5. Những câu hỏi thường gặp về tra soát trùng lặp qua phần mềm Turnitin

3836
TT Người học hỏi Thư viện phản hồi
1.      KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN, MẬT KHẨU
1 Lúc đăng nhập Turnitin lần đầu, Người học chưa cập nhật hồ sơ cá nhân “profile”, chưa chọn trả lời câu hỏi bí mật, nên giờ không thể nộp bài, Người học nên làm gì? Người học cập nhật hồ sơ cá nhân theo Hướng dẫn Kích hoạt tài khoản tại liên kết https://tinyurl.com/mvre6d3b
2 Người học cung cấp email cho BM có định dạng @gmail, TV có thể cập nhật tài khoản …. @ftu.edu.vn giúp không? Chỉ sử dụng email tên miền @ftu.edu.vn
3 Người học “reset password” nhập email @ftu.edu.vn với Họ và Tên lót (Last name) thì được thông báo tài khoản chưa có trên hệ thống, Người học phải làm gì? Khi “reset password”, Người học phải nhập chính xác Last name. Người học thực hiện theo hướng dẫn tại liên kết https://tinyurl.com/6k84vehx

 

4 Người học chưa nhận được email thông báo về tài khoản Turnitin nên chưa đăng nhập được, Người học phải xử lý thế nào? B1: Người học Kiểm tra email kích hoạt tài khoản từ Turnitin với từ khóa “Turnitin No Reply” ở Hộp thư đến (Inbox) hoặc Thư rác (Spam);

Trường hợp email không truy cập được, Người học thực hiện theo hướng dẫn tại liên kết: https://tinyurl.com/2p8snybf

B2: Khi xác định chưa có tài khoản, Người học liên hệ đơn vị quản lý liên quan để đơn vị gửi danh sách email cập nhật về thư viện đề nghị cấp tài khoản.

5 Trường hợp Người học quên mật khẩu đăng nhập vào Turnitin thì phải làm sao? gười học lấy lại mật khẩu theo hướng dẫn tại liên kết https://tinyurl.com/6k84vehx
6 Trường hợp Người học quên last name khi reset password, Người học thì phải làm sao? Người học làm theo hướng dẫn tại liên kết https://tinyurl.com/6k84vehx
7 Người học có thể mượn tài khoản người khác để nộp bài không? Không, Người học phải dùng tài khoản duy nhất đã đăng ký với Ban/Bộ môn để tự tra soát tất cả các sản phẩm học thuật của mình.
2.      BÀI NỘP: THỂ THỨC VÀ QUY ĐỊNH
8 Turnitin có loại trừ trích dẫn nguyên văn “…” (Quoting Material) “….” khi tra soát không? Trích dẫn nguyên văn “…” (Quoting Material) không được loại trừ khi tra soát. Tham khảo Chính sách tra soát tại liên kết https://tinyurl.com/2jwmzdd9
9 Người học có thể xin phép và nhận sự cho phép tra soát tính trùng lặp của GVHD qua Zalo hay chỉ được thực hiện qua email? Không. Chỉ thực hiện qua email.
10 – Thể thức văn bản của bài nộp tra soát được quy định thế nào?

– Nhà trường quy định bản nộp Turnitin không sai biệt quá 5% (khoảng 5 trang A4) so với bản mềm nộp cho trường, vậy có thể không nộp phụ lục, bìa, tài liệu tham khảo không?

Người học phải nộp bài hoàn chỉnh theo Quy định của nhà trường, đầy đủ tất cả các phần sẽ nộp cho Nhà trường trong bản chính thức như: Trang bìa chính, mục lục, tài liệu tham khảo, các danh mục khác, phụ lục (nếu có), …
11 Người học có cần nộp trang Nhận xét của GVHD ngoài 1 trang bìa, mục lục, nội dung và tài liệu tham khảo của LV/KLTN tra soát? Không, vì trang nhận xét GVHD được nộp rời
12 Khi tra soát, ngoài trang bìa chính, Người học có cần nộp thêm nộp trang bìa phụ nữa không? Không cần.
13 Người học có thể nhờ người khác tra soát thử LV/KLTN để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa khi tra soát chính thức không? Tuyệt đối không nhờ người khác tra soát thử vì đến lúc Người học chính thức nộp bài, Người học sẽ bị xem là “TỰ ĐẠO VĂN” và làm trái quy định nhà Trường nên sẽ phải tự chịu mọi trách nhiệm.
14 Người học nộp bài hộ bạn có được không? Tuyệt đối không nộp bài hộ bằng tài khoản của mình, vì Turnitin gắn quyền tác giả của bài nộp với tài khoản đã tải bài nộp lên hệ thống.
15 Những hành vi nào bị xem là gian lận trong bài nộp tra soát? – Chuyển sang hình ảnh các đoạn văn bản, các ký tự, bảng số liệu, danh mục, … ;

– Lạm dụng viết tắt nhiều đối với các cụm từ ít phổ biến và không xuất hiện trong tất cả các chương/mục, không phải tên đề tài;

– Thay khoảng trắng bằng các ký tự ẩn với nhiều kích thước chữ khác nhau hoặc không có khoảng trắng giữa các ký tự;

– Trình bày bằng các hình thức khác nhằm mục đích hạn chế khả năng kiểm tra, đối chiếu trùng lặp của phần mềm;

– Các hành vi không trung thực khác.

3.      THỦ TỤC NỘP BÀI VÀ THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ TRÙNG LẶP
16 Việc tra soát cần thực hiện theo trình tự nào? Người học nộp bản hoàn chỉnh đã được GVHD duyệt theo hướng dẫn tại liên kết: https://tinyurl.com/mvre6d3b

Lưu ý: mục Submission title phải điển đầy đủ thông tin theo cấu trúc: Tên NH_MSNH_Tên bài nộp (chính xác với Quyết định đã được phê duyệt;)

17 Người học nộp bài lên Turnitin thì trong bao lâu sẽ có kết quả? Căn cứ theo độ dài của bài nộp mà kết quả nộp lần đầu có thể có trong vòng 10-15 phút hoặc lâu hơn nhưng không quá 24 giờ. Các lần sau kết quả xử lý sẽ lâu hơn tùy thuộc vào đặc thù của từng bài nộp: độ dài, cấu trúc văn bản, số lượng hình trong văn bản, … và thời điểm nộp bài,…
18 Người học nên chờ có kết quả rồi mới nộp lại (resubmit) hay nộp liên tục?

 

 

Người học phải chờ có kết quả rồi mới nộp lại bài điều chỉnh. Tuyệt đối không liên tục nộp khi chưa có kết quả vì sẽ làm hệ thống quá tải và chỉ chậm thêm tiến độ xử lý. Nếu đến hạn mà chưa có kết quản Người học email xin phép GVHD có đính kèm file LV/KLTN hoàn thiện, CC đến hoclieuso.cs2@ftu.edu.vn để được hỗ trợ tra soát nhanh.
19 Người học chuyển một số bảng biểu, sơ đồ thành hình ảnh có bị xem là gian lận không? Sẽ bị xem là gian lận.
20 Người học đã tra soát Turnitin bằng file word (docx). Sau khi nộp thì Turnitin đổi bài thành định dạng pdf có lỗi trang trắng, có thể nộp file PDF không? Người học chỉ được nộp bài định dạng word (docx). Các trang trắng trong file kết quả kiểm tra sẽ không được tính trong tổng số trang tra soát và không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra trùng lặp.
21 Sau khi sửa bài, nộp lại lên Turnitin thì có bị báo trùng lặp cao với bài cũ không? Bài nộp lại để tra soát lần 2 sẽ không bị báo trùng lặp với bài cũ nếu Người học sử dụng cùng email để nộp bài. Bài chỉ trùng lặp cao (có thể đến 100%) khi dùng 2 email nộp bài  bằng 2 tài khoản hoặc 2 đơn vị khác nhau (ví dụ Trụ sở chính và Cơ sở II, hoặc trường khác)
22 Kết quả tra soát đạt 25% ở lần 2, GVHD yêu cầu bổ sung nội dung nên nội dung mới tăng 09 trang nên tỷ lệ trùng lặp trong nộp lần 3 cũng tăng hơn 30%. Vậy, Người học có thể sử dụng kết quả kiểm tra lần 2 không? Không được. Kết quả kiểm tra là tính cho bản thực tế được nộp
23 Vì sao khi nộp lại “Resubmit” lần 3 hệ thống không cho ra kết quả và không phản hồi, Người học nộp tiếp các lần 4, 5… vẫn như thế?

– Khi tra soát lần 3, 4… nhưng không nhận kết quả như lần 1, 2. Hệ thống chỉ hiển thị biểu tượng — Trường hợp này, Người học phải xử lý thế nào?

Người học càng nộp lại nhiều lần thì thời xử lý càng lâu, lần 1 từ 15 phút đến 60 phút, lần 2 có thể 24 giờ, các lần sau có thể lên đến 1 tuần. Để hạn chế nộp và sửa quá nhiều lần, Người học nên thực hiện đúng hướng dẫn của TV trong buổi tập huấn, không dùng các thủ thuật để hạn chế tỷ lệ trùng lặp, và chỉ nộp bài hoàn chỉnh. Tuyệt đối không tiếp tục nộp khi chưa có kết quả vì việc nộp sẽ làm hệ thống quá tải và chỉ chậm thêm tiến độ xử lý. Nếu hết hạn tra soát mà vẫn chưa có kết quả, Người học liên hệ email hoclieuso.cs2@ftu.edu.vn để được hỗ trợ.
24 Người học đã lỡ nộp nhầm file nháp và có kết quả đạt, Người học phải làm sao? Người học dùng chức năng Resubmit để nộp lại bài hoàn chỉnh. Nếu hết hạn nộp, Người học email xin phép GVHD và chuyển email GVHD đồng ý có đính kèm file LV/KLTN hoàn thiện đến hoclieuso.cs2@ftu.edu.vn để được hỗ trợ.
25 Tên file sai cú pháp, kết quả bị lỗi font, Người học có phải nộp lại không? Nếu còn trong hạn nộp, Người học nộp lại “Resubmit”. Nếu đã hết hạn, TV sẽ hỗ trợ qua email hoclieuso.cs2@ftu.edu.vn
26 Bài nộp chưa có kết quả  trùng lặp khi hết hạn tra soát sẽ xử lý thế nào? Trong thời gian đang tra soát, TV không thể can thiệp. Sau khi kết thúc thời gian tra soát, Người học liên hệ email hoclieuso.cs2@ftu.edu.vn để được hỗ trợ tra soát nhanh. Ngay khi có kết quả kiểm tra, Viên chức phụ trách gửi email thông tin đến SV, có CC cho GVHD để biết

– Khi kết thúc tra soát, Thư viện sẽ xác nhận thời gian sinh viên nộp, thời gian trả kết quả để các đơn vị liên quan xem xét, chấp nhận theo tình hình xử lý của hệ thống theo hướng dẫn tại liên kết https://tinyurl.com/3vnjyarx

27 Bài nộp bị đánh dấu trùng lặp rất nhiều ở mục lục, bảng biểu, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và các cụm từ cơ bản liên quan đến đề tài (ý định mua hàng, người tiêu dùng, gen z, nhân tố ảnh hưởng, thương mại điện tử ,…). Những lỗi trùng lặp có thể xử lý như thế nào? Tỷ lệ trùng lặp các phần này đã được tính trong 25% mà nhà trường quy định.
4.      BIÊN BẢN TRA SOÁT VÀ KẾT QUẢ TRÙNG LẶP
28 Khi có kết quả “Đạt” thì Người học có thể in ngay kết quả hay phải đợi đến khi hết hạn mới in? Người học chỉ tải và in kết quả sau khi hết hạn nộp bài. Nếu in sớm, kết quả có thể sai lệch và không được chấp nhận.
29 Kết quả kiểm tra trùng lặp từ Turnitin có cần phải in màu hoặc in một mặt không? Không cần. Người học chỉ cần in trắng đen và in hai mặt.
30 GVHD có thể ký “Biên bản Kiểm tra và xác nhận kết quả tra soát sản phẩm” trước TV hay không? Không. GVHD chỉ ký sau khi biên bản có xác nhận kết quả tra soát từ TV.
31 Trong quá trình tra soát Người học sẽ có nhiều thắc mắc, Người học liên hệ để được hỗ trợ qua kênh nào? Người học đọc kỹ hướng dẫn tra soát trùng lặp qua website  TV https://cs2.ftu.edu.vn/thu-vien/ và tổng hợp những câu hỏi thường gặp của Người học ở Mục “Người học” của website CSII https://cs2.ftu.edu.vn/uncategorised/tong-hop-nhung-cau-hoi-thuong-gap-cua-nguoi-hoc/.

Ngoài những thông tin trên, nếu Người học còn thắc mắc, vui lòng điền vào liên kết https://tinyurl.com/56hunpeb