Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. HCM tổ chức nghiệm thu chính thức đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp cơ sở “Cam kết về cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ (IPS) trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giải pháp đối

626

Thực hiện Quyết định số 2662/QĐ-ĐHNT của Hiệu trưởng Trường Đại học ngoại thương ngày 21/11/2018 về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp cơ sở năm 2017, vào lúc 14g00 Thứ Sáu ngày 30/11/2018, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP. HCM đã tổ chức nghiệm thu sơ bộ đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp cơ sở năm 2018 “Cam kết về cơ chế trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ (IPS) trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giải pháp đối với Việt Nam”, mã số NT2017-43 do TS Phạm Thị Mai Khanh làm chủ nhiệm đề tài. Buổi nghiệm thu có sự tham gia của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh – Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên, thư ký Hội đồng cùng với các thành viên trong nhóm đề tài.

Tại buổi nghiệm thu, nhóm nghiên cứu đã báo cáo các nội dung chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu sơ bộ và các kết quả chính của đề tài. Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như ý nghĩa và yêu cầu của điều khoản cam kết liên quan tới nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Mục J, Chương 18 của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Đề tài cũng phân tích được kinh nghiệm xây dựng cơ chế trách nhiệm của các ISP của các quốc gia trên thế giới và thực trạng các quy định của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm đề tài, cho dù đã được bảo lưu bởi các quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các cam kết về cơ chế trách nhiệm của các ISP đối với xâm phạm quyền tác giả (QTG) của người sử dụng trong Hiệp định TPP vẫn có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quy định hiện hành của Việt Nam, giảm tính không chắc chắn của môi trường pháp lý và giúp thực thi hiệu qủa hơn QTG trong môi trường internet. Trên cơ sở các lựa chọn thực thi cam kết liên quan tới ISP của Hiệp định TPP, nhóm tác giả cũng đề xuất một mô hình thực thi linh hoạt, điều chỉnh một phần các quy định hiện hành, hướng vào cân bằng quyền và nghĩa vụ của các ISP cũng như bảo vệ hợp lý các độc quyền của chủ sở hữu QTG tại Việt Nam.

Trong buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đã đã thẳng thắn đưa ra những ý kiến phản biện mang tính xây dựng để nhóm nghiên cứu hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết đề tài và phát triển các hướng nghiên cứu mới. Đồng thời, Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu và cho rằng đề tài được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tính học thuật, có phương pháp tiếp cận phù hợp và tài liệu tham khảo phong phú. Đề tài đạt kết quả tốt.

Kết thúc buổi nghiệm thu, nhóm nghiên cứu cảm ơn Hội đồng đã dành thời gian đọc, góp ý đề tài và hoàn toàn tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các thành viên Hội đồng.

Sau đây là hình ảnh của buổi nghiệm thu:

1370-truong-dai-hoc-ngoai-thuong-co-so-ii-tai-tphcm-to-chuc-nghiem-thu-chinh-thuc-de-tai-khoa-hoc-va-cong-nghe-cap-co-so
Hội đồng nghiệm thu chính thức và thành viên nhóm nghiên cứu