Nghiệm thu sơ bộ đề tài NCKH cấp Cơ sở năm 2017 đề tài “Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II TP.HCM”

447

Ngày 14/9/2018, tại Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng nghiệm thu sơ bộ đề tài KH&CN cấp cơ sở đã tiến hành nghiệm thu sơ bộ đề tài KH&CN cấp Cơ sở 2017: “Nâng cao Tính thực tiễn trong Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II TP.HCM” do ThS Lê Hồng Linh làm chủ nhiệm đề tài. Theo quyết định thành lập hội đồng số 1906/QĐ – ĐHNT của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu là PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương. Tham dự buổi nghiệm thu có đầy đủ các thành viên Hội đồng nghiệm thu và các thành viên của nhóm nghiên cứu  đề tài.

Đề tài “Nâng cao Tính thực tiễn trong Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II TP.HCM” được kết cấu thành 3 chương, trong đó, Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tính thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Ngoại thương – Cơ sở II; Chương 2: Đánh giá tính thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II; và Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao tính thược tiễn trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại Đại học Ngoại thương – Cơ sở II.

Trước xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng trong khu vực và trên thế giới, lực lượng lao động của Việt Nam cần phải tinh thông về nghiệp vụ và thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế. Bên cạnh tiếng Anh giao tiếp thông thường, trong mỗi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, khả năng sử dụng tiếng Anh đặc thù riêng cho từng ngành cũng rất cần thiết. Do vậy, giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành càng thể hiện vai trò quan trọn của nó. Là một trong những trường đại học hàng đầu trong cả nước về đào tạo lao động thuộc các ngành kinh tế giỏi về cả nghiệp vụ và ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại thương rất chú trọng đến công tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên. Hơn nữa, với yêu cầu thực tế ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực có khả năng thích ứng và tiếp cận công việc nhanh chóng thì công tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cũng phải thay đổi theo hướng tăng cường tính thực tiễn, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế công việc, tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học, đồng thời tạo động lực để giảng viên học tập, trau dồi và cập nhật những kiến thức mới nhằm cung cấp cho người học những vấn đề thực tiễn đã và đang phát sinh.

Hội đồng nghiệm thu ghi nhận các kết quả quan trọng mà đề tài đã đạt được, đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý kiến để nhóm nghiên cứu hoàn thiện.

Sau đây là một số hình ảnh của buổi nghiệm thu

1241-nghiem-thu-so-bo-de-tai-nckh-cap-co-so-nam-2017-de-tai-nang-cao-tinh-thuc-tien-trong-giang-day-tieng-anh-chuyen-nganh-tai-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-co-so-tphcm-1
Nghiệm thu sơ bộ đề tài KH&CN Cấp cơ sở năm 2017
1241-nghiem-thu-so-bo-de-tai-nckh-cap-co-so-nam-2017-de-tai-nang-cao-tinh-thuc-tien-trong-giang-day-tieng-anh-chuyen-nganh-tai-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-co-so-tphcm-2
ThS Lê Hồng Linh – Chủ nhiệm đề tài
1241-nghiem-thu-so-bo-de-tai-nckh-cap-co-so-nam-2017-de-tai-nang-cao-tinh-thuc-tien-trong-giang-day-tieng-anh-chuyen-nganh-tai-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-co-so-tphcm-3
TS Nguyễn Thành Lân – Uỷ viên phản biện đề tài
1241-nghiem-thu-so-bo-de-tai-nckh-cap-co-so-nam-2017-de-tai-nang-cao-tinh-thuc-tien-trong-giang-day-tieng-anh-chuyen-nganh-tai-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-co-so-tphcm-4
Nhóm nghiên cứu đề tài