Nghiệm thu sơ bộ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ “Giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. HCM”

870

On September 4th, 2020, the grassroots-level acceptance session of the ministry-level science research project entitled “Solutions to promote entrepreneurship education for students of universities in ​​Ho Chi Minh City”, code B2018-NTH-19 took place at Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus. The project is led by MSc Nguyen Tran Sy – Principal investigator. The project approval committee consists of reputable scientists of the University, internally and externally. MSc Nguyen Tran Sy – project manager represented the research team to present the research results, including synthesis reports, scientific products and applied products. The major results of the project reflect the current situation of entrepreneurship education in universities in Ho Chi Minh City through many aspects, thereby introducing a startup education model to students of universities in Ho Chi Minh City, finally proposing a roadmap for applying the research, specifically.

Vào ngày 04/9/2020 vừa qua, tại Cơ sở II Trường ĐH Ngoại thương tại TP. HCM đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “Giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP. HCM”, mã số B2018-NTH-19 do ThS Nguyễn Trần Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. Theo quyết định, các thành viên Hội đồng nghiệm thu bao gồm PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. HCM (Chủ tịch Hội đồng), PGS, TS  Hồ Tiến Dũng – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (Ủy viên phản biện), TS Lê Thanh Tiệp – Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP. HCM (Ủy viên phản biện), TS Phạm Minh – Trường ĐH Mở TP. HCM (Ủy viên), TS Nguyễn Viết Bằng – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM (Ủy viên), TS Trần Quốc Trung – Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. HCM  (Ủy viên), TS Phạm Hùng Cường – Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. HCM  (Ủy viên thư ký).

Tại buổi nghiệm thu, ThS Nguyễn Trần Sỹ – Trưởng Bộ môn Cơ sở – Cơ bản, chủ nhiệm đề tài đã đại diện nhóm nghiên cứu trình bày khái quát kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện thông qua bản báo cáo tổng hợp. Các sản phẩm khoa học của đề tài bao gồm 04 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, 01 sách tham khảo. Sản phẩm ứng dụng bao gồm Báo cáo đánh giá thực trạng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học và công tác giáo dục khởi nghiệp ở các trường đại học tại TP. HCM hiện nay, Mô hình giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên trên địa bàn TP. HCM, Bản kiến nghị về giải pháp và lộ trình áp dụng mô hình giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên đại học ở TP. HCM.

Kết quả chính của nghiên cứu phản ánh thực trạng của giáo dục khởi nghiệp ở các trường đại học trên địa bàn TP. HCM trên các phương diện, cụ thể như chương trình giảng dạy, hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, giáo trình, kỹ thuật giảng dạy, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên, tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến tinh thần khởi nghiệp. Về mô hình nghiên cứu, đề tài ủng hộ mô hình gồm ba thành phần là giáo dục khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục khởi nghiệp với thái độ khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP.HCM. Giáo dục khởi nghiệp có tác động đến thái độ khởi nghiệp. Cả giáo dục khởi nghiệp và thái độ khởi nghiệp đều tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng thái độ khởi nghiệp tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp, còn giáo dục khởi nghiệp tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các mối quan hệ trong mô hình có thể giúp ích cho các trường đại học tại TP. HCM nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục khởi nghiệp và đưa ra các chính sách phù hợp đề đẩy mạnh công tác giáo dục khởi nghiệp trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn nhằm tạo ra thái độ khởi nghiệp tích cực và nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Bên cạnh việc thực hiện khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên gia đến từ các trường đại học, trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo Quản trị tinh thần Proself trong việc tài trợ vốn đối ứng và góp ý, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh giáo dục khởi nghiệp tại các trường đại học dưới góc nhìn doanh nghiệp.

Sau phần trình bày kết quả nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài, các ủy viên phản biện và các thành viên còn lại của Hội đồng đã đưa ra nhận xét, đánh giá về những đóng góp của đề tài cũng như chỉ ra những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, làm cơ sở cho việc tiếp thu, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu để chuẩn bị nghiệm thu chính thức.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu.

ThS Nguyễn Trần Sỹ – Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài trước Hội đồng nghiệm thu
(MSc Nguyen Tran Sy – Principal Investigator presents research results of the project to the Approval Committee)

TS Lê Thanh Tiệp – Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP. HCM, Ủy viên phản biện
đọc bản nhận xét đề tài
(Dr. Le Thanh Tiep – University of Economics – Finance, Ho Chi Minh City, Review Panel member read the project assessments)

PGS, TS Nguyễn Thị Thu Hà – Trường ĐH Ngoại thương – Cơ sở II tại TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng nghiệm thu chụp ảnh lưu niệm cùng thành viên thực hiện đề tài
(Associate Professor, Dr. Nguyen Thi Thu Ha – Foreign Trade University – Ho Chi Minh City Campus, Chairwoman, members of the Approval Committee take a photograph with the project team).