Các câu hỏi liên quan đến đào tạo
Các đơn vị mà sinh viên thường liên quan nhiều nhất gồm:
+ Ban Quản lý Đào tạo – Phòng A006: xử lý các vấn đề liên quan đến đào tạo, lịch học, lịch thi, đăng ký và rút tín chỉ, cấp bảng điểm và các giấy chứng nhận về điểm, bằng tốt nghiệp… . Ban QLĐT có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tại Trường.
+ Ban Công tác chính trị và sinh viên – Phòng A202: xử lý các vấn đề về đánh giá rèn luyện, quản lý sinh viên ngoại trú, cấp các giấy chứng nhận để sinh viên đi nước ngoài, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, làm thẻ sinh viên,
+ Ban Quản trị thiết bị – Phòng A110: quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phòng học, vệ sinh, bãi xe….
+ Ngoài ra các Ban, Bộ môn, tổ chức Đoàn và Hội sinh viên là các đơn vị hỗ trợ sinh viên về các vấn đề liên quan. Sinh viên có thể tham khảo thông tin tại trang web Cơ sở II: www.cs2.ftu.edu.vn > Giới thiệu > Cơ cấu tổ chức
Sinh viên muốn khiếu nại, thắc mắc về vấn đề iên quan tới đào tạo, văn bằng, tốt nghiệp, học bổng…. thì liên hệ trực tiếp với bộ phận chức năng đó để trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đối với các vấn đề liên quan đến đào tạo thì sinh viên liên hệ Ban quản lý Đào tạo theo 1 trong 3 cách sau:
1. Cách 1: Trình bày thắc mắc, khiếu nại qua email.
– Sinh viên gửi email đến giáo viên chủ nhiệm, gửi CC cho Trưởng, phó Ban Quản lý đào tạo để nắm tình hình thực hiện.
– Khi gửi email, sinh viên phải ghi rõ họ tên, mã số sinh viên, khối/lớp, SĐT
– Các email cần biết:
+ ThS Trần Đình Huyên – Trưởng Ban QLĐT – trandinhhuyen.cs2@ftu.edu.vn
+ ThS Bùi Văn Yến – Phó Trưởng Ban QLĐT – buivanyen.cs2@ftu.edu.vn
+ ThS Nguyễn Thị Thanh Tâm – GVCN – nguyenthithanhtam.cs2@ftu.edu.vn
+ Hoàng Văn Nam – GVCN – hoangvannam.cs2@ftu.edu.vn
+ Dương Thu Hương – GVCN – duongthuhuong.cs2@ftu.edu.vn
+ Trần Thị Thu Thủy – GVCN – tranthithuthuy.cs2@ftu.edu.vn
+ Võ Thái Khánh – GVCN – vothaikhanh.cs2@ftu.edu.vn
2. Cách 2: Liên hệ trực tiếp với Giáo viên Chủ nhiệm tại Ban QLĐT để được hướng dẫn.
3. Cách 3: Sinh viên gửi tin nhắn qua:
– Website Quản lý Đào tạo: http://qldt.cs2.ftu.edu.vn (Hoặc địa chỉ http://119.15.191.52)
– Fanpage Quản lý Đào tạo: https://www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 – Quản lý đào tạo”
Sinh viên cần trình bày rõ cho phụ huynh các quy chế, quy định của Nhà trường có liên quan đến vấn đề và cách thức xử lý của Cơ sở II là có đúng quy định hay không. Nếu Cơ sở II đã xử lý đúng quy định thì sinh viên phải báo cáo đầy đủ với phụ huynh và đề nghị phụ huynh không liên hệ với Cơ sở II để xin xem xét hay xử lý linh hoạt vì Cơ sở II phải nghiêm túc thực hiện đúng các quy định, quy chế. Trong trường hợp các bộ phận chức năng của Cơ sở II xử lý không đúng quy định hiện hành, sinh viên viết đơn, nêu rõ sự việc, các căn cứ pháp lý để khẳng định các bộ phận chức năng đã xử lý không đúng quy định, nộp đơn cho Giáo viên chủ nhiệm. Ban Quản lý Đào tạo có trách nhiệm xử lý đơn thư theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định.
Sau khi đơn thư đã được giải quyết (lần 2) nhưng phụ huynh vẫn thấy chưa thỏa đáng thì có thể đến Trường để trao đổi với các bộ phận chức năng. Tuy nhiên, trước khi đến làm việc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II, phụ huynh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về tình hình chấp hành quy định của sinh viên, các quy định có liên quan của Nhà trường và đơn đề nghị giải quyết sự việc của sinh viên đã có ý kiến trả lời của Ban Quản lý Đào tạo. Phụ huynh không liên lạc với các bộ phận chức năng của Cơ sở II qua điện thoại vì việc trao đổi thông tin này thường không được đầy đủ và chi tiết.
Một số nguồn thông tin sau đây SV cần truy cập, tiếp cận thường xuyên để nắm thông tin:
– Website của Trường: http://ftu.edu.vn.
– Website của Cơ sở II: http://cs2.ftu.edu.vn.
– Website Quản lý Đào tạo: http://qldt.cs2.ftu.edu.vn (Hoặc địa chỉ http://119.15.191.52)
– Fanpage Quản lý Đào tạo: https://www.facebook.com/ftu2.qldt (hoặc tìm kiếm Fanpage có tên là “FTU2 – Quản lý đào tạo”)
– Bảng thông báo của Ban Kế hoạch – Tài chính (các thông tin về học phí, học bổng…)
– Bảng tin Đoàn – Hội.
Các câu hỏi về chương trình đào tạo
Ở bậc đại học, sinh viên chính quy đậu vào Cơ sở II có thể đăng ký học chương trình đào tạo bằng tiếng Anh (Chương trình Chất lượng cao) hoặc đào tạo bằng tiếng Việt (Chương trình chuẩn).
Ngoài ra Cơ sở II còn có các chương trình đào tạo quốc tế liên kết với các trường đại học nước ngoài như Bedfordshire (Anh Quốc), ĐH Angelo State, ĐH Portland (Mỹ), ĐH Newbrunswick (Canada).
Sinh viên có thể liên hệ các kênh thông tin như sau:
– Cô Hà Hiền Minh: 0988 610 418
– Cô Nguyễn Ngọc Thụy Vy: 0909 251 889
– Thầy Huỳnh Đăng Khoa: 0358 043 979
– Cô Trần Nguyên Chất: 0903 344 215
– Điện thoại Văn phòng Bộ môn Nghiệp vụ: (028) 3512 7254 (số nội bộ 874)
– https://www.facebook/com/clcta.ftu2
Việc chuyển sinh viên hệ Chất lượng cao sang hệ tiếng Việt cùng ngành đào tạo chỉ được thực hiện nếu sinh viên xét tuyển vào trường bằng kết quả thi THPT. Sinh viên làm đơn và gửi GVCN để được hướng dẫn và giải quyết.
Sinh viên muốn học CLC phải đăng ký xét tuyển từ đầu năm thứ nhất. Trường hợp đã học hệ tiếng Việt thì sinh viên không thể chuyển sang hệ CLC
Sinh viên CLC vẫn được hưởng các chính sách học bổng như sinh viên hệ chuẩn và được xét học bổng dành cho chương trình đặc biệt nếu đủ điều kiện. Năm học 2017-2018, mức học bổng khuyến khích học tập mà sinh viên hệ CLC có thể nhận được lên tới 26,4 triệu/năm học. Ngoài ra sinh viên vẫn được hưởng các chính sách chung về miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích học tập dịp tết Nguyên đán, học bổng của doanh nghiệp nếu đủ điều kiện.
Chương trình đào tạo quốc tế xét tuyển bằng học bạ và chứng chỉ tiếng Anh. Phụ huynh và sinh viên có thể tham khảo trên trang web của Cơ sở II tại http://cs2.ftu.edu.vn hoặc liên hệ Ban Đào tạo Quốc tế (P. A007) để biết thêm thông tin.
– Chương trình đào tạo quốc tế là chương trình nhập khẩu 100% nên sinh viên học bằng tiếng Anh với giáo trình giảng dạy trong các chương trình này đều được đối tác đưa sang và ĐHNT tuân thủ giảng dạy theo chương trình này
– Chương trình học do đối tác thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, đã được kiểm định và sinh viên tốt nghiệp sẽ có bằng do đại học đối tác cấp
Các vấn đề về đăng ký tín chỉ và thời gian học
Theo học chế tín chỉ, năm đầu tiên sinh viên sẽ học tập theo thời khóa biểu cố định do Nhà trường công bố. Kể từ năm thứ 2 trở đi, mỗi sinh viên sẽ tự đăng ký khối lượng học tập của mình qua website đăng ký tín chỉ.
Các quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương được ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 08/5/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và sinh viên có thể tham khảo tại Quy định về công tác sinh viên được đăng tại website Cơ sở II: http://cs2.ftu.edu.vn
Thời gian hoạt động giảng dạy, học tập thường xuyên hàng ngày tại Cơ sở II được tính từ 6 giờ 45 phút đến 17 giờ 20 phút từ thứ 2 đến thứ 7 bao gồm 4 ca như sau:
Buổi sáng:
– Ca 1 (tiết 1 – tiết 3): 06h45 – 09h00
– Ca 2 (tiết 4 – tiết 6): 09h15 – 11h35
Buổi chiều:
– Ca 3 (tiết 7 – tiết 9): 12h30 – 14h50
– Ca 4 (tiết 10 – tiết 12): 15h00 – 17h20
Bắt đầu từ năm học thứ 2, sinh viên sẽ tự đăng ký tín chỉ như sau:
– Bước 1: Đầu mỗi học kỳ, sinh viên vào trang web đào tạo http://119.15.191.52/default.aspx hoặc truy cập thông qua website của Cơ sở II: http://www.cs2.ftu.edu.vn để tham khảo lịch trình học dự kiến gồm dự kiến quy mô và số lớp học phần sẽ mở, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ giảng dạy, đề cương chi tiết và điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần dự kiến, dự kiến lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học
– Bước 2: Sinh viên truy cập vào tài khoản của mình để đăng ký trên cơ sở thời khoá biểu chung của Trường, tiến trình học của chuyên ngành đang theo học và tuỳ theo khả năng, điều kiện học tập của mình.
Sinh viên có thể hủy học phần đã đăng ký bằng hai cách:
– Cách 1: Trong thời gian đăng ký sinh viên tự hủy tại trang cá nhân của mình;
– Cách 2: Hết thời gian đăng ký, sinh viên làm đơn đề nghị hủy học phần đăng ký và gửi GVCN trong vòng 2 tuần kể từ khi bắt đầu học kỳ
Sinh viên đã học đủ số tín chỉ tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành vẫn được đăng ký học thêm học phần tự chọn khác nếu có nhu cầu.
– Cách thức đăng ký: sinh viên có nhu cầu đăng ký thêm học phần tự chọn thì đăng ký giống như cách đăng ký các học phần bình thường.
– Thời gian đăng ký: theo thông báo của từng học kỳ.
Nếu học thừa học phần tự chọn thì sinh viên gửi đơn đề nghị Nhà trường đưa các môn mong muốn vào bảng điểm thông qua GVCN trước khi Cơ sở II họp xét tốt nghiệp tối thiểu 1 tháng
Nếu sinh viên không nộp đơn theo quy định thì Ban QLĐT sẽ lựa chọn các môn sinh viên có điểm cao hơn để đưa vào bảng điểm.
Những học phần tự chọn học thừa mà không đưa vào bảng điểm tích lũy, sinh viên có thể đề nghị nhà trường cấp giấy chứng nhận điểm môn học.
Đúng vậy. Một năm học có hai học kỳ chính (sau đây gọi tắt là học kỳ), mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, sẽ tổ chức thêm một học kỳ phụ (mỗi học kỳ phụ có ít nhất 05 tuần thực học và 01 tuần thi) vào dịp hè để sinh viên học lại, học cải thiện điểm hoặc học vượt để tốt nghiệp sớm.
Sinh viên đăng ký tham gia học kỳ phụ trên cơ sở tự nguyện và đóng học phí tương đương với học phí của năm học hiện tại.
Các vấn đề về tốt nghiệp và văn bằng
Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết, sinh viên sẽ được tốt nghiệp sớm. Mỗi năm Nhà trường có hai đợt xét tốt nghiệp nên sinh viên có thể tốt nghiệp sớm 1 học kỳ (6 tháng). Để tốt nghiệp sớm sinh viên cần đăng ký học vượt theo thông báo của Nhà trường.
Mỗi năm nhà trường xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp: 02 đợt
Đợt 1: ở học kỳ 1 (đầu tháng 09 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp sớm cho những sinh viên học vượt đã học xong tất cả các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) và không còn đăng ký học lại, học cải thiện bất cứ học phần nào.
Đợt 2: ở học kỳ 2 (đầu tháng 01 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp đúng hạn đối với các khóa đào tạo.
Ghi chú: Sinh viên chưa tốt nghiệp cùng khóa học, muốn được xét điều kiện Thực tập tốt nghiệp cùng với khóa sau phải làm đơn nộp cho GVCN trước khi nhà trường tổ chức họp xét.
– Sinh viên được đăng ký viết Khóa luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích lũy của toàn bộ các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) đạt từ 7,5 trở lên (theo thang điểm 10).
– Những sinh viên đã hoàn thành tất cả các môn học có điểm dưới 7,5 điểm sẽ thực tập tốt nghiệp (6 tín chỉ) và học thêm học phần Phương pháp và thực hành nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ).
Ghi chú: Những sinh viên đủ điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp nhưng muốn chuyển sang thực tập tốt nghiệp thì làm đơn xin chuyển và nộp cho GVCN.
Sinh viên hệ đại học chính quy đang theo học một ngành đào tạo của Nhà trường có thể đăng ký học một ngành đào tạo thứ 2 khác với ngành đào tạo đang theo học.
Điều kiện để sinh viên được học và cấp 2 bằng đại học: Đã hoàn thành ít nhất 1 HK của năm thứ nhất, điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 trở lên và không bị xếp hạng học lực yếu ở chuyên ngành thứ nhất, sinh viên phải làm đơn (theo mẫu của Nhà trường) gửi cho Ban Quản lý Đào tạo để Nhà trường xét và ra quyết định công nhận sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Sinh viên sẽ chủ động đăng ký học các tín chỉ còn thiếu. Khi tích lũy đủ số tín chỉ cho chuyên ngành thứ 2, sinh viên sẽ được công nhận tốt nghiệp như với chuyên ngành thứ nhất. Sinh viên có thể liên hệ GVCN để được hướng dẫn.
Thời gian kéo dài tối đa cho sinh viên hệ đại học là 4 học kỳ (2 năm). Việc kéo dài hơn thời hạn nói trên do Hiệu trưởng quyết định tùy điều kiện đào tạo của trường. Do đó, sinh viên có thể kéo dài thời gian đào tạo tối đa kể cả cho văn bằng thứ hai là 4 học kỳ so với thời gian quy đinh hiện hành của Trường Đại học Ngoại thương.
Nếu đã có Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất do Trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cấp trước khi sinh viên trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương thì có thể làm đơn đề nghị công nhận kết quả học tập để không phải học lại.
Sinh viên nộp đơn kèm theo bản phôtô công chứng Chứng chỉ và giấy tờ minh chứng đã học tập ở một Trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cho GVCN chậm nhất 01 tháng kể từ ngày nhập học
Theo Thông tư liên tịch 123/TT/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng, Trường Quân sự quân đoàn 4 được phân công là đơn vị đào tạo học phần QP-AN cho sinh viên Cơ sở II. Hàng năm sinh viên sẽ học tập trung tại Quân đoàn 4 (Bình Dương) trong vòng 25 ngày liên tục ngay trước khi nghỉ tết Nguyên đán.
Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình học tập sẽ do trường Quân sự Quân đoàn 4 giải quyết:
– Trong trường hợp sinh viên bị bệnh đột xuất trong thời gian học tập trung phải báo ngay với cán bộ quản lý trực tiếp của lớp học (Cán bộ Đại đội) thuộc trường Quân sự Quân đoàn 4 để được đưa đi điều trị kịp thời.
– Cần đề xuất những vấn đề chính đáng, hợp pháp thì liên hệ với cán bộ quản lý trực tiếp để được giải quyết. Trong trường hợp không được giải quyết thoả đáng, sinh viên có thể liên hệ với Đ/C Phó Hiệu trưởng trường Quân sự Quân đoàn 4 để được giải quyết.
Theo quy chế tín chỉ, điểm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất không tính vào Điểm trung bình tích lũy. Chứng chỉ GDQP và GDTC chỉ dùng để xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
Theo quy định, sinh viên được phép đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B, C đăng ký học lại để cải thiện điểm.
Theo quy định về công nhận tốt nghiệp của Trường ĐH Ngoại thương, Nhà trường không yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp.
Các quy định về công tác sinh viên
Sinh viên muốn khiếu nại, thắc mắc về vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của bộ phận chức năng nào thì liên hệ trực tiếp với bộ phận chức năng đó để trình bày bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Sinh viên cũng có thể liên hệ với Ban Công tác chính trị và Sinh viên (Ban CTCT&SV) qua fanpage của Ban CTCT&SV theo đường link: https://www.facebook.com/Ban-Ctctsv-FTU2-738552806544257/ Ban CTCT&SV sẽ giải đáp thắc mắc của SV hoặc chuyển các câu hỏi tới bộ phận chức năng để trực tiếp giải đáp cho SV.
Cơ sở II chưa có Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Các công tác hỗ trợ sinh viên do Ban Công tác Chính trị và Sinh viên (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) thực hiện gồm: hỗ trợ và giải quyết cho sinh viên các giấy tờ như sau: thẻ sinh viên; giấy giới thiệu, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vay vốn, giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự cho nam sinh viên, đơn xin đi nước ngoài…
Hướng dẫn về công tác tiếp sinh viên:
– Cơ sở II tiếp SV vào Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần (giờ hành chính).
– SV đăng ký trực tiếp tại Ban CTCT&SV hoặc gửi email cho Cô Trương Thị Kim Ngân: truongthikimngan.cs2@ftu.edu.vn
– SV đăng ký làm lại thẻ SV: chuẩn bị CMND photo và 02 hình 3×4 (hoặc 2×3).
– Ban CTCT&SV: cấp lại thẻ cho SV từ Thứ 2 đến Thứ 6 (giờ hành chính).
Theo quy định về trang phục được ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-ĐHNT-CTCT&SV ngày 25/3/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, sinh viên tuyệt đối không được mặc quần, váy cạp trễ kết hợp với áo ngắn hở người hoặc áo cổ quá trễ, váy quá ngắn hoặc quần, áo quá mỏng, không có tay, áo may ô, áo dây, quần short, quần mài rách, bẩn…
Tất cả sinh viên đều phải đeo thẻ sinh viên và xuất trình thẻ sinh viên mỗi khi vào trường nhằm quản lý việc ra vào cổng của viên chức, sinh viên, khách đến liên hệ công tác và đề phòng kẻ gian xâm nhập. Một khi không đeo thẻ, sinh viên sẽ không được phép vào trường. Sinh viên vi phạm sẽ bị lập Biên bản, trừ điểm rèn luyện hoặc bị xử lý theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Sinh viên không đeo thẻ sẽ không được dự thi kết thúc học phần (CMND hoặc các giấy tờ khác không có giá trị thay thế cho thẻ sinh viên)
– Nếu bị mất thẻ sinh viên thì liên hệ Ban CTCT&SV (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) từ Thứ 2 đến Thứ 6 (giờ hành chính) để được cấp lại.
– Thủ tục: Sinh viên chuẩn bị 01 CMND photo và 02 ảnh thẻ 3×4 (hoặc 2×3) và thực hiện theo hướng dẫn của Ban.
Theo Điều 3 – Quy định về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp và văn minh học đường trong khuôn viên trường Đại học Ngoại thương được ban hành kèm theo Quyết định số 132/CTCT&SV ngày 30/10/2006 của Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương.
* 10 điều sinh viên phải làm:
1. Ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
2. Đi học họp hành làm việc đúng giờ
3. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập, làm việc và ký túc xá.
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường.
5. Nói năng lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
6. Giữ trật tự trong lớp học, thư viện, phòng khai thác mạng và nơi công cộng.
7. Đeo thẻ, mặc đồng phục theo quy định.
8. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng học, phòng làm việc và các phòng công cộng khác.
9. Để xe đúng nơi quy định và tuân thủ yêu cầu của nhân viên trông xe.
10. Khi dán thông báo, pa nô, áp phích, khẩu hiệu trong khuôn viên Trường phải theo sự hướng dẫn của phòng Công tác Chính trị và Sinh viên
* 10 điều sinh viên không được làm:
1. Ăn, uống trong lớp học vào bất cứ thời gian nào. Ăn kẹo cao su trong trường, vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
2. Tập văn nghệ trước hội trường đang có lớp học.
3. Hút thuốc lá trong lớp học, phòng làm việc, nhà ăn, hành lang công cộng.
4. Viết, vẽ lên bàn, ghế, tường và viết, vẽ lên bảng những từ ngữ và hình ảnh vi phạm văn minh học đường.
5. Chặt cây, bẻ cành, hái hoa trong trường.
6. Dán thông báo, panô, áp phích, khẩu hiệu lên tường và những vị trí không đúng quy định.
7. Nói tục, chửi bậy, cãi nhau, đánh nhau, phóng xe trong trường.
8. Ăn uống, nhậu nhẹt làm mất trật tự sau 12 giờ đêm.
9. Đánh bạc, đánh bài ăn tiền, sử dụng các chất ma túy, uống nhiều rượu, bia, lưu hành văn hóa phẩm hoặc truy nhập những hình ảnh đồi trụy và các biểu hiện vi phạm đạo đức khác trong trường học.
10. Mang chất nổ, chất dễ cháy, các loại hóa chất độc hại vào trường và cấm mọi hành vi dẫn đến việc gây cháy, nổ trong trường.
Theo Điều 4 của quy định đã nêu, các cá nhân vi phạm quy định sẽ chịu một trong các hình thức xử lý: Nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, quét dọn vệ sinh trong khuôn viên trường từ 1 đến 2 ngày, đình chỉ học tập, công tác tuỳ theo mức độ và tính chất hành vi vi phạm.
Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn như gian lận trong học tập, thi cử; tàng trữ, lưu hành và buôn bán ma túy cùng các chất kích thích khác; đánh nhau gây thương tích hay kích động lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật…sẽ được giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Để biết cụ thể khung xử lý kỉ luật đối với từng loại nội dung vi phạm, sinh viên có thể tìm hiểu thêm tại Phụ lục “Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỉ luật” trong ấn phẩm lưu hành nội bộ “Các quy định về công tác quản lý học tập và rèn luyện của sinh viên” tại đây.
– Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: Ý thức học tập; Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên. Các khía cạnh này đều được cụ thể hóa bằng các tiêu chí với thang điểm rõ ràng.
– Kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên được sử dụng để xét học bổng khuyến khích học tập cùng với kết quả học tập và được ghi trên bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên
9. Nếu sinh viên có kết quả rèn luyện kém hoặc chưa có kết quả rèn luyện của học kỳ/ năm học thì sao
– Sinh viên có kết quả đánh giá rèn luyện kém thì Ban CTCT&SV sẽ gửi thư thông báo tới gia đình đề cùng Nhà trường động viên, nhắc nhở sinh viên thực hiện tốt nội quy, quy chế và tích cực tham gia hoạt động để đạt kết quả rèn luyện tốt hơn
– Sinh viên bị thiếu KQRLSV thì liên hệ với GVCN hoặc gửi email cho Ban CTCT&SV, gửi email cho Cô Trương Thị Kim Ngân: truongthikimngan.cs2@ftu.edu.vn để được hướng dẫn.
Sinh viên không tham gia hoặc không hoàn thành đạt yêu cầu “Tuần Sinh hoạt công dân sinh viên” đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa sẽ không được xét công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên sẽ phải học lại và thi lại các nội dung chưa hoàn thành theo Thông báo của Ban CTCT&SV (Phòng A202 tầng 2 dãy nhà A) hoặc đăng ký hoạc lại vào đầu mỗi năm học, trước khi Cơ sở II tổ chức “Tuần Sinh hoạt công dân sinh viên”.
Trước khi đi nước ngoài, sinh viên phải nộp Đơn xin đi nước ngoài và giấy tờ có liên quan (bản photo) cho Ban CTCT&SV (Phòng A202, tầng 2 dãy nhà A) để tổng hợp và báo cáo với Nhà trường và PA03.
Ghi chú: Mẫu đơn có trên website Cơ sở II: ftu2 –> VB –> VB dành cho SV –> chọn VB có tiêu đề Đơn xin đi nước ngoài
Các vấn đề về tốt nghiệp và văn bằng
Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết, sinh viên sẽ được tốt nghiệp sớm. Mỗi năm Nhà trường có hai đợt xét tốt nghiệp nên sinh viên có thể tốt nghiệp sớm 1 học kỳ (6 tháng). Để tốt nghiệp sớm sinh viên cần đăng ký học vượt theo thông báo của Nhà trường.
Mỗi năm nhà trường xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp: 02 đợt
Đợt 1: ở học kỳ 1 (đầu tháng 09 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp sớm cho những sinh viên học vượt đã học xong tất cả các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) và không còn đăng ký học lại, học cải thiện bất cứ học phần nào.
Đợt 2: ở học kỳ 2 (đầu tháng 01 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp đúng hạn đối với các khóa đào tạo.
Ghi chú: Sinh viên chưa tốt nghiệp cùng khóa học, muốn được xét điều kiện Thực tập tốt nghiệp cùng với khóa sau phải làm đơn nộp cho GVCN trước khi nhà trường tổ chức họp xét.
– Sinh viên được đăng ký viết Khóa luận tốt nghiệp khi có điểm trung bình chung tích lũy của toàn bộ các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) đạt từ 7,5 trở lên (theo thang điểm 10).
– Những sinh viên đã hoàn thành tất cả các môn học có điểm dưới 7,5 điểm sẽ thực tập tốt nghiệp (6 tín chỉ) và học thêm học phần Phương pháp và thực hành nghiên cứu khoa học (3 tín chỉ).
Ghi chú: Những sinh viên đủ điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp nhưng muốn chuyển sang thực tập tốt nghiệp thì làm đơn xin chuyển và nộp cho GVCN.
Sinh viên hệ đại học chính quy đang theo học một ngành đào tạo của Nhà trường có thể đăng ký học một ngành đào tạo thứ 2 khác với ngành đào tạo đang theo học.
Điều kiện để sinh viên được học và cấp 2 bằng đại học: Đã hoàn thành ít nhất 1 HK của năm thứ nhất, điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 trở lên và không bị xếp hạng học lực yếu ở chuyên ngành thứ nhất, sinh viên phải làm đơn (theo mẫu của Nhà trường) gửi cho Ban Quản lý Đào tạo để Nhà trường xét và ra quyết định công nhận sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Sinh viên sẽ chủ động đăng ký học các tín chỉ còn thiếu. Khi tích lũy đủ số tín chỉ cho chuyên ngành thứ 2, sinh viên sẽ được công nhận tốt nghiệp như với chuyên ngành thứ nhất. Sinh viên có thể liên hệ GVCN để được hướng dẫn.
Thời gian kéo dài tối đa cho sinh viên hệ đại học là 4 học kỳ (2 năm). Việc kéo dài hơn thời hạn nói trên do Hiệu trưởng quyết định tùy điều kiện đào tạo của trường. Do đó, sinh viên có thể kéo dài thời gian đào tạo tối đa kể cả cho văn bằng thứ hai là 4 học kỳ so với thời gian quy đinh hiện hành của Trường Đại học Ngoại thương.
Nếu đã có Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất do Trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cấp trước khi sinh viên trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương thì có thể làm đơn đề nghị công nhận kết quả học tập để không phải học lại.
Sinh viên nộp đơn kèm theo bản phôtô công chứng Chứng chỉ và giấy tờ minh chứng đã học tập ở một Trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cho GVCN chậm nhất 01 tháng kể từ ngày nhập học
Theo Thông tư liên tịch 123/TT/2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Quốc phòng, Trường Quân sự quân đoàn 4 được phân công là đơn vị đào tạo học phần QP-AN cho sinh viên Cơ sở II. Hàng năm sinh viên sẽ học tập trung tại Quân đoàn 4 (Bình Dương) trong vòng 25 ngày liên tục ngay trước khi nghỉ tết Nguyên đán.
Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình học tập sẽ do trường Quân sự Quân đoàn 4 giải quyết:
– Trong trường hợp sinh viên bị bệnh đột xuất trong thời gian học tập trung phải báo ngay với cán bộ quản lý trực tiếp của lớp học (Cán bộ Đại đội) thuộc trường Quân sự Quân đoàn 4 để được đưa đi điều trị kịp thời.
– Cần đề xuất những vấn đề chính đáng, hợp pháp thì liên hệ với cán bộ quản lý trực tiếp để được giải quyết. Trong trường hợp không được giải quyết thoả đáng, sinh viên có thể liên hệ với Đ/C Phó Hiệu trưởng trường Quân sự Quân đoàn 4 để được giải quyết.
Theo quy chế tín chỉ, điểm Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất không tính vào Điểm trung bình tích lũy. Chứng chỉ GDQP và GDTC chỉ dùng để xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
Theo quy định, sinh viên được phép đăng ký học lại đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy. Không giải quyết cho sinh viên có điểm học phần đã đạt loại A, B, C đăng ký học lại để cải thiện điểm.
Theo quy định về công nhận tốt nghiệp của Trường ĐH Ngoại thương, Nhà trường không yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp.
Giải đáp thắc mắc về việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị tại Cơ sở II
Sinh viên liên hệ Ban Quản trị – Thiết bị (Phòng A110, lầu 1, dãy nhà A) để mượn thiết bị. Các thủ tục, quy định trong việc mượn thiết bị:
– Ban Quản trị – Thiết bị chỉ phục vụ cho mượn thiết bị theo thời gian của lịch học, lịch thi (thời gian các ca học có thể được Nhà trường điều chỉnh theo quy định và sẽ được thông báo cụ thể).
– Khi bàn giao thiết bị, sinh viên cần kiểm tra các vật dụng đầy đủ như micro, remote máy chiếu, remote máy lạnh, khăn lau bảng, dây chuyển đổi tín hiệu và pin dự phòng, Ban Quản trị – Thiết bị có nhiệm vụ bàn giao cả pin dự phòng. Một trong 2 viên pin phải là pin mới, với các phòng học ở tầng 5, 6 thì bàn giao cả 2 viên pin mới để tránh tình trạng trục trặc về pin làm cho sinh viên phải đi lại nhiều lần vất vả, mất thời gian và làm gián đoạn hoạt động giảng dạy của giảng viên.
– Khi học xong, sinh viên phải trả ngay thiết bị để kịp thời phục vụ thiết bị cho ca học sau.
– Trong giờ học, nếu cần sửa chữa, điều chỉnh thiết bị thì giảng viên, sinh viên gọi điện thoại cho cán bộ trực thiết bị (số điện thoại được dán trên tủ thiết bị hoặc trên bàn giảng viên trong phòng học và ở cửa Ban Quản tri – Thiết bị) để được hỗ trợ.
– Khi đến mượn thiết bị, sinh viên phải ký nhận vào Sổ mượn thiết bị và đưa Chứng minh nhân dân cho cán bộ trực thiết bị giữ lại (đối với Giảng viên chỉ cần ký tên, ghi rõ họ tên).
– Khi trả thiết bị, sinh viên bàn giao thiết bị cho cán bộ trực thiết bị, ký tên (đã trả thiết bị) vào Sổ mượn thiết bị và nhận lại Chứng minh nhân dân.
– Sinh viên mượn thiết bị chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thiết bị bị hư hỏng do làm bể vỡ, mất mát trong thời gian mượn.
– Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên có nhu cầu mượn thiết bị để tổ chức các họat động của Đoàn – Hội vào ngày thứ 7, Chủ nhật chuyển giấy đăng ký tổ chức hoạt động đã được duyệt cho Ban QT-TB để cán bộ trực thiết bị phục vụ.
Khi sử dụng các thiết bị trong phòng học, sinh viên thực hiện các thao tác sau:
1. Bật cầu dao (CB) tổng của phòng học, bật công tắc đèn, quạt trong phòng;
2. Sử dụng thiết bị âm thanh: Bật công tắc ampli trên tủ thiết bị, bật công tắc micro.
3. Sử dụng máy lạnh:
– Mở khóa hộp cầu dao máy lạnh, bật CB sang chế độ ON;
– Sinh viên có thể điều chỉnh remote để có chế độ hoạt động phù hợp với thời tiết.
4. Sử dụng máy chiếu:
– Mở khóa hộp cầu dao máy chiếu, bật CB sang chế độ ON;
– Nhấn nút ON trên remote để bật nguồn máy chiếu (hướng remote vào máy chiếu);
– Bấm công tắc màn chiếu để hạ màn chiếu xuống.
* Lưu ý:
– Để kéo dài tuổi thọ bóng đèn máy chiếu, đề nghị giáo viên và sinh viên tắt máy chiếu khi không còn sử dụng và khi nghỉ giải lao.
– Sau khi sử dụng xong, sinh viên tắt máy chiếu bằng remote trước khi cắt cầu dao, bấm nút cuốn màn chiếu và trả đồ dùng đã mượn tại phòng trực thiết bị.
– Khi có phát sinh sự việc liên quan đến trông giữ xe, sinh viên gọi điện trực tiếp vào số điện thoại phản ánh dịch vụ có trên bảng phí giữ xe ngay trạm kiểm soát (ĐT Trưởng ban QT-TB: 0903131109) hoặc liên hệ trong giờ hành chính phòng A110, ĐT: 08 35127254 (máy lẻ 831, 837)
– Khi phản ánh về vệ sinh, sinh viên liên hệ Ban QT-TB, phòng A110, ĐT: 08 35127254 (máy lẻ 831, 837)
Các vấn đề về học bổng và miễn giảm học phí
Sinh viên chỉ nộp học phí qua ngân hàng tương ứng với khối lượng học tập đã đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống mạng Internet theo thông báo của Nhà trường.
Sinh viên không nộp học phí bằng tiền mặt tại trường trừ trường hợp có hướng dẫn riêng của Nhà trường.
Căn cứ vào quỹ học bổng hàng năm, mõi học kỳ Cơ sở II tổ chức xét học bổng cho sinh viên dựa vào kết quả học tập. Những loại học bổng khuyến khích học tập Nhà trường dành cho sinh viên như sau:
– Học bổng KKHT dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt (học bổng A)
– Học bổng KKHT dành cho sinh viên chương trình đặc biệt (học bổng B). Sinh viên được nhận học bổng A vẫn được xét để nhận học bổng B
– Học bổng KKHT dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng C) – là học bổng dành cho các sinh viên có két quả học tập tốt nhưng chưa đạt học bổng A và B
– Học bổng KKHT dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào, đầu ra (học bổng D)
– Học bổng KKHT dịp Tết Nguyên đán dành cho sinh viên có hoàn cảnh khóa khăn đạt kết quả học tập tốt (học bổng E)
– Ngoài các loại học bổng khuyến khích của Nhà trường, sinh viên còn có nhiều cơ hội nhận học bổng từ các doanh nghiệp, các tổ chức như chính phủ Nhật Bản. Sinh viên cần theo dõi các trang thông tin của Cơ sở II cũng như nhận thông báo từ Nhà trường để kịp thời nộp đơn xin học bổng của doanh nghiệp.
Nếu không đóng học phí hoặc đóng học phí muộn sinh viên sẽ không được đăng ký tín chỉ cho học kỳ tiếp theo, đồng thời, sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định của Nhà trường
Sinh viên viết Đơn xin xem xét gia hạn thời gian đóng học phí và nộp cho Giáo viên chủ nhiệm trước khi hết hạn nộp học phí (sinh viên có thể kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương về việc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nếu có).
Nhà trường sẽ chuyển các khoản học bổng, phụ cấp, tiền thưởng,… từ nguồn kinh phí của trường cho sinh viên thông qua tài khoản của sinh viên. Sinh viên không nhận tiền mặt trực tiếp.
Câu 1: Quy định về miễn, giảm học phí:
1. Đối tượng (căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016; Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/10/2014; Quyết định số 40/2017/QĐ-ĐHNT ngày 16/01/2017)
a. Miễn, giảm học phí
– Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30/07/2012 của Văn phòng quốc hội;
– Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);
– Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016;
– Sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng;
– Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (giảm 70% học phí);
– Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên (giảm 50% học phí).
b. Hỗ trợ chi phí học tập
Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
* Lưu ý: Không áp dụng đối với sinh viên Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo tín chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.
2. Hồ sơ
– Đơn đề nghị miễn giảm học phí (theo mẫu đính kèm)
– Giấy khai sinh (bản sao chứng thực)
– Các giấy tờ có liên quan (bản sao chứng thực)
3. Đơn vị nhận hồ sơ: Ban CTCT&SV.
4. Thời gian nộp hồ sơ: đầu mỗi học kỳ (Tháng 08 và tháng 02) khi có thông báo của Cơ sở II.
Câu 2: Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm học phí không?
Theo quy định của Nhà nước, sinh viên phải thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo của năm xét miễn, giảm học phí và thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
– Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật
– Sinh viên là người dân tộc thiểu số
Các vấn đề về NCKH, đi trao đổi và thực tập trong và ngoài nước
Nếu có nguyện vọng nghiên cứu khoa học thì sinh viên có thể thực hiện cách sau:
– Lập nhóm và đăng ký tham gia vào cuộc thi sinh viên NCKH được tổ chức hàng năm tại trường và các cuộc thi như Eureka của Thành đoàn TPHCM, cuộc thi Olympic Kinh tế lượng … theo thông báo của ĐTN, HSV và CLB Sinh viên NCKH
– Nếu có ý tưởng hay, sinh viên có thể liên hệ giảng viên, cố vấn học tập để được hướng dẫn và các anh chị khóa trên để thành lập nhóm nghiên cứu
– Ban Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế (P. A110) là đơn vị quản lý các chương trình trao đổi với các trường đối tác – sinh viên có thể tìm hiểu về các chương trình tại Ban như địa chỉa nói trên
– Đối với các chương trình trao đổi tại Nhật Bản, sinh viên liên hệ Ths Nguyễn Thị Như Ý – Bộ môn Tiếng Nhật – qua email: nguyenthinhuy.cs2@ftu.edu.vn
Có hai loại học bổng sinh viên có thể tham gia:
– Học bổng giao lưu: sinh viên có thể tham gia từ năm thứ 2 đến thời điểm học xong chương trình tiếng Nhật cơ sở
– Học bổng trao đổi: sinh viên có thể tham gia từ năm 3 với điều kiện trình độ đạt tương đương bậc trung cấp
Điều kiện tham gia:
+ Có điểm các môn học loại khá, riêng điểm môn tiếng Nhật loại giỏi
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do Bộ môn và Nhà trường tổ chức
Sinh viên năm thứ 3 có thể tham gia chương trình Intership tại Nhật Bản với điều kiện tiếng Nhật đạt trình độ trung cấp
Bộ môn tiếng Nhật và Ban QLKH-HTQT là đầu mỗi triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình trao đổi và thực tập tại nước ngoài
Ban Truyền thông Quan hệ dối ngoại là đơn vị hỗ trợ sinh viên về các thông tin liên quan đến việc làm, học bổng, tuyển dụng của doanh nghiệp. Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại (Phòng A109), qua email ttqhdn.cs2@ftu.edu.vn để được hướng dẫn hoặc tham khảo thông tin tuyển dụng của DN thường xuyên được đưa lên các trang sau:
– Website của Trường: www.ftu.edu.vn.
– Fanpage Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại: https://www.facebook.com/ttqhdn.ftu2/
Các câu hỏi về Thư viện, email tên miền ftu.edu.vn và học liệu
Email tên miền @ftu.edu.vn được cấp cho tất cả sinh viên khi có nhu cầu trong thời gian học tập tại trường. Khi tốt nghiệp hoặc dừng học tập tại trường email này sẽ được Nhà tường thu hồi lại.
Để được cấp email sinh viên liên hệ chuyên viên ThS Trần Liên Hiếu với email: tranlienhieu.cs2@ftu.edu.vn
Sinh viên có thể tự học tại các khu vực sau:
– Thư viện
– Khu tự quản của sinh viên Chất lượng cao
– Khu tự quản chung của sinh viên tại tầng hầm VJCC
– Vào các buổi tối, Cơ sở II bố trí các phòng học để sinh viên có nhu cầu có thể tự học từ 18-21 giờ
Hiện nay, sinh viên có thể tiếp cận các trang thiết bị, tài liệu tại Thư viện bao gồm:
– Máy tính dùng để tra cứu tài liệu.
– Kho sách bao gồm các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo của các chuyên ngành học.
– Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp cử nhân của các khóa đã tốt nghiệp tại Cơ sở II.
– Các tạp chí chuyên ngành kinh tế, ấn phẩm khoa học khác.
Sinh viên sử dụng thẻ sinh viên để mượn sách, báo, các ấn phẩm khác tại thư viện.
Về việc học ngoại ngữ tại Cơ sở II
– Tại Cơ sở II sinh viên có thể lựa chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
– Việc học tiếng Nhật là do lựa chọn của sinh viên khi đậu vào Trường và sinh viên có thể làm đơn theo mẫu và nộp cho Ban Quản lý Đào tạo để được xếp vào lớp học tiếng Nhật
Nếu sau khi học một thời gian sinh viên muốn quay lại học tiếng Anh thì có thể làm đơn xin chuyển về lớp tiếng Anh với điều kiện thời gian học tập còn lại đủ để sinh viên tích lũy số tín chỉ tiếng Anh theo quy định.
– Được học với giáo viên người Nhật
– Được tham gia đa dạng các hoạt động của Bộ môn: hoạt động kết nối doanh nghiệp, các buổi Seminar diễn giả là người Nhật, các buổi tọa đàm, các hoạt động trải nghiệm văn hóa Nhật Bản
Có hai loại học bổng sinh viên có thể tham gia:
– Học bổng giao lưu: sinh viên có thể tham gia từ năm thứ 2 đến thời điểm học xong chương trình tiếng Nhật cơ sở
– Học bổng trao đổi: sinh viên có thể tham gia từ năm 3 với điều kiện trình độ đạt tương đương bậc trung cấp
Điều kiện tham gia:
+ Có điểm các môn học loại khá, riêng điểm môn tiếng Nhật loại giỏi
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa do Bộ môn và Nhà trường tổ chức
Sinh viên năm thứ 3 có thể tham gia chương trình Intership tại Nhật Bản với điều kiện tiếng Nhật đạt trình độ trung cấp
Các câu hỏi về việc tham gia ĐTN, HSV và các CLB
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh luôn nổi bật với hình ảnh các bạn sinh viên không những giỏi chuyên môn mà còn rất năng động, sáng tạo trong các hoạt động phong trào cho thanh niên và sinh viên trong trường, hoà cùng vào hoạt động của các bạn sinh viên trong thành phố. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm của trường luôn nỗ lực tạo ra môi trường, sân chơi bổ ích tốt nhất nhằm giúp sinh viên có thể rèn luyện, trưởng thành qua từng hoạt động. Chính những chương trình vô cùng đa dạng, phong phú, luôn được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức qua từng năm học đã tạo nên những cơ hội và môi trường giúp sinh viên có thể phát triển bản thân một cách toàn diện từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng xã hội. Để tạo một bức tranh Ngoại thương đầy màu sắc vô cùng năng động, trẻ trung như thế không thể không kể đến sự có mặt của 25 Câu lạc bộ – Đội – Nhóm đang hoạt động sôi nỗi ở tất các các lĩnh vực khác nhau từ học thuật, kỹ năng, văn hóa nghệ thuật, thể thao,…
Nhằm giúp cho sinh viên cũng như các bạn học sinh THPT đang có nguyện vọng trở thành sinh viên Ngoại thương thuận tiện trong việc tìm hiểu, khám phá môi trường hoạt động các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm trực thuộc Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Cơ sở II, Ban Chấp hành Đoàn trường xin giới thiệu đến các bạn thông tin hoạt động và liên hệ của 25 Câu lạc bộ – Đội – Nhóm, cụ thể như sau:
Stt | Tên CLB – Đội – Nhóm | Lĩnh vực và nội dung hoạt động | Các chương trình, cuộc thi tiêu biểu | Fanpage CLB | Thông tin liên hệ của Ban Chủ nhiệm | Điều kiện tham gia CLB |
1 | CLB Sinh Viên Nghiên cứu Khoa học – RCS | Nghiên cứu khoa học | – Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học; – Hội thảo “Ngoại thương – Đích đến hay điểm khởi đầu?” – Chuỗi hội thảo phát động cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học; – Cuộc thi PUZZIT! 2019; – Các hoạt động nội bộ: Teambuilding, sinh nhật CLB,… | link | Đoàn Ngọc Bảo Châu – Chức vụ: Chủ nhiệm – Lớp: K57CLC1 – SĐT: 0773500888 – Email: baochaudn2000@gmail.com | – Là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành quá trình thi tuyển thành viên CLB được tổ chức hằng năm. – Có sở thích, đam mê, hứng thú với Nghiên cứu Khoa học và muốn được hướng đến văn hóa Sharing and Connecting. |
2 | CLB Lý luận trẻ | Khoa học xã hội – Lý luận, tranh biện | – Cuộc thi “Leadership 4.0”; – Hội thảo “La bàn hướng Nam”; – Cuộc thi “Biển đảo quê hương”; – Chương trình ngoại khóa “Về nguồn”; – Gây quỹ từ thiện. | link | Đoàn Đại Gia – Chức vụ: Chủ nhiệm – Lớp: K56BF – SĐT: 0915845090 – Email: giadoan2010@gmail.com | – Là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có sở thích, đam mê, năng khiếu với tranh biện. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển thành viên của CLB đầu năm học. |
3 | CLB Tổ chức sự kiện và Phát thanh FTU Zone | Tổ chức sự kiện – Phát thanh – Truyền thông | – Cuộc thi Mật mã ngôn từ (Mystery of Word); – Cuộc thi Kết nối đôi (The Duo); – Talkshow “Ném chênh vênh qua cửa sổ mới; – Đêm nhạc “21 Gram Hạnh Phúc”; – Hội thảo “Chuyện trái ngành”, “Mã màu sự kiện” – Ngày hội Định hướng Truyền thông Marketing (MOD). | link | Nguyễn Thị Hoài Thương – Chức vụ: Chủ nhiệm – Lớp: K56A – Sđth: 0785331248 – Email: thuongnguyen241099@gmail.com | – Là sinh viên năm 1,2 Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê tổ chức sự kiện, truyền thông, phát thanh. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành quá trình thi tuyển thành viên CLB vào mỗi năm học. |
4 | CLB Luật Thương mại Quốc tế | Luật – Luật thương mại quốc tế | Tuần Lễ Pháp Luật Lagh Adventure | link | Ngô Thị Tuyết Thanh – Chức vụ: Chủ nhiệm – Lớp: K57CLC1 – MSSV: 1801015785 – SĐT: 0335734305 – Email: tuyetthanh2032@gmail.com | – Là sinh viên năm 1,2 – Nhiệt tình, có tinh thần muốn giao lưu học hỏi, phù hợp với môi trường hoạt động của CLB. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành quá trình thi tuyển thành viên CLB vào mỗi năm học. |
5 | Đội Tuyên truyền Ca khúc Cách mạng TCM | Âm nhạc, nghệ thuật (múa, hát, nhạc cụ,….) | – Cuộc thi nội bộ Winter Liveshow. – Biểu diễn các buổi Lễ của nhà trường như Lễ Khai giảng, Lễ Tốt nghiệp, ngày Nhà giáo Việt Nam… | link | Trần Ngô Phú Qúi – Chức vụ: Chủ nhiệm CLB – Lớp: K56B – MSSV: 1701035699 – SĐT: 0919843649 – Email: quitnp83@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có tinh thần nhiệt huyết, tố chất âm nhạc (hát, múa, nhạc cụ,…). |
6 | Đội Công tác xã hội SWC | Tình nguyện – Xã hội | Không Biên Giới, Hiến Máu Tình Nguyện, Đông Trao Yêu Thương, Xuân Tình Nguyện, Vì Đàn em Thân Yêu | link | Nguyễn Lê Hoàng Oanh – Chức vụ: Đội trưởng – Lớp: K56E – MSSV: 1701015631 – SĐT: 0363768393 – Email: nguyenlehoangoanh99@gmail.com | – Sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có tinh thần nhiệt huyết, mong muốn làm tình nguyện và cống hiến cho xã hội. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển của Đội CTXH. |
7 | CLB Tài chính – Chứng khoán SESC | Tài chính – Chứng khoán | – Chương trình tình nguyện “Trung thu cho em”; – Teambuilding TTV và Information Day; – Hội thảo cho tân sinh viên “Hội thảo tài chính – Journey to success”; – Career Training về ngành Tài chính; – Xuân tình nguyện “Đom đóm yêu thương”; – Cuộc thi Sinh viên với Tài chính – Financial Student Contest. | link | Nguyễn Thái Dương – K57CLC2 – Chủ nhiệm – 0902947042 – Email: nguyenthaiduong.sesc@gmail.com Phạm Lê Quang Khải – K57B – Phó chủ nhiệm Đối nội – 0775958217 – Email: phamlequangkhai.sesc@gmail.com | – Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê với lĩnh vực Tài chính – Chứng khoán, phù hợp với môi trường hoạt động của SeSC. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển của SeSC. |
8 | Đội Ý tưởng kinh doanh BIT | Kinh doanh vì cộng động | – Chương trình Trao đổi sách Book Exchange; – Cuộc thi Thử thách Sáng Tạo Xã Hội Việt Nam – VSIC; – Hơn 30 dự án kinh doanh vì cộng đồng. Trong đó tiêu biểu là dự án ThanhAnLish; – Hỗ trợ người dân đảo Thạnh An kinh doanh mô hình Homestay; – Cuộc thi nội bộ Gold Eggs. | link | Nguyễn Công Huy – Lớp: K56D – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0935871428 – Email: conghuy.nguyen.bit@gmail.com Trần Khánh Huyền – Lớp: K56F – Chức vụ: Phó chủ nhiệm – SĐT: 0968875355 – Email: khanhhuyen.tran.bit@gmail.com | – Sinh viên năm 1,2 đang học tập tại trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II và tất cả các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.HCM. – Có niềm đam mê với các dự án kinh doanh vì cộng đồng. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Trải qua các vòng thi tuyển thành viên hằng năm của Đội. |
9 | CLB Phát triển nguồn nhân lực – HUC | Nhân sự – Kĩ năng nghề nghiệp | – Workshop hợp tác cùng British American Tobacco: Global Graduate Program – Unlock your possibilities; – Talk show hợp tác cùng CGV: “Khi Nhân sự nằm ngoài Nhân sự”; – Field trip – Tập đoàn Adecco – Networking Series – Văn hóa doanh nghiệp, với sự tham gia của tập đoàn Viettel, KPMG, Base Vietnam; – Cuộc thi Nhân sự – HR Expert thường niên. | – Fanpage chính: link – Fanpage việc làm: link | Nguyễn Quốc Thịnh – Lớp: K57CLC4 – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0382424139 – Email: thinhnguyen.huc@gmail.com Nguyễn Trần Bảo Phú – Lớp: K56A – Chức vụ: Phó chủ nhiệm đối nội – SĐT: 0913487471 – Email: phunguyen.huc@gmail.com | – Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có khao khát được phát triển bản thân, tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển của HUC. |
10 | CLB Kinh doanh và Tiếng Anh – BEC | Kinh doanh và tiếng Anh | -TEDxYouth: TEDxYouth@DienBienPhuSt; – TEDx: TEDxDienBienPhuSt, TEDxFTU; – Cuộc thi hùng biện tiếng Anh E-Biz Arena; – Ngày hội CLB Tiếng anh toàn thành E-Tribe; – Các cuộc hội thảo tiếng Anh: Ielts Speaking Workshop, Public Speaking Workshop. | link | Nguyễn Phú Lực – Lớp: K56CLC3 – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0384102596 – Email: nguyenphuluc.bec@gmail.com Văn Ngọc Ly Na – Lớp: K57E – Chức vụ: Phó chủ nhiệm/Trưởng ban Nhân sự – SĐT: 0948044596 – Email: vanngoclyna.bec@gmail.com | – Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có khao khát được thử thách bản thân, được làm việc với một phong cách “Chuyên nghiệp” và có đam mê với tiếng Anh. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển thường niên của BEC. |
11 | CLB Marketing FTU2 CREATIO | Marketing | Cuộc thi Marketing Arena Workshop học thuật thường niên | link | Dương Nhật Thanh – Lớp: K56E – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 079 8399 887 – Email: dnt280799@gmail.com Lê Quang Bình Minh – Lớp: K57E – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Đối ngoại – SĐT: 0367975455 – Email: lequangbinhminh.ftu2@gmail.com | – Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê với lĩnh vực Marketing, phù hợp với môi trường hoạt động của CLB. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành 3 vòng thi tuyển thường niên của Creatio |
12 | CLB Kỹ năng Doanh nhân – AC | Huấn luyện kỹ năng và cung cấp nền tảng doanh nhân cho sinh viên | Cuộc thi Doanh nhân tập sự | link | Đinh Thị Mai Phương – Lớp: K56F – Chức vụ: Chủ nhiệm Đối nội – SĐT: 0974643521 – Email: phuongdinh@actionftu.com | – Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê phát triển kỹ năng chuyên môn (sale, marketing, tổ chức sự kiện, nhân sự) và kỹ năng kinh doanh (thiết kế mô hình, vận hành – quản lý, phát triển tổ chức/doanh nghiệp). – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành các vòng thi tuyển thường niên của AC. |
13 | CLB Quản trị Kinh doanh BAC | Quản trị kinh doanh | – Các hội thảo về chuyên ngành Quản trị kinh doanh, kỹ năng học tập và làm việc…(Workshop Networking – Link to success, Logistic,…); – Ngày hội Quản trị kinh doanh 3DAY; – Cuộc thi dành cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh quy mô toàn thành XLeader. | link | Phạm Thị Thu Son – Lớp: K56A – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0934417257 – Email: thusonpham.bac@gmail.com Trần Vân Anh – Lớp: K56A – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0934994285 – Email: vananhtran.bac@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, phù hợp với môi trường hoạt động của BAC. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi tuyển của BAC. |
14 | CLB Logistics – LSC | Logistics và Supply Chain | – Cuộc thi SCMission; – Hội thảo về lĩnh vực Logistics và Supply Chain hằng năm | link | Nguyễn Văn Mãnh – Lớp: K56E – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0372889484 – Email: vanmanh.nguyen.lsc@gmail.com Phạm Cao Nguyên – Lớp: K56G – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Đối nội – SĐT: 0358462428 – Email: caonguyen.pham.lsc@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có đam mê với lĩnh vực Logistics và Supply Chain, phù hợp với môi trường hoạt động của LSC. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi tuyển của CLB Logistics. |
15 | CLB Tiếng Nhật – FJC | Ngôn ngữ, văn hóa, lãnh đạo Nhật Bản | – Ngày hội Nhật Bản; – Bản lĩnh Nhật Ngữ; – Workshop văn hóa (Kiếm đạo, trà đạo, nghệ thuật gấp giấy, làm Bento Nhật,…); – Chuỗi chương trình Cùng nhau nói tiếng Nhật – Hanashimashou; – Chương trình Leadership; – Chương trình Giới thiệu Bộ môn Tiếng Nhật. | link | Trần Thị Ngọc Ánh – Lớp: K56F – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 038 3452 499 – Email: ngocanhtranthi.fjc@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở II. – Có đam mê, niềm yêu thích và mong muốn tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi tuyển của CLB Tiếng Nhật FJC |
16 | CLB Kế toán – Kiểm toán – FAC | Kế toán – Kiểm toán | – Tọa đàm chào đón Tân sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán A&A STATION tổ chức hằng năm; – Cuộc thi chuyên ngành kế toán – kiểm toán quy mô toàn thành THE AUDIT PROUD; – Các hội thảo về Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tài chính (I4, FOD); – Hỗ trợ tổ chức vòng trường các cuộc thi quy mô quốc gia HSBC Business Case Competition, Worldquant Alphaton | link | Nguyễn Tiến Nam – Lớp: K56C – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0329992724 – Email: namnguyen.fac@gmail.com Huỳnh Công Hửu Văn – Lớp: K56C – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0984628220 – Email: huuvanhuynhcong.fac@gmail.com | – Là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có mong muốn phát triển bản thân, yêu thích hoặc muốn tìm hiểu về kiến thức chuyên ngành kế toán – kiểm toán, hoàn thiện các kỹ năng mềm. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm. |
17 | Cộng đồng Khởi nghiệp trẻ Ngoại thương – EHUB | Khởi nghiệp | – Chương trình Ươm mầm và Phát triển Ý tưởng Khởi nghiệp YOUPRENEUR Launchpad; – Các hội thảo về Khởi nghiệp thường kỳ (Workshop Marketing in Startup, Workshop Dare To Do, Hội thảo Bảo hộ Sở hữu trí tuệ,…); – Các chương trình hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tại Đại học Ngoại Thương (Coffee Chat với các Startup Founder,…); – Ngày hội Triển lãm và Kết nối Khởi nghiệp – Startup Fair. | link | Huỳnh Đăng Khoa – Lớp: K56D – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0947098983 – Email: dangkhoa.huynh.ehub@gmail.com Ngô Mai Hạ Nhi – Lớp: K56A – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0369865074 – Email: hanhi.ngomai.ehub@gmail.com | – Là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có mong muốn phát triển bản thân, trải nghiệm trong môi trường khởi nghiệp. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm. |
18 | CLB Nhà Kinh tế Trẻ YEC | Kĩ năng – Kinh tế | – Chương trình thách thức Ngoại Thương; – Cuộc thi E!Contest. | link | Nguyễn Văn Hoàng Nhân – Lớp: K57CLC3 – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0935876745 – Email: nguyevanhoangnhan.yec@gmail.com Trần Thiên Long – Lớp: K57CLC3 – Chức vụ: Phó chủ nhiệm – SĐT: 0702412377 – Email: tranthienlong.yec@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của CLB. – Có đam mê với lĩnh vực kinh tế; mong muốn học tập kiến thức và kỹ năng thông qua các trải nghiệm thực tế. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành quá trình thi tuyển thành viên CLB được tổ chức hằng năm |
19 | CLB Văn – Nghệ thuật Sóng Đa Tần | Văn hóa Nghệ thuật | – Hỗ trợ văn nghệ trong các hoạt động tiêu biểu của nhà trường, các CLB, Đội, Nhóm; – Các hoạt động nội bộ lớn (First Meeting, Team Building, Xuân tình nguyện,…). | link | Trần Nguyên Thy – Lớp: K57A1 – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0378614617 – Email: Nguyenthy171@gmail.com Hạ Thiên Long – Lớp: K57CLC3 – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0903518516 – Email: Hathienlong3b@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có niềm đam mê với Nghệ thuật. – Là thành viên của Đội nhạc The Glam, Đội kịch Lăng Kính, Đội nhảy Black Out, Đội múa La Bella. |
Đội hát Glam | Âm Nhạc (Hát, chơi nhạc cụ) | – Đêm nhạc giáng sinh – Xmas Liveshow (Tháng 12 hằng năm); – Đêm nhạc Thời Gian Để Yêu (Tháng 4 hằng năm); – Sản phẩm MV Ca Nhạc hằng năm; – Hỗ trợ văn nghệ trong các hoạt động tiêu biểu của nhà trường (FTU’s Day; Lễ Tốt Nghiệp, Khai Giảng, Chào mừng Tân Sinh Viên,…) | link | Nguyễn Tiến Anh – Lớp: K56D – Chức vụ: Đội Trưởng – – SĐT: 0934754966 – Email: tienanh.ftu2@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm – Có niềm đam mê với âm nhạc | |
Đội kịch Lăng Kính | Kịch | Không gian văn hóa kịch sinh viên, Kịch Hội trại truyền thống, Show kịch “Chuyến tàu cảm xúc” | link | Nguyễn Thị Yến Nhi – Lớp: K56E – Chức vụ: Đội trưởng – SĐT: 0969109404 – Email: angelnhinguyen99@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm – Có niềm đam mê với nghệ thuật, cụ thể là bộ môn kịch nói. | |
Đội múa La Bella | Múa | Khai mạc FTU’s Day, Chung kết FTUCharm | link | Nguyễn Ngọc Diệp Thảo – Chức vụ: Đội trưởng – Khóa lớp: K56E – SĐT: 0912668046 – Email: diepthaonguyen168@gmail.com | – Là sinh viên đang học tập tại Đại học Ngoại thương Cơ sở II, có niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật múa. – Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm của Đội. | |
Đội nhảy Black Out | Nhảy | Flashmob FTU’s Day, Cuộc thi Vietnam University Games | link | Đỗ Thị Thu Phương – Lớp: K56E – Chức vụ: Đội trưởng – SĐT: 0773586739 – Email: dothithuphuong22081999@gmail.com | Là sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại thương CSII có đam mê và tiềm năng theo đuổi môn nghệ thuật. | |
20 | CLB Kỹ năng và Sự kện – FTUYOURS | Kĩ năng – Tổ chức sự kiện | – Chương trình Duyên dáng Ngoại thương – FTUCharm; – Chương trình Tiếng hát Sinh viên Ngoại thương – FTUShine; – Cuộc thi MC DREAMIC; – Cuộc thi Nhuệ khí Ngoại thương – FTURace. | link | Nguyễn Hảo Trình Lợi – Lớp: K56A – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0975498365 – Email: nguyenhaotrinhloi.ftuyours@gmail.com; Lê Thị Trà My – Lớp: K56E – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm Đối ngoại – SĐT: 0964528492 – Email: lethitramy.ftuyours@gmail.com; | – Sinh viên trường Đại học Ngoại thương CSII, đam mê sáng tạo, có hứng thú về lĩnh vực Tổ chức Sự kiện và mong muốn được phát triển các kĩ năng mềm. – Hoàn thành đầy đủ các vòng thi của chương trình Tuyển thành viên hằng năm. |
21 | CLB Truyền thông FTUNEWS | Truyền thông | – Báo giấy FTUNEWS; – Cuộc thi truyền thông In Your Eyes; – Cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương FTUCharm (Đồng tổ chức); – Cuộc thi Tiếng hát sinh viên Ngoại thương FTUShine (Đồng tổ chức). | link | Huỳnh Thị Hồng Ngoan – Lớp: K56E – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0933969413 – Emai: huynhthihongngoan@gmail.com Nguyễn Thị Quỳnh Mai – Lớp: K56E – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0384541855 – Emai: quynhmai.vk16@gmail.com | – Là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Có niềm đam mê với truyền thông hoặc viết lách, chụp ảnh, design,… – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành đầy đủ các vòng thi trong chương trình Tuyển thành viên hằng năm |
22 | CLB Thể thao – FSC | Thể thao | – | link | Trần Bình – Lớp: K57CLC5 – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0703935035 – Email: tarabe13122000@gmail.com | – |
Đội Cheerleading Foxy | Cheerleading + Flashmob | Cheerleading + Flashmob FTU’S DAY, Cheerleading FTU GAMES | link | Lý Tú Nhã – Lớp: K56A – Chức vụ: Đội trưởng – SĐT: 0833097984 – Email: nhaly.ftu2@gmail.com | Là sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II, hoàn thành đầy đủ các vòng thi của chương trình tuyển thành viên hàng năm | |
Đội Bóng đá | Bóng đá | Giải bóng đá Tân sinh viên, bóng đá FTU GAMES, bóng đá VUG | link | Thầu Thế Nhân – Lớp: K56E – Chức vụ: Đội trưởng – SĐT: 0946654571 – Email: Thauthenhan144@gmail.com | Là sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại Thương CSII, hoàn thành đầy đủ các vòng thi của chương trình tuyển thành viên hàng năm | |
Đội Cầu lông | Cầu lông | Giải Cầu lông Ngoại thương Mở rộng – FTU Open Badminton Tournament | link | Lê Minh Trí – Lớp: K57CLC5 – Chức vụ: Đội trưởng – SĐT: 0908085725 – Email: leminhtri16@gmail.com | Là sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. | |
23 | Cộng đồng Hướng nghiệp và Phát triển Sự nghiệp – CUC | Hướng nghiệp | – Chuỗi hội thảo Career Perspectives: BIGBANG GENESIS, ICE-BREAKER; – Chương trình Hướng nghiệp thường niên: Career Up Challenges; – Chuỗi Hướng nghiệp nội bộ Career Coaching; – Chuỗi training nội bộ Career Tips, Career Training Course. | link | Đỗ Hoài Nam – Lớp: K56G – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0336771343 – Email: Dohoainam.cuc@gmail.com Nguyễn Thị Trà – Lớp: K56A – Chức vụ: Phó Chủ nhiệm – SĐT: 0388433044 – Email: tranguyen.cuc@gmail.com | – Sinh viên năm 1,2,3 Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Phù hợp 5 giá trị văn hóa của Cộng đồng, có đam mê với lĩnh vực Hướng nghiệp, phù hợp với môi trường hoạt động của Cộng đồng. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành 3 vòng thi tuyển thường niên của CUC. |
24 | CLB Hợp tác Quốc tế | Giao lưu quốc tế | – Chuỗi hội thảo Global Conquerors; – Chuỗi training nội bộ về kĩ năng giao lưu quốc tế; – Đón các đoàn sinh viên nước ngoài đến tham quan trường. | link | Dương Gia Hân – Lớp: K57D – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0826909701 – Email: duonggiahan.icc@gmail.com | – Sinh viên năm 1, 2, 3 trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II. – Đối với thành viên Ban Điều hành: Hoàn thành 3 vòng thi tuyển thường niên của CLB. |
25 | CLB FTU2 Connection | Liên kết quốc tế | – Chuỗi Game Show MAZER CHACE’ – Chuỗi Hội thảo Vươn tầm quốc tế. | link | Nguyễn Thu Trang – Lớp: K57BFA – Chức vụ: Chủ nhiệm – SĐT: 0964337694 – Email: nguyenthutrang.ftuc@gmail.com | – Sinh viẻn năm 1,2 Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II và hoàn hành đầy đủ thi tuyển chọn thành viên hàng năm. |
Vào đầu năm học, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên trường đều tổ chức hoạt động thường niên, giới thiệu Ban Chấp hành Đoàn – Hội các cấp, Câu lạc bộ – Đội – Nhóm dành cho tất cả các tân sinh viên và định hướng để các bạn tân sinh viên lựa chọn đăng ký tham gia. Các bạn sinh viên sẽ được nghe giới thiệu kĩ lưỡng và chi tiết khi quyết định viết đơn đăng kí tham gia.
Sinh viên liên hệ phòng Tiếp dân gặp cô Hồ Ngọc Tuyền – Cán bộ phụ trách công tác Đảng – Công Đoàn, Bí thư Chi bộ Sinh viên (SĐT: 0934028402; Email: Hongoctuyen.cs2@ftu.edu.vn) để được hướng dẫn làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng.
Các vấn đề về y tế và bảo hiểm
Theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì sinh viên bắt buộc phải tham gia BHYT. Trường hợp sinh viên thuộc diện được cấp thẻ ở địa phương hoặc đã tham gia theo hộ gia đình thì photo thẻ BHYT nộp cho Bộ phận y tế (phòng A008) khi có Thông báo và không phải tham gia BHYT tại trường nữa.
Mọi trường hợp mất thẻ, thẻ in sai thông tin hoặc các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm y tế sinh viên liên hệ trực tiếp Bộ phận y tế (phòng A008) để được hướng dẫn và cấp lại thẻ BHYT.
Địa chỉ liên hệ: 028 35127254 (số nội bộ 833) hoặc:
– Cô Võ Thị Sâm: 0979894879 – Email: vothisam.cs2@ftu.edu.vn
– Cô Chu Thị Xuân Hạ: 0848717757 – Email: chuthixuanha.cs2@ftu.edu.vn
Việc không tham gia bảo hiểm y tế là vi phạm quy định của Nhà nước nên sinh viên phải đăng ký mua bổ sung. Ngoài ra sinh viên sẽ bị xem xét trừ điểm rèn luyện và Nhà trường sẽ thông báo với gia đình để phối hợp thực hiện đúng và đầy đủ quy định của Nhà nước
Nếu bị mệt hoặc gặp các bệnh thông thường, sinh viên có thể liên hệ bộ phận Y tế để được thăm khám sơ bộ, nghỉ ngơi và nhận thuộc bổ, thuốc thông thường như thuốc ho, cảm cúm, giảm đau….
Khi tham gia bảo hiểm tai nạn, sinh viên sẽ được bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian học tại trường – tối đa 4 năm. Trong trường hợp không may gặp tai nạn và thuộc các trường hợp được bảo hiểm thì sinh viên có thể được bồi thường tối đa 25 triệu đồng/năm cho các chi phí cấp cứu, chi phí điều trị, chi phí bồi dưỡng.
– Thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm:
+ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm;
+ Giấy xác nhận sinh viên đã tham gia bảo hiểm;
+ Biên bản tai nạn có xác nhận của Nhà trường, của chính quyền địa phương hoặc của công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn;
+ Xác nhận điều trị của cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đến việc điều trị tai nạn).