sở II sẽ thông báo rộng rãi đến sinh viên
- 60. Sinh viên muốn trao đổi thêm về việc cộng điểm cho sinh viên đạt giải SVNCKH: Trong điểm c, khoản 2, điều 11 của thể lệ cuộc thi SVNCKH trường Đại học Ngoại thương 2023-2024 về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân thì các đơn vị tham gia quản lý sinh viên thực hiện xét duyệt học phần được cộng điểm thưởng NCKH của sinh viên đối với các sinh viên tham dự đạt giải theo quy định nên em hy vọng trường có thể phát triển cơ chế để cộng điểm ạ
Cơ sở II ghi nhận ý kiến của sinh viên. Cơ sở II đã báo cáo các đơn vị chức năng liên quan tại Trụ sở chính Hà Nội. Khi Nhà trường có ban hành quy định, thể lệ mới của cuộc thi có nội dung cộng điểm, Cơ sở II sẽ thông báo ngay đến sinh viên.
- 59. Đề xuất có hình thức cộng điểm môn học cho sinh viên tham gia đề tài SVNCKH đạt giải vì đây cũng là một hoạt động thể hiện sự tìm tòi, tìm hiểu của sinh viên và hiện nay nhiều trường đã thực hiện hình thức trên nên sinh viên hy vọng có thể triển khai hình thức cộng điểm cho sinh viên tham gia đề tài SVNCKH đạt giải.
Hiện nay các quy định hiện hành của Nhà trường chưa có quy định về việc công điểm môn học đối với sinh viên đạt giải cuộc thi SVNCKH. Cơ sở II ghi nhận ý kiến của sinh viên và báo cáo Nhà trường.
Theo quy định hiện hành, sinh viên đạt giải cuộc thi SVCNKH Trường Đại học Ngoại thương có các quyền lợi sau đây:
- Căn cứ Khoản 2, Điều 12 Thể lệ Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương (ban hành kèm theo Quyết định số 3666/QĐ-ĐHNT ngày 25/10/2023) quy định về trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên như sau: Sinh viên được ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu đạt Giải thưởng.
- Căn cứ Phụ lục danh mục các hoạt động cộng, trừ điểm rèn luyện kèm Hướng dẫn số 815/HD-CSII ngày 15/3/2022: sinh viên đạt giải Cuộc thi SVNCKH cấp Trường sẽ được cộng điểm rèn luyện.
- Căn cứ khoản 1, mục IV, Phụ lục số 11, Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023 của Trường Đại học Ngoại thương (ban hành kèm theo Quyết định 4728/QĐ-ĐHNT ngày 25/12/2023), các công trình tham dự cuộc thi sinh viên NCKH đạt giải sẽ được khen thưởng theo cơ cấu như sau:
- Khen thưởng công trình tham dự cấp đơn vị: giải nhất 550.000đ/đề tài, 400.000đ/đề tài, 300.000đ/đề tài và 200.000đ/đề tài;
- Khen thưởng SV đạt giải cấp Trường: giải nhất 2.000.000đ/đề tài, 1.500.000đ/đề tài, 1.000.000đ/đề tài và 500.000đ/đề tài.
Tham gia thực hiện các đề tài NCKH là cơ hội để sinh viên rèn luyện tư duy, tích luỹ kiến thức chuyên sâu và học hỏi kỹ năng NCKH và từ đó có kết quả tốt trong các học phần, khoá luận tốt nghiệp. Vì vậy, Cơ sở II hoan nghênh và khuyến khích sinh viên tích cực tham gia hoạt động này.
- 58. Lớp có môn Tiếng Anh chuyên ngành, sinh viên cảm thấy đôi khi không theo được tiến trình buổi học. Cô giảng hay và có mở rộng kiến thức cho sinh viên, tuy nhiên hơi lan man và không có hệ thống nên mặc dù sinh viên đã được cung cấp kế hoạch giảng dạy ngay đầu kỳ học, sinh viên vẫn hoang mang về nội dung buổi học kế tiếp và kiến thức được truyền tải trong buổi học đó.
Đối với các học phần ngoại ngữ, giảng viên Bộ môn được phân công giảng dạy theo các nội dung và tiến trình theo đúng phân bổ trong đề cương chi tiết học phần. Các thông tin liên quan đến đề cương giảng dạy, nội dung học tập, kiểm tra đánh giá…đã được giảng viên công bố trước lớp vào buổi học đầu tiên. Do đó, để đảm bảo theo kịp bài giảng, không bị “hoang mang”, SV cần kiểm tra nội dung bài học buổi tiếp theo, chuẩn bị và đọc trước giáo trình, tài liệu, làm các bài tập đã được giảng viên giao về nhà để nắm được kiến thức nền tảng trước khi lên lớp. Đồng thời, Bộ môn cũng sẽ nhắc giảng viên trình bày về nội dung chính của buổi học vào đầu giờ và tóm tắt vào cuối giờ để sinh viên nắm rõ.
- 57. Sinh viên năm 3 hiện đang và sắp bắt đầu thực tập tại các doanh nghiệp theo quy định của nhà trường. Trên thực tế thời gian thực tập ở doanh nghiệp thường là 3 tháng chứ không phải 5 tuần, tức sinh viên chỉ có thể kết thúc kỳ thực tập sớm nhất là giữa - cuối tháng 8. Vậy nên trường có thể xem xét đẩy lịch học năm học sau (năm học 2023 - 2024) trễ hơn cho sinh viên năm 3 được không ạ, thay vì tầm đầu tháng 8? Vì để hoàn thành tốt báo cáo TTGK - cũng là một học phần, sinh viên cũng cần cam kết thời gian làm tại doanh nghiệp cho đủ. Em trân trọng cảm ơn!
- Theo mục 2 Điều 24 về thực tập giữa khóa trong Quy chế đào tạo trình độ Đại học của Trường Đại học Ngoại thương (ban hành theo Quyết định số 3188/QĐ-ĐHNT ngày 21/12/2021) quy định: Học phần thực tập giữa khóa có khối lượng tối thiểu 03 (ba) tín chỉ, được thực hiện theo đề cương chi tiết học phần và tiến độ học tập của chương trình đào tạo. Thời gian thực tập giữa khóa tại tổ chức/doanh nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tuần.
- Cơ sở II xây dựng kế hoạch giảng dạy để đảm bảo sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn theo quy định. Nếu sinh viên có nhu cầu đi thực tập tại doanh nghiệp dài hơn thời gian tối thiểu theo quy định của Nhà trường thì sinh viên căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của Cơ sở II để chủ động đăng ký khối lượng tín chỉ và thời gian học tập phù hợp theo đúng quy định. Sinh viên chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả học tập của mình.
- 56. Em đang có 1 học phần bị điểm C và em rất muốn có cơ hội được học cải thiện cho năm sau vì kiến thức của học phần đó là nền tảng cho các môn học chuyên ngành sau này, trường có thể tạo điều kiện cho em có cơ hội được học cải thiện để nắm chắc kiến thức hơn và để cải thiện điểm trung bình tích lũy chung được không ạ? Em mong nhà trường có thể tạo điều kiện cho sinh viên bị điểm C ở các học phần có nhiều kiến thức nền cho các môn học sau như xác suất thống kê có cơ hội được đi học cải thiện. Đã có nhiều sinh viên góp ý về việc muốn đi học cải thiện khi bị điểm C nhằm để học lại củng cố kiến thức vì mức điểm C theo mức độ đánh giá là trung bình. Hoặc cho sinh viên thi lại để cải thiện điểm tích lũy học phần. Ở các trường khác có cho học cải thiện điểm C nhưng ở trường thì em chưa thấy ạ, bị điểm C ở các môn học làm nền cho các môn sau làm tâm lý sinh viên năm nhất vô cùng áp lực và lo lắng. Mong nhà trường có thể cân nhắc lại việc này ạ! Em xin cảm ơn.
- Theo Khoản 3 Điều 12 Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, áp dụng đối với K59 trở về trước) đã quy định rõ: "Sinh viên cũng được phép đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy cho mình. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình chung tích lũy. Điểm của tất cả các lần học được lưu đầy đủ trong kết quả học tập của sinh viên. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B, C học lại".
- Theo Khoản 3 Điều 22 Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Ngoại thương (Ban hành theo Quyết định số 3188/QĐ-ĐHNT ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, áp dụng đối với K60 trở về sau) đã quy định rõ: "Sinh viên được phép đăng ký học cải thiện đối với các học phần có điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy cho mình. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính vào điểm trung bình chung tích lũy. Điểm của tất cả các lần học được lưu đầy đủ trong kết quả học tập của sinh viên. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B, C học cải thiện".
Vì vậy, sinh viên cần tuân thủ đúng Quy chế của Nhà trường đã ban hành. Khi Nhà trường có quy định mới, Cơ sở II sẽ cập nhật và triển khai đến sinh viên.
- 55. Theo thông tin ban đầu thì một lớp hệ CLC sẽ có không quá 40 sinh viên, nhưng hiện nay sĩ số lớp học có vượt quá số lượng thông tin ban đầu của nhà trường.
Theo Khoản 3, Điều 14, Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học tại Trường Đại học Ngoại thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 2926/QĐ-ĐHNT ngày 30/12/2016) về tổ chức đào tạo, sĩ số tối đa của lớp CLC có thể lên đến 90 sinh viên. Hiện tại sĩ số các lớp CLC tại Cơ sở II đang được sắp xếp theo đúng hướng dẫn của Nhà trường. Nếu SV lớp CLC không đủ chỗ ngồi trên lớp thì có thể gửi ý kiến tới Ban QLĐT, Ban QLĐT sẽ sắp xếp hội trường phù hợp với sĩ số của lớp. Đồng thời nếu sinh viên muốn có thêm thời gian tương tác với thầy cô trên lớp, sinh viên có thể ý kiến trực tiếp với thầy cô giảng dạy hoặc Ban cán sự lớp. Giảng viên Cơ sở II có đủ trình độ chuyên môn để cân đối, điều chỉnh quỹ thời gian trên lớp để tăng cường được thời gian tương tác với SV. Giảng viên Cơ sở II cũng luôn sẵn sàng dành thêm thời gian để hỗ trợ các bạn trong quá trình giảng dạy trên lớp.
- 54. Mỗi SV chương trình CLC khi tốt nghiệp có phải nộp minh chứng tham gia NCKH hay không?
Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/07/2014 ban hành về quy định đào tạo chất lượng cao trình độ đại học quy định tại Điều 9 khoản 2 “Trong cả khoá học, mỗi sinh viên chương trình CLC phải được tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hướng dẫn hoặc tham gia đề tài NCKH với giảng viên”. Đây là quy định bắt buộc nên sinh viên cần thực hiện. Sinh viên cần cung cấp minh chứng thực hiện NCKH qua đường link: https://forms.gle/vdZLsThPT7MYhg4o7.
Trường hợp sinh viên gặp khó khăn trong việc đáp ứng quy định này, Ban QL&ĐH CLC, giảng viên các Bộ môn sẽ hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên thực hiện đúng các quy định hiện hành.
- 53. Lớp Kinh tế vĩ mô nên tách riêng CLC3 và CLC4 vì lớp quá đông (hơn 90SV).
Sĩ số sinh viên trong từng lớp học phần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ sở vật chất, giảng viên, số lượng sinh viên đăng ký vào lớp sau khi lớp đã bắt đầu học,…
Học phần Kinh tế vĩ mô sinh viên sẽ học trong HK2 năm học 2022-2023. Cơ sở II ghi nhận ý kiến của sinh viên và sẽ bố trí số lượng sinh viên phù hợp.
- 52. Sinh viên đã bỏ lỡ tham gia tuần sinh hoạt công dân thì khi nào được cho học lại?
Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – SV đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa của năm học, sau khi kết thúc đợt học, Ban CTCT&SV sẽ tổng hợp các SV chưa hoàn thành và tổ chức học lại, thi lại.
Lịch học lại, thi lại sẽ được thông báo qua email công vụ của từng SV, SV kiểm tra email công vụ thường xuyên để nhận thông tin và đăng ký học lại.
- 51. Học lại tuần sinh hoạt công dân có phải đóng tiền không?
Căn cứ hướng dẫn tổ chức Tuần sinh hoạt công dân – SV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí tổ chức do Nhà trường bố trí. Do đó SV học lại Tuần sinh hoạt công dân – SV sẽ không phải đóng tiền mà do Cơ sở II chi trả.
- 50. Một số môn học có số lượng SV khá đông. Việc đăng kí tín chỉ khá khó khăn và SV phải tranh giành nhau để đăng kí. SV đề nghị cho thời gian đăng kí dài hơn, mở nhiều lớp hơn để SV có sự lựa chọn
– Căn cứ Điều 10 của Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương), mỗi học kỳ có 02 đợt đăng ký học phần:
+ Đăng ký thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ khoảng 2 tháng trở lại. Mỗi đợt SV có khoảng 05 ngày để kiểm tra và đăng ký nên SV có đủ thời gian để đăng ký học phần. SV cần chủ động theo dõi và sắp xếp thời gian phù hợp để đăng ký theo kế hoạch thông báo.
+ Đăng ký bổ sung: tổ chức vào đầu mỗi học kỳ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng kí học đổi sang học phần khác khi không có lớp.
– Căn cứ vào số lượng sinh viên của từng ngành, từng chương trình, khả năng bố trí giảng viên và các điều kiện liên quan CSII mở số lượng lớp phù hợp. SV cần cung cấp thông tin cụ thể về học phần SV gặp khó khăn khi đăng ký tín chỉ để Ban QLĐT kiểm tra và phản hồi cụ thể.
- 49. Em là sinh viên Chất lượng cao ngành KTĐN K59. Năm nay lớp em đăng ký học tối. Em không đồng ý học tối nhưng vì nhiều bạn trong lớp đăng ký nên lớp lựa chọn học tối. Năm 1 và 2 lớp em học online là chính. Năm 3 năm nay lại học tối. Em đề xuất nhà trường mở các lớp ban ngày cho các bạn như em được học ban ngày ạ. Ngoài ra, gia đình em cũng không yên tâm khi em đi học tối, về nhà muộn.
Chào sinh viên, đối với khóa 59 ngành KTĐN chương trình chất lượng cao, Cơ sở II đã mở cả các lớp ban ngày và buổi tối để sinh viên lựa chọn và đăng ký lớp theo điều kiện cụ thể của sinh viên chứ không phải chỉ có các lớp buổi tối như sinh viên phản ánh. Sinh viên cần xem kỹ Thời khóa biểu trước khi thực hiện đăng ký tín chỉ để có thể đăng ký lớp học vào thời gian phù hợp.
- 48. “Gửi Cơ sở 2, em cảm thấy học giáo dục thể chất không xứng đáng với số tiền bỏ ra. Buổi đầu tiên theo lịch chúng em được yêu cầu là có mặt lúc 6h45 nhưng mãi đến hơn 7h thầy mới tới và nguyên buổi hôm đó tụi em CHỈ NGỒI KHÔNG, KHÔNG LÀM GÌ, tới mãi 9h thì đi về. Em cảm thấy việc này rất tốn thời gian. Không chỉ vậy với số lượng gần 1000 sinh viên học GDTC cùng 1 lúc mà nhà trường sắp xếp CHƯA TỚI 10 giáo viên dạy. Thì em không hiểu mình bị thiếu nhân lực hay sao ạ, tại sao không chia nhỏ lớp ra vậy ạ? Tóm lại em cảm thấy không có sự khác biệt nhiều giữa việc đóng 3 triệu cho lớp CLC và 1 triệu cho lớp Đại Trà tại tín chỉ Giáo dục thể chất này. Nhà trường có thể đổi tên thành Lười Biếng Thể Chất chứ em thấy đi học có làm gì đâu ?!
– Chào sinh viên, phản ánh của em về việc Giảng viên giảng dạy môn GDTC có đến trễ vào buổi học đầu tiên, Cơ sở II đã tìm hiểu nguyên nhân thì được biết hôm đó GV gặp trở ngại về giao thông. Cơ sở II đã trao đổi và đề nghị GV lưu ý dự phòng các tình huống phát sinh có thể xảy ra tương tự để không chậm trễ giờ giảng
– Về bố trí lịch học và sĩ số lớp, Cơ sở II tổ chức nhiều lớp học GDTC trong các khung giờ khác nhau để sinh viên lựa chọn và cân đối với thời gian học các học phần chuyên môn. Các lớp này có sĩ số lớp theo đúng quy định.
– Về hoạt động giảng dạy, giảng viên đã triển khai hoạt động giảng dạy theo giáo án, Cơ sở II đã đề nghị giảng viên cần tăng cường công tác điểm danh quản lý sinh viên, bao quát tình hình của lớp để đảm bảo tất cả sinh viên phải tham gia đầy đủ các nội dung học tập.
– Về học phí, nội dung sinh viên phản ánh là không chính xác. Hiện nay theo quy định của Nhà trường, đơn giá tín chỉ đối với môn GDTC của chương trình chất lượng cao và tiêu chuẩn là bằng nhau.
Sinh viên cần lưu ý ngôn từ sử dụng khi góp ý, phản ánh ý kiến với Cơ sở II cho phù hợp với môi trường sư phạm và trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng môi trường học tập ngày càng hoàn thiện hơn
- 47. Em chào Thầy Cô, em là sinh viên tốt nghiệp cùng khóa sau vì từng có thời gian bảo lưu. Em muốn hỏi liệu em có được xét tặng danh hiệu thủ khoa/ á khoa cùng các em khóa sau không ạ? Em cảm ơn
Căn cứ theo Quyết định 2396/QĐ-ĐHNT ngày 29/09/2021 về việc Quy định về chính sách hỗ trợ sinh viên hệ chính quy, Chương II Quy định về học bổng khuyến khích học tập, Điều 7 Cơ chế thực hiện có quy định về Cơ chế xét chọn chỉ “Căn cứ vào kết quả học tập chuẩn toàn khóa (gồm 8 học kỳ chính, tương đương 4 năm học; kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp sớm)”, do đó trường hợp của sinh viên không thuộc diện được xét Thủ khoa tốt nghiệp.
- 46. Mong muốn được cung cấp danh sách đề tài đã thực hiện năm cũ và năm hiện hành sớm để SV chủ động trong việc lựa chọn tên đề tài không bị trùng, do hiện nay SV đã học hết các môn và chuẩn bị làm khóa luận, nếu đợi đến đầu học kì II năm học 2021-2022 sẽ lâu
Trả lời:
Theo hướng dẫn 2451/HD-CSII ngày 16 tháng 7 năm 2021, thời hạn công bố Danh mục đề tài KLTN đã thực hiện trong 01 năm gần nhất là 15 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ.
Để tạo điều kiện cho sinh viên, Ban QLĐT sẽ phối hợp với các Bộ môn để công bố danh sách đề tài chậm nhất 15/12/2021
- 45. Một số SV gặp khó khăn trong viện xin xác nhận của công ty nộp BCGK trong điều kiện dịch bệnh (công ty chưa làm việc tại văn phòng), SV mong muốn được nộp bản cứng Thu hoạch thực tập giữa khóa trễ hoặc khi quay lại Trường
Trả lời:
Cơ sở II đã có thông báo số 3893/TB-CSII ngày 11/11/2021 đã hướng dẫn rõ tại Mục 3 “Trường hợp sinh viên không thể nộp bản cứng Báo cáo thực tập giữa khóa, do đang trong thời gian cách ly, phong tỏa, giãn cách theo quy định của cấp có thẩm, quyền hoặc điều kiện khách quan khác, sinh viên báo cáo cho Ban KT&ĐBCL qua đường link” để được xem xét và hướng dẫn cụ thể. Trường hợp công ty chưa đi làm lại do dịch bệnh thì SV có thể đính kèm minh chứng là hình chụp email trả lời của công ty vào đường link.
- 44. Về việc nộp bản cứng KLTN/THTTTN/ BCTTGK, sinh viên hiện đang ở TP.HCM có được dùng các phương thức khác ngoài bưu điện để nộp báo cáo cho trường không? (Grab, hỏa tốc, nộp trực tiếp, gửi phòng bảo vệ…)
Trả lời:
Cơ sở II đã ban hành Thông báo số 4158/TB-CSII ngày 10/12/2021 về nộp Khóa luận tốt nghiệp, Thu hoạch thực tập tốt nghiệp SV K57 và các khóa ghép trong điều kiện không tổ chức học tập trung, theo đó sinh viên sẽ nộp bài file Khóa luận tốt nghiệp, Thu hoạch thực tập tốt nghiệp qua hệ thống MS Team thay cho bản cứng.
- 43. Bài thu hoạch thực tập cuối khóa và Khóa luận có yêu cầu gì về hình thức của bản cứng không ?
Trả lời:
Sinh viên tham khảo nội dung này trong tài liệu Các quy định về công tác quản lý học tập và rèn luyện sinh viên trên website Cơ sở II (http://cs2.ftu.edu.vn/sach-quy-che/) và liên hệ với GV chủ nhiệm, GV hướng dẫn để được hỗ trợ.
- 42. Về việc nộp bản cứng KLTN/THTTTN/BCTTGK, sinh viên hiện đang ở TP.HCM có được dùng các phương thức khác ngoài bưu điện để nộp báo cáo cho trường không? (Grab, hỏa tốc, nộp trực tiếp, gửi phòng bảo vệ…)
Trả lời:
Hiện tại, nhiều viên chức Cơ sở II đang là F0, phần lớn viên chức khối văn phòng là F1, F2 đang cách ly y tế nên không bố trí được nhân sự để trực nhận bài từ Grab hoặc nộp trực tiếp. Nhân viên bảo vệ không có nhiệm vụ trực nhận và bảo quản thư/bưu phẩm. Để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh việc thu bản cứng BCTTGK chỉ được thực hiện qua đường bưu điện.
- 41. Bài thu hoạch thực tập cuối khóa và Khóa luận có yêu cầu gì về hình thức của bản cứng không ?
Trả lời:
Sinh viên tham khảo nội dung này trong tài liệu Các quy định về công tác quản lý học tập và rèn luyện sinh viên trên website Cơ sở II (http://cs2.ftu.edu.vn/sach-quy-che/) và liên hệ với GV chủ nhiệm, GV hướng dẫn để được hỗ trợ.
- 40. Một số SV gặp khó khăn trong viện xin xác nhận của công ty nộp BCGK trong điều kiện dịch bệnh (công ty chưa làm việc tại văn phòng), SV mong muốn được nộp bản cứng Thu hoạch thực tập giữa khóa trễ hoặc khi quay lại Trường
Trả lời:
Cơ sở II đã có thông báo số 3893/TB-CSII ngày 11/11/2021 đã hướng dẫn rõ tại Mục 3 “Trường hợp sinh viên không thể nộp bản cứng Báo cáo thực tập giữa khóa, do đang trong thời gian cách ly, phong tỏa, giãn cách theo quy định của cấp có thẩm, quyền hoặc điều kiện khách quan khác, sinh viên báo cáo cho Ban KT&ĐBCL qua đường link” để được xem xét và hướng dẫn cụ thể. Trường hợp công ty chưa đi làm lại do dịch bệnh thì SV có thể đính kèm minh chứng là hình chụp email trả lời của công ty vào đường link.
- 39. Mong muốn được cung cấp danh sách đề tài đã thực hiện năm cũ và năm hiện hành sớm để SV chủ động trong việc lựa chọn tên đề tài không bị trùng, do hiện nay SV đã học hết các môn và chuẩn bị làm khóa luận, nếu đợi đến đầu học kì II năm học 2021-2022 sẽ lâu
Trả lời:
Theo hướng dẫn 2451/HD-CSII ngày 16 tháng 7 năm 2021, thời hạn công bố Danh mục đề tài KLTN đã thực hiện trong 01 năm gần nhất là 15 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ.
Để tạo điều kiện cho sinh viên, Ban QLĐT sẽ phối hợp với các Bộ môn để công bố danh sách đề tài chậm nhất 15/12/2021.
- 38. Mong muốn thông báo thời gian học trực tiếp ít nhất 2 tuần để sinh viên chuẩn bị
Trả lời:
- Việc tổ chức học trực tiếp sẽ được thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh. Khi có kế hoạch tổ chức học trực tiếp, Cơ sở II sẽ thông báo đến sinh viên trước 1 khoảng thời gian hợp lý để sinh viên thu xếp.
- Việc cho phép sinh viên đến trường học tập trung và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng và Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II không có thẩm quyền quyết định. Khi các cơ quan chức năng và Trường Đại học Ngoại thương có chỉ đạo, Cơ sở II sẽ triển khai thực hiện, trong đó có việc thông báo đến sinh viên. Cơ sở II ghi nhận ý kiến của sinh viên và sẽ báo cáo Nhà trường về ý kiến này.
- 37. Hiện em là học viên cao học lớp CH26B Quản trị kinh doanh. Nhà trường cho em hỏi về việc đủ điều kiện để bảo vệ luận văn thạc sĩ dự kiến vào tháng 1-2/2022 sắp tới. Em thi chứng chỉ tiếng anh bên Đại học Văn Lang tổng điểm 4 phần nghe nói đọc viết là 5₫, được Đại học Văn Lang cấp chứng chỉ bậc 3. Như vậy, em đã đủ điều kiện bảo vệ luận văn chưa ạ ?
Trả lời:
Hiện nay tại Trường ĐHNT đang áp dụng Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014; cụ thể hóa bằng Quyết định số 362/QĐ-ĐHNT ngày 25/03/2016, quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Ngoại thương (các văn bản này đã được chuyên viên phụ trách khóa phổ biến cho học viên), tại Điều 38: Điều kiện bảo vệ luận văn – có quy định Đạt trình độ ngoại ngữ, “… Có chứng chỉ tiếng Anh … trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ bảo vệ luận văn, được cấp bởi một cơ sở được Bộ GD&ĐT cho phép hoặc công nhận bằng văn bản” (2 văn bản đính kèm).
Lưu ý:
Chứng chỉ tiếng Anh cấp lưu hành nội bộ (lưu hành trong trường, không được các Trường khác công nhận) không đủ điều kiện bảo vệ luận văn thạc sĩ.
Đề nghị học viên chuyển Chứng chỉ cho chuyên viên phụ trách khóa để giải đáp cụ thể.
- 36. Mong trường giảm và giãn số môn học trong 1 kỳ. Ví dụ như năm nhất của sinh viên tại Trụ sở chính Hà Nội chỉ học khoảng 5 môn vào kỳ 1 và 6 môn vào kỳ 2, trong khi sinh viên tại CS2 phải học dồn lượng môn lớn để ra trường trong 3.5 năm
Trả lời:
Căn cứ Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08 tháng 05 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương) tại khoản 3 Điều 10 Quy định về khối lượng học tập mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ chính được quy định như sau:
a) Tối thiểu 15 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp học lực bình thường.
b) Tối thiểu 12 tín chỉ và tối đa 18 tín chỉ cho mỗi học kỳ chính, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
CSII tổ chức mở lớp và đăng ký định hướng môn học cho sinh viên trước mỗi học kỳ, sinh viên có thể rút bớt học phần theo quy định tại Điều 11 nhưng phải đảm bảo thời gian tối đa hoàn thành chương trình theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại thương.
- 35. Nhà trường có thể remove các sinh viên ra khỏi các phòng thi online đã thi xong được không ạ? Để cho MS Teams sẽ không bị lag nhiều khi tụi em thi các môn khác. Vì việc ở trong quá nhiều teams khác nhau sẽ làm MS Teams bị lag, và em hơi lo lắng là lúc thi online bằng testportal môn khác sẽ gặp trục trặc
Trả lời:
- Tất cả tài nguyên trong MS Teams được lưu trữ trên đám mây (cloud) vì vậy không ảnh hướng tới đường truyền của sinh viên khi tham gia vào hoạt động của các Teams khác.
- Sinh viên thực hiện Hide (ẩn) các phòng thi đã thi và lớp học đã học xong để thuận tiện trong việc tìm thấy phòng thi và lớp học đang sử dụng.
- Sinh viên có thể xóa App MS Teams cũ và tải App mới để hạn chế tình trạng máy tính bị lag.
- 34. Kính gửi các thầy cô, theo em được biết, tiêu chuẩn xét thủ khoa tốt nghiệp tính theo GPA hệ 4, em cảm thấy như vậy chưa được công bằng trong TH có bạn điểm hệ 10 cao hơn thủ khoa nhưng lại không được thủ khoa vì điểm hệ 4 thấp hơn. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xét học bổng các kỳ đều tính hệ 10 và phản ánh thứ hạng chính xác hơn, vậy lẽ ra tiêu chuẩn xét thủ khoa cũng phải tính theo hệ 10 để công bằng và phản ánh đúng năng lực. Do vậy, em kính mong Nhà Trường xem xét lại vấn đề trên. Em xin cảm ơn
Trả lời:
Cơ sở II sử dụng thang điểm hệ 10 để xét học bổng là thực hiện theo Quyết định 40/QĐ-ĐHNT ngày 16/01/2017 về việc quy định chính sách hỗ trợ sinh viên hệ chính quy của Trường ĐHNT.
Cơ sở II sử dụng thang điểm hệ 4 để xét thủ khoa là thực hiện theo các quy định:
- Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT về ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ngày 15/08/2007, Điều 27: Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp và Điều 28: Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
- Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường ĐHNT ban hành kèm Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/05/2009, Điều 26: Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp và Điều 27: Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo.
Kết quả sinh viên nào là thủ khoa phải căn cứ trên kết quả điểm tốt nghiệp được xét theo hệ 4. Nhà trường và Cơ sở II có trách nhiệm phải thực hiện đúng quy chế đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
- 33. Nếu em học thừa tín chỉ của các môn tự chọn và phần thừa đó có điểm không đạt thì có ảnh hưởng đến điểm tích lũy của em không ạ? Liệu học phần đó có bắt buộc em phải học lại hay không? Em phải xử lý học phần thừa này như thế nào ạ? Việc học phần tự chọn này không đạt điểm có tính vào việc không đạt 5% trên tổng số tín chỉ và bị hạ bằng tốt nghiệp hay không ạ?
Trả lời:
- Nếu học thừa học phần tự chọn thì sinh viên gửi đơn đề nghị Nhà trường đưa các môn mong muốn vào bảng điểm thông qua GVCN trước khi Cơ sở II họp xét tốt nghiệp tối thiểu 1 tháng. Nếu sinh viên không nộp đơn theo quy định thì Ban QLĐT sẽ lựa chọn các môn sinh viên có điểm cao hơn để đưa vào bảng điểm. Những học phần tự chọn học thừa mà không đưa vào bảng điểm tích lũy, sinh viên có thể đề nghị nhà trường cấp giấy chứng nhận điểm môn học.
- Hiện tại trong quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Ngoại Thương (Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08 tháng 05 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương) có quy định: Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu bị rơi vào trường hợp có khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình, không có quy định về học phần tự chọn học thừa.
- 32. Công việc thực hiện thủ công: Ghi chép bài, take note, ghi chép trên slide, soạn bài, làm bài tập, thuyết trình. Đề xuất phần mềm, công cụ online thay thế: Máy ghi âm, slide online có phần mềm ghi chú cho sinh viên, google docs, google sheets, Note trên máy tính hoặc điện thoại, MS Office, MS Teams, Notion (ứng dụng như stickynote), Bảng tương tác slide điện tử để thuyết trình, slidesmania.com (website cung cấp các mẫu slide miễn phí), Canva (website thiết kế miễn phí), Template,…
Trả lời:
- Máy ghi âm: Người học/SV tự trang bị theo nhu cầu cá nhân và chỉ ghi âm khi có sự đồng ý của giảng viên/ báo cáo viên.
- Slide online có phần mềm ghi chú cho sinh viên, google docs, google sheets, Note trên máy tính hoặc điện thoại, MS Office, MS Teams, Notion (ứng dụng như stickynote), slidesmania.com (website cung cấp các mẫu slide miễn phí), Canva (website thiết kế miễn phí), Template,…: SV có thể tìm kiếm các hướng dẫn chi tiết cho các ứng dụng này thông qua công cụ tìm kiếm Google
- Cơ sở II đã trang bị máy chiếu và bảng kính để người học sử dụng. Trong tương lai, khi có đủ điều kiện, đặc biệt là khi làm rõ sự cần thiết phải trang bị, Cơ sở II sẽ xem xét việc trang bị bảng tương tác slide điện tử. Thẩm quyền quyết định về việc có trang bị hay không khi Cơ sở II đề xuất thuộc về Trụ sở chính tại Hà Nội.
- 31. Công việc thực hiện thủ công: Điểm danh sinh viên. Đề xuất phần mềm, công cụ online thay thế: Sử dụng mã QR code hoặc quét thẻ SV để tiết kiệm thời gian
Trả lời:
Việc áp dụng mã QR để điểm danh hiện tại không đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ để triển khai thực hiện. Ví dụ: để quét được mã QR thì yêu cầu tất cả SV phải có điện thoại thông minh có camera; không ngăn chặn được tình trạng điểm danh hộ;… Khi có đầy đủ cơ sở pháp lý Cơ sở II sẽ triển khai.
- 30. Công việc thực hiện thủ công: Làm bài tập, nộp bài tập, kiểm tra, thi cử. Đề xuất phần mềm, công cụ online thay thế: Thực hiện online qua MS Team, Zoom, Google Meet, zalo, Công cụ quét thẻ SV, QR code…
Trả lời:
Việc làm và nộp bài tập/ bài kiểm tra có thể được thực hiện qua hệ thống MS Teams, tất cả giảng viên và sinh viên đều đã được cấp tài khoản
- 29. Sinh viên có thắc mắc vì sao các giờ học ngoại ngữ với giảng viên nước ngoài trong học kỳ II năm học 2020 – 2021 bị thay bằng giờ của giảng viên Việt Nam
Trả lời:
Theo Phân công giảng dạy số 15/BMTA-CSII ngày 14/1/2021, lớp K58CLC6 học Tiếng Anh với giảng viên nước ngoài vào thứ 5, 5 buổi, từ ngày 25/2/2021 đến 25/3/2021. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên từ 25/2 đến 8/3/2021 tất cả các lớp phải học online theo thông báo của nhà trường. Để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên được học trực tiếp với giảng viên nước ngoài, Bộ môn Tiếng Anh đã đề xuất lùi lịch học với giảng viên nước ngoài đến 09/3/2021 và kéo dài đến 26/3/2021. Ngày 08/3/2021, Cơ sở II đã ký Thông báo số 661/TB-CSII về thời khóa biểu của giảng viên nước ngoài đối với các lớp NN4 (điều chỉnh), Ban QLĐT đã chuyển cho các đơn vị liên quan (Ban TTTV, BMTA), GVCN và sinh viên các lớp để thực hiện. Theo thông báo này, lớp K58CLC6 học với giảng viên nước ngoài vào các ngày 16/3 (3 tiết), 18/3 (3 tiết), 22/3 (3 tiết) và 26/3/2021 (6 tiết). Đến thời điểm kết thúc khoá, giảng viên nước ngoài đều đã hoàn thành đủ 5 buổi giảng (15 tiết) theo quy định.
- 28. Có được quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nhật để miễn học phần tiếng Nhật không?
Trả lời:
Căn cứ các quy định hiện hành, Trường Đại học Ngoại thương chưa có quy định sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thay thế cho các học phần ngoại ngữ bắt buộc.
- 27. SV muốn chuyển từ hệ CLC sang đại trà thì thực hiện như thế nào ?
Trả lời:
Sinh viên có nguyện vọng chuyển từ chương trình CLC sang chương trình tiêu chuẩn liên hệ với GVCN để được hướng dẫn làm đơn xin xem xét.
Tuy nhiên, SV cần lưu ý các trường hợp không thể chuyển từ chương trình CLC sang tiêu chuẩn như sau:
– Sinh viên trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp học bạ hoặc điểm thi THPT với chứng chỉ ngoại ngữ;
– Sinh viên trúng tuyển vào chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
- 26. Em đọc trong thông báo thực hiện HPTN của cơ sở Hà Nội có thấy rằng trong các văn bản mới nhất có quy định rằng SV làm KLTN được học cải thiện không quá 3 tín chỉ, vậy tại sao CS2 không cho phép SV cải thiện khi đang làm khoá luận ạ?. Nguồn: http://qldt.ftu.edu.vn/th%C3%B4ng-tin-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o/t%E1%BB%91t-nghi%E1%BB%87p-ttgk/k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-h%E1%BB%8Dc-ph%E1%BA%A7n-t%E1%BB%91t-nghi%E1%BB%87p/1318-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-h%E1%BB%8Dc-ph%E1%BA%A7n-t%E1%BB%91t-nghi%E1%BB%87p-v%C3%A0-x%C3%A9t-t%E1%BB%91t-nghi%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BB%A3t-2-n%C4%83m-2019.html
Trả lời:
Căn cứ vào Quyết định 3177/QĐ-ĐHNT về Ban hành quy định về điều kiện thực hiện HPTN và viết KLTN, xét và cấp bằng tốt nghiệp đối với sinh viên hệ đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường ĐH Ngoại thương, sinh viên liên hệ Giáo viên chủ nhiệm để được hướng dẫn cụ thể cho tường trường hợp, Cơ sở II sẽ thực hiện theo đúng quy định.
- 25. Nhà trường có thể yêu cầu các thầy cô thu Recording trong quá trình giảng dạy được không? Nhiều khi mạng lag sinh viên bị out ra, vô thì mất bài giữa chừng
Trả lời:
- CS II chỉ có thể yêu cầu GV triển khai hoạt động giảng dạy theo các quy định hiện hành; không thể yêu cầu GV thực hiện nội dung nằm ngoài các quy định hiện hành.
- Việc cho phép ghi âm bài giảng trong quá trình giảng dạy thuộc về thẩm quyền của GV. SV nên xin phép GV và chỉ ghi âm khi GV đồng ý.
- Khi SV bỏ lỡ một phần nội dung nào đó do trục trặc kỹ thuật thì có thể xin GV hoặc nhờ SV cùng lớp giải thích lại. Việc nghiên cứu trước bài giảng trước giờ học sẽ giúp SV vượt qua trục trặc này một cách thuận lợi.
- 24. Học phần “Ngoại ngữ 4” thay đổi tỉ trọng điểm có phần chưa hợp lí. SV kiến nghị giữ nguyên như trước
Trả lời:
Cơ sở II thực hiện theo Đề cương môn học được Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Khoa Tiếng Anh chuyên ngành tại trụ sở chính phê duyệt. Cơ sở II ghi nhận ý kiến góp ý của SV để góp ý với Khoa chuyên môn hoàn thiện đề cương môn học.
- 23. SV mong GV có những hình thức điểm danh linh hoạt và nhẹ nhàng để tránh trường hợp nghẽn mạng, điểm danh không kịp.
Trả lời:
- Việc điểm danh phải được thực hiện theo quy chế đào tạo. Trong trường hợp SV không được điểm danh vì lý do kỹ thuật hoặc mạng Internet, SV cần báo cáo với GV, kèm theo tài liệu minh chứng để được giải quyết.
- Nếu SV hàm ý “nhẹ nhàng” nghĩa là làm chiếu lệ thì CS II không chủ trương triển khai như vậy vì CS II luôn đánh giá cao vai trò của kỷ luật và sự công bằng.
- 22. Giảng viên hỗ trợ giáo trình bản mềm, nếu bản cứng không có file mềm, giảng viên có thể gửi tài liệu tương đương để sinh viên tiện theo dõi (Sinh viên có nguyện vọng mong muốn Giảng viên cung cấp thêm tài liệu học tập (giáo trình, bài tập…) hoặc sách bản PDF). – Nhà trường nên thống nhất 1 nền tảng chung để dạy online, thay vì quá nhiều nền tảng như Teams, Zoom, meeting,…. Mong các thầy cô trong quá trình giảng dạy tương tác nhiều hơn nữa với sinh viên.
Trả lời:
- Về cung cấp bản mềm hoặc scan giáo trình:
+ Trách nhiệm của GV là giới thiệu về giáo trình và tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung đề cương môn học.
+ Trang bị giáo trình và tài liệu tham khảo là nhiệm vụ của SV. Vì vậy, SV cần chủ động trang bị tài liệu để học tập phù hợp. SV cần rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu có thể tải về từ Internet.
- Về nền tảng giảng dạy: Mỗi nền tảng công nghệ đều có ưu và nhược điểm riêng và mục tiêu cao nhất vẫn là hiệu quả truyền đạt, chất lượng giảng dạy. SV nên góp ý với GV thay đổi khi nền tảng GV đang sử dụng không phù hợp và có nhiều hạn chế.
- Về tương tác trong quá trình giảng dạy:
+ Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, SV vẫn có thể nêu ra câu hỏi, thắc mắc để GV giải đáp. GV giảng dạy cũng đã đặt ra các câu hỏi thảo luận, yêu cầu SV phát biểu, trình bày.
+ Ý kiến SV phản ánh chưa làm rõ vấn đề tương tác giữa GV và SV còn hạn chế ở điểm nào? Ở lớp học nào? Có bao nhiêu % đồng ý với ý kiến đó. Đề nghị SV có ý kiến phản ánh đầy đủ thông tin.
- 21. Sinh viên (SV) gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động thảo luận nhóm khi đang học online. Đề xuất thay bằng đánh giá theo cá nhân
Trả lời:
- GV triển khai hoạt động thảo luận nhóm để tăng cường sự tương tác với SV và giữa các SV với nhau trong quá trình giảng dạy và học tập trực tuyến.
- Ý kiến SV phản ánh chưa làm rõ “gặp khó khăn rất lớn” cụ thể ở vấn đề nào, có bao nhiêu % SV gặp phải vấn đề này. Đề nghị SV có ý kiến phản ánh đầy đủ thông tin.
- Trong bối cảnh làm việc trực tuyến ngày càng phổ biến, SV cần rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như làm việc tập thể, quản lý thời gian để có thể thích nghi với điều kiện làm việc sau khi ra trường.
- Khi SV thực sự gặp khó khăn trong bất kỳ vấn đề nào trong quá trình học tập thì cần trình bày với GV để được hỗ trợ, giải quyết
- 20. Em xin kiến nghị Nhà trường chuyển qua học Online tất cả các môn qua Teams hoặc Google Meet để tăng tính bảo mật vì Zoom gần đây nhận được các báo cáo ăn cắp thông tin. Em xin được trích đoạn từ bài báo ạ: Zoom – Nhà sáng lập công ty là một người Trung Quốc và hầu hết nhân viên của công ty đều ở Trung Quốc. Phần mềm này có một số vấn đề về bảo mật đã được báo cáo từ năm ngoái: – Zoom đã tuyên bố có “mã hóa điểm-điểm” (điều này có nghĩa là thông tin được mã hóa giữa mỗi người dùng máy tính hay thiết bị di động, và theo đó, về lý thuyết, không ai khác, kể cả chính bản thân công ty, có thể xem được nội dung cuộc họp). Nhưng các báo cáo xuất hiện gần đây cho thấy tuyên bố đó là sai sự thật và Zoom có thể truy cập nội dung của bất kỳ cuộc họp nào được lưu trữ trên các máy chủ của Zoom. – Gần đây đã có báo cáo rằng phần mềm này gửi khóa bí mật của cuộc họp bất kỳ đến các máy chủ của nó ở Trung Quốc, ngay cả khi cuộc họp này là giữa những người ở bên ngoài Trung Quốc.- Đã có báo cáo cho thấy Zoom có thể phát hiện các gói phần mềm nào đang chạy trên thiết bị của người dùng và xác định người dùng đang nhấp chuột vào cửa sổ nào.- Ngoài ra còn có một báo cáo cho thấy Zoom cho phép các trang web điều khiển máy tính của người dùng để có thể tham gia các cuộc họp video mà người dùng không biết, và nó còn mở camera trên máy tính của người dùng.Điều này có nghĩa là sẽ không an toàn khi sử dụng Zoom. Ngay cả việc cài đặt Zoom có thể cũng không an toàn. Giữa tháng 3, một lỗ hổng nghiêm trọng khác xuất hiện có tên Zoombombing. Khi cuộc họp diễn ra, hacker có thể tìm liên kết hoặc ID rồi xâm nhập phá rối bằng cách phát phim khiêu dâm. Để khắc phục, TechCrunch cho biết chủ cuộc họp cần tắt tính năng trình chiếu màn hình của thành viên cũng như khả năng chia sẻ file để tránh virus bị phát tán.Một bài báo của Reuters ngày 1 tháng 4 năm 2020 cho biết công ty SpaceX của Elon Musk đã cấm nhân viên sử dụng Zoom, với lý do “có sự quan ngại lớn về quyền riêng tư và bảo mật.” Một bài báo của The Guardian, ngày 2 tháng 4 năm 2020, đã viết “Zoom là một phần mềm gián điệp”, và “ứng dụng này là một ‘thảm họa đối với quyền riêng tư’.” Quan ngại về các vấn đề an ninh trực tuyến, tờ Washington Post, ngày 4 tháng 4 năm 2020, cho biết: “Các học khu, kể cả ở thành phố New York, bắt đầu cấm sử dụng Zoom”
Trả lời:
Mỗi phần mềm/ứng dụng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng trong triển khai hoạt động giảng dạy trực tuyến. Zoom có ưu điểm dễ sử dụng, không làm nặng máy khi cài đặt. Tuy nhiên sau khi nhận định những điểm yếu trên cơ sở các phân tích và cảnh báo của các chuyên gia công nghệ về nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng ứng dụng Zoom, Cơ sở II đã có khuyến cáo các thầy cô nên hạn chế sử dụng ứng dụng Zoom trong hoạt động giảng dạy, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã phối hợp với tập đoàn Microsoft để cấp tài khoản cho giảng viên giảng dạy, đồng thời đã ban hành hướng dẫn sử dụng MS Team dành cho viên chức và sinh viên sử dụng.
Ban TT-TV sẽ thông báo lại và khuyến khích Giảng viên sử dụng phần mềm MS Teams vào công tác giảng dạy để công tác giảng dạy online được hiệu quả hơn.
- 19. Kính gửi Ban Giám đốc, Em hiện tại là sinh viên K56 của trường và hiện đang học theo hình thức online qua ứng dụng Zoom. Tuy nhiên có một vấn đề mà các thầy cô gặp phải làm ảnh hưởng đến quá trình học đó chính là Zoom giới hạn thời gian meeting cho bản miễn phí và các buổi học liên tục bị gián đoạn và tiếp tục. Em kính mong Nhà trường có thể trích kinh phí để mua bản quyền không giới hạn thời gian họp trên Zoom (chỉ cần mua theo tháng cho đến khi trở lại học tại trường) để chất lượng giảng dạy được tốt hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn
Trả lời:
- Mỗi phần mềm/ứng dụng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng trong triển khai hoạt động giảng dạy trực tuyến. Zoom có ưu điểm dễ sử dụng, không làm nặng máy khi cài đặt. Tuy nhiên sau khi nhận định những điểm yếu trên cơ sở các phân tích và cảnh báo của các chuyên gia công nghệ về nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng ứng dụng Zoom, Cơ sở II đã có khuyến cáo các thầy cô nên hạn chế sử dụng ứng dụng Zoom trong hoạt động giảng dạy, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã phối hợp với tập đoàn Microsoft để cấp tài khoản cho giảng viên giảng dạy, đồng thời đã ban hành hướng dẫn sử dụng MS Team dành cho viên chức và sinh viên sử dụng.
- Ban TT-TV sẽ thông báo lại và khuyến khích Giảng viên sử dụng phần mềm MS Teams vào công tác giảng dạy để công tác giảng dạy online được hiệu quả hơn.
- 18. Dạ em chào thầy cô ạ. Em đang bị điểm C gần D một môn và muốn học cải thiện nhưng khi đọc qui chế thì em thấy không giải quyết cho điểm C được học cải thiện ạ ? Không biết Nhà trường có thể nào điều chỉnh để tụi em có thể gỡ điểm không ạ ? Em cám ơn thầy cô nhiều ạ
Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 12 của Quy chế đào tạo ĐH, CĐ theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD&ĐT (ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT), sinh viên chỉ được đăng ký học lại các học phần bị điểm D để cải thiện điểm.
- 17. Hiện em là sinh viên lớp K58CLC, sau học kì 1 em muốn chuyển xuống lớp thường thì có được không. Nếu được thì em cần thực hiện những quy trình gì ?
Trả lời:
Sinh viên làm đơn gửi GVCN tại Ban QLĐT để được hướng dẫn và xem xét giải quyết
- 16. Kính gửi Quý Thầy/Cô, Khi đọc Nội quy của nhà trường, đặc biệt là điều kiện tốt nghiệp thì em có thấy là nếu số môn học lại vượt quá 5% tổng tín chỉ thì sẽ bị hạ 1 bậc tốt nghiệp. Tuy nhiên, thầy cô cho em hỏi học lại ở đây là trường hợp rớt môn học lại thôi, còn học cải thiện có bị tính vào không ạ? Em xin cảm ơn
Trả lời:
- Theo nội dung Mục a, Khoản 2, Điều 27 của quy định về đào tạo đại học hệ chính quy theo quy chế tín chỉ tại Trường ĐH Ngoại thương, hạng tốt nghiệp của sinh viên có KQHT toàn khóa loại Xuất sắc và Giỏi bị giảm 1 mức nếu “Có khối lượng của các học phần PHẢI HỌC LẠI vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình”.
- Tại Điều 12 của quy định có nêu rõ: Sinh viên PHẢI ĐĂNG KÝ HỌC LẠI các học phần bị điểm F.
=> Như vậy, chỉ tính các học phần bị điểm F mà sinh viên phải học lại khi xếp loại tốt nghiệp cho sinh viên
- 15. Mong nhà trường có công tác kiểm soát chất lượng giảng dạy tối ưu hơn, có sự cải tiến sau khi sinh viên phản ánh những hạn chế về chất lượng giảng dạy
Trả lời:
Cơ sở II đã ban hành Hướng dẫn số 2492/HD-CSII ngày 19/12/2018 về khảo sát tình hình triển khai công tác của giảng viên theo lớp học phần. Ngoài ra, Cơ sở II đang triển khai thực hiện khảo sát online ý kiến SV về chất lượng giảng dạy của GV theo kế hoạch của Trung tâm KT&ĐBCL tại Trụ sở Hà Nội. Khi triển khai thực hiện khảo sát và có kết quả khảo sát từ Nhà trường/tổng hợp kết quả khảo sát tại CSII, Ban KT&ĐBCL chuyển đến BCN Bộ môn các ý kiến phản hồi của SV để BM trực tiếp theo dõi, báo cáo BGĐ và đề xuất thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy cho phù hợp với nguyện vọng của SV.
- 14. Cách xin nghỉ học khi tham gia ngoại khóa hoặc học tập ngắn hạn ở nước ngoài (xin ở bộ phận nào của trường, thời gian tối đa bao lâu)
Trả lời:
Sinh viên làm đơn xin xem xét, trình bày rõ nội dung gửi cho GVCN. Ban QLĐT sẽ tổng hợp và trình xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc cho từng trường hợp cụ thể.
- 13. Có kết quả thi nhanh hơn, Trả bài thi sau khi có kết quả để SV biết những sai sót của mình
Trả lời:
Việc chấm bài thi và thông báo kết quả thi hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 1909/QĐ-CSII ngày 24/09/2018 về việc ban hành Quy trình tổ chức thi kết thúc học phần tại Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh. Các quy định về thời hạn trong văn bản này là phù hợp cho công tác chấm thi và công bố kết quả thi trong điều kiện hiện tại để đảm bảo chất lượng công tác đánh giá học phần.
- 12. Ý kiến SV các lớp Tiếng Nhật về đề kiểm tra học phần có sử dụng L/C bằng Tiếng Anh
Trả lời:
Hình thức phổ biến nhất hiện nay của L/C là được phát hành bằng SWIFT và mặc định các nội dung trường điện của L/C đều thể hiện bằng tiếng Anh. Giáo trình cũng thể hiện các trường điện của L/C bằng tiếng Anh. Trong giờ giảng tại lớp, giảng viên đã cung cấp các bộ chứng từ thanh toán bằng L/C và sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng Anh (có dịch và giải thích bằng tiếng Việt) để giảng các trường điện của L/C. Format đề thi đã được giảng viên cung cấp và thông báo ngay từ buổi đầu của môn học và nhắc lại trong buổi học cuối cùng. Vì vậy, việc sử dụng L/C có nội dung bằng tiếng Anh là phù hợp với yêu cầu chuyên môn của môn học.
- 11. Chương trình học/ thi đồng nhất giữa các giáo viên
Trả lời:
Một học phần có nhiều giảng viên giảng dạy nhưng nội dung kiến thức là thống nhất theo đề cương của học phần. Câu hỏi trong đề thi và đáp án cũng phù hợp với kiến thức với đề cương môn học. Cổng thông tin Quản lý đào tạo của Cơ sở II có công bố chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần, sinh viên có thể tham khảo và đối chiếu với các nội dung giảng dạy của giảng viên và có ý kiến phản ánh phù hợp với giảng vỉên hoặc các kênh tiếp nhận thông tin Nhà trường đã thông báo.
- 10. Coi thi nghiêm túc hơn
Trả lời:
Cơ sở II đã ban hành Quyết định 1909/QĐ- CII ngày 24/9/2018 về Quy trình tổ chức thi kết thúc học phần tại CSII, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của cán bộ coi thi. Trường hợp sinh viên nhận thấy cán bộ coi thi không nghiêm túc, sinh viên có quyền ý kiến trực tiếp với cán bộ coi thi, đồng thời sinh viên có thể ghi nhận, phản ánh thông tin ngay cho Ban KT&ĐBCL để kiểm tra tình hình và báo cáo BGĐ xem xét, xử lý theo quy định.
- 9. Nên có nghỉ giải lao giữa giờ (Một số thầy cô không cho giải lao giữa giờ)
Trả lời:
Cơ sở II đang thực hiện theo đúng quy định hiện hành là bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa 2 ca tối thiểu 15 phút.
Cơ sở II đã nhắc giảng viên thực hiện đúng quy định về việc nghỉ giải lao. Trường hợp giảng viên chưa thực hiện đúng, sinh viên có thể chủ động đề nghị giảng viên hoặc gửi Nhà trường thông tin cụ thể về giảng viên nào chưa thực hiện đúng để Cơ sở II xác minh thông tin và có giải pháp.
- 8. Trong tuần SHCD, đề nghị bổ sung nội dung về tầm quan trọng và sự liên kết chuyên môn giữa các môn học để giúp SV có định hướng và thái độ học tập tốt hơn
Trả lời:
Trong tuần SHCD đầu khóa Giám đốc đã hướng dẫn SV khi học cần chủ động hỏi giảng viên về tính liên kết với các môn đã và sẽ học, việc ứng dụng kiến thức trong thực tế để nâng cao hiệu quả tiếp thu môn học. Sinh viên nên mạnh dạn trao đổi với thầy cô trong quá trình học tập để được hướng dẫn kịp thời.
- 7. Tạo sự khác biệt giữa lớp CLC và lớp thường
Trả lời:
Cơ sở II đã có thông báo Số 2130 ngày 04/10/2019 về việc triển khai Chương trình Chất lượng cao tại nêu rõ đặc điểm khác biệt của Chương trình Chất lượng cao so với Chương trình Đại trà đó là:
+ Sinh viên chương trình CLC học các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh với giáo trình, tài liệu học tập tiệm cận với các nền giáo dục tiến bộ trên thế giới; được hướng dẫn thực tập giữa khóa, viết khóa luận tốt nghiệp/thu hoạch thực tập tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
+ Giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy chuyên môn cho một số môn học của chương trình CLC để sinh viên được giao lưu về chuyên môn và tìm hiểu về kinh doanh trong môi trường đa văn hóa.
+ Sinh viên chương trình CLC học kỹ năng nghe và nói với giảng viên người nước ngoài và tiếng Anh về kinh doanh, thương mại trong 2 năm đầu Chương trình.
+ Sinh viên chương trình CLC đi thực tế tại doanh nghiệp 1 lần/học kỳ để tiếp cận với thực tiễn kinh doanh và hình thành định hướng nghề nghiệp; học tập ngắn hạn tại Tân cảng về nghiệp vụ ngoại thương.
+ Sinh viên chương trình CLC được bố trí khu vực sinh hoạt tự quản riêng, được ưu tiên bố trí các phòng học có trang thiết bị hiện đại và được ưu tiên tiếp cận hệ thống giáo trình, sách tham khảo bằng tiếng Anh, cơ sở dữ liệu học thuật bằng tiếng Anh đang được nhiều trường đại học lớn trên thế giới sử dụng (Science direct, Proquest…) tại Thư viện.
- 4. Vv SV ngành kế toán – kiểm toán góp ý về tính hợp lý của các học phần TATM (Thư tín, Hợp đồng) và TACN (NN7-ESP)
Trả lời:
Căn cứ vào đề cương chi tiết học phần (2018), nội dung được GV BMTA giảng dạy trong các học phần Thư tín, Hợp đồng, TACN là đúng yêu cầu. Tuy nhiên, BMTA ghi nhận ý kiến góp ý của SV về những khó khăn trong quá trình học tập các môn này do thiếu một số kiến thức chuyên môn. BMTA sẽ yêu cầu các GV phụ trách các HP nói trên giảng bài kỹ hơn, mở rộng bài và đi sâu hơn để bổ sung cho SV các phần kiến thức còn thiếu. Đối với HP TACN, bắt đầu từ HK2 năm học 2019-2020 sẽ triển khai giảng dạy chương trình và giáo trình riêng cho mỗi chuyên ngành.
- 5. Tăng sự giao lưu giữa thầy cô và sinh viên, CVHT tư vấn nhiều hơn để SV tìm được phương pháp học tập tốt nhất
Trả lời:
Mỗi học kỳ Nhà trường bố trí 2 buổi vào ngày SV không học để CVHT sinh hoạt cùng lớp – ngoài ra, SV có thể liên hệ với CVHT qua các kênh liên lạc mà CVHT đã thiết lập với lớp (email, điện thoại/viber/zalo….).
- 6. Có một số ít giảng viên giảng dạy chưa thu hút được sinh viên, hiệu quả và chưa tạo được không khí học tập sôi động. Một số môn giảng viên dạy nhanh, cá tính ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức của sinh viên. Sinh viên phải chờ đợi 1 vài giáo viên rất lâu
Trả lời:
Về ý kiến của sinh viên về lớp học chưa sôi động và hiệu quả, sinh viên có thể kiến nghị cụ thể với giảng viên giảng dạy để tạo ra không khí học tập sôi động và hiệu quả hơn. Việc giảng viên dạy nhanh có thể do đề cương giảng dạy với nhiều nội dung và kiến thức, do vậy để phải đảm bảo theo đúng đề cương môn học theo quy định, sinh viên cần chủ động nghiên cứu trước bài học ở nhà. Sinh viên cần mạnh dạn trao đổi với GVGD, CVHT và GVCN để có kết quả học tập hiệu quả, tương tác tốt giữa GV và sinh viên.
- 3. Môn Kinh tế kinh doanh có nhiều kiến thức mới, sinh viên cảm thấy chưa được học các môn kiến thức nền đủ để dễ tiếp cận môn học này? ; Khi nào giảng viên FIATA đến lớp K57CLC5 dạy ?
Trả lời:
- Trong quá trình giảng dạy môn học này giảng viên đã hướng dẫn sinh viên đọc thêm các tài liệu tham khảo và giảng giải chi tiết nội dung có kiến thức tổng hợp tại lớp để SV nắm rõ. Đồng thời GV cũng đã liên hệ các tình huống thực tế để đảm bảo sinh viên có thể nắm bắt và vận dụng được kiến thức đáp ứng yêu cầu môn học. SV cần nỗ lực đọc tài liệu và trao đổi với giảng viên ngay khi có các vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ để được giải đáp và hướng dẫn kịp thời.
- Các báo cáo viên Hiệp hội FIATA (Logictics và quản lý chuỗi cung ứng) sẽ giảng dạy dự kiến học kỳ 2 năm học 2019-2020.
- 2. Ngành Logistics và QL Chuỗi cung ứng hệ đại trà; Tăng số lượng các môn tiếng Anh của Chương trình CLC; Số lượng sinh viên trong các lớp đông…
Trả lời:
- Trường ĐHNT chưa triển khai chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hệ đại trà nên CSII không thể triển khai.
- Số lượng tín chỉ giảng dạy bằng Tiếng Anh của các chương trình CLC chiếm 80%. Một số học phần: Lý luận chính trị, toán cao cấp, tin học, pháp luật đại cương do chương trình đào tạo quy định giảng dạy bằng tiếng Việt nên CSII không thể giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Sĩ số lớp học CSII đang xếp theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.
- 1. Em nhận thấy đề thi trường mình đang có sự khác biệt lớn về độ khó giữa các giáo viên ra đề khác nhau trong cùng một bộ môn. Điều này thật sự thiệt thòi cho các bạn sinh viên trong việc cạnh tranh, đặc biệt là các bạn có định hướng du học nếu gặp phải giáo viên ra đề khó sẽ rất bất lợi cho tương lai. Xem bảng điểm cùng 1 môn, cùng 1 khóa có thể thấy nhiều môn có sự khác biệt lớn về tỉ lệ điểm A B C D vì học giáo viên khác nhau. Mặc dù các lớp sẽ có sức học khác nhau nhưng em tin là sự phân hóa điểm cũng không thể nào khác biệt như thế được. Em mong nhà trường có thể xem xét và đảm bảo công bằng hơn
Trả lời:
Việc giảng dạy và ra đề thi đều dựa trên nội dung được quy định tại đề cương môn học. Hàng kỳ các Bộ môn đều tổ chức đánh giá chất lượng đề thi và rút kinh nghiệm về việc ra đề thi cho kỳ kế tiếp, đảm bảo việc ra đề đúng quy định. Cơ sở II ghi nhận ý kiến của sinh viên nhưng nội dung phản ánh và căn cứ phản ánh chưa rõ ràng nên chưa có cơ sở xem xét.