Quản trị Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng (QTDLKSNH) – ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng toàn cầu hoá nhất hiện nay, cùng với tính chất “dịch vụ” luôn được tối ưu hóa trong những hoạt động kinh doanh. QTDLKSNH cũng được xem như một ngành nghệ thuật mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong các lĩnh vực du lịch, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, và quản lý sự kiện. Vì thế, việc sở hữu kiến thức và cơ hội nghề nghiệp từ ngành QTDLKSNH chính là lợi thế mà bất kỳ sinh viên với đam mê làm việc trong ngành này luôn muốn hướng đến. Bài viết này sẽ cung cấp một số góc nhìn cho những bạn đang tìm hiểu và muốn theo đuổi ngành nghề này.
1. Các lĩnh vực nghề nghiệp
1.1. Food Service Management – Quản trị Dịch vụ ăn uống
Quản trị Dịch vụ ăn uống (hay F&B) đang là chuyên ngành tiềm năng nhất hiện nay với những từ khóa thuộc “hot search” như Bartender, Food Reviewer,.. Dù ở bất kỳ vị trí nào, nhân viên của khối ngành này đều xuất hiện cùng với vẻ ngoài chỉn chu, gọn gàng và phong thái từ tốn, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, F&B bao gồm rất nhiều vị trí như quầy bar (lobby bar), nhà hàng (restaurant), dịch vụ phòng (room service), yến tiệc (banquet), bếp (kitchen),.. Bên cạnh đó, Dịch vụ ăn uống cũng là lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn mỗi khi có dự định start-up. Thị trường F&B Việt Nam chưa bao giờ hết thu hút trong mắt giới đầu tư. Ngành F&B cũng chưa từng hạ nhiệt, ngay cả khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Rất nhiều doanh nghiệp F&B vẫn tìm thấy cơ hội mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, ngành này luôn thiếu nhân lực và mang đến những cơ hội việc làm hấp dẫn trên thị trường lao động.
1.2. Event Management – Quản trị Sự kiện
Như một làn gió mới mẻ, Quản trị Sự kiện cũng là một lĩnh vực thu hút giới trẻ năng động và đầy sáng tạo. Quản lý cơ sở vật chất (Facility Manager/Venue Manager), Trưởng công trình/ Trưởng dự án (Site/Project Manager), Tổ chức sự kiện (Event planner),..là những vị trí cần thiết trong tất cả các công ty. Bên cạnh đó, Event Management cũng mang lại rất nhiều cơ hội việc làm tại các Event Agency ở những vị trí như đạo diễn sự kiện, điều phối viên sự kiện (Event Operator/Coordinator), nhân viên kinh doanh sự kiện (Sales Representative), cộng tác viên sự kiện,…
1.3. Accommodation and Hospitality Management: Quản trị Khách sạn và Dịch vụ lưu trú
Khi nhắc đến Quản trị du lịch khách sạn, người ta thường liên tưởng ngay đến Quản trị khách sạn và dịch vụ lưu trú. Được làm việc trong những khách sạn xa hoa bậc nhất chắc chắn là ước mơ của phần lớn những người theo đuổi ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn. Cũng như nhân viên thuộc ngành F&B, nhân viên của khách sạn cũng luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu trong bộ đồng phục tươm tất và tác phong tiếp đón khách chuyên nghiệp. Những vị trí trong khách sạn thường được phân chia vào hai mảng lớn, đầu tiên là mảng dịch vụ khách hàng bao gồm những công việc như Nhân viên lễ tân (Front Desk), Bảo vệ, Nhân viên hành lý (Porter), Nhân viên buồng phòng (Housekeeping),.. Và mảng Hành chính/Hỗ trợ với những nhiệm vụ như Bán hàng – Tiếp thị và Quảng cáo (Sales – Marketing and Advertising), Trợ lý quản lý khách sạn (Assistant Hotel Manager),…
1.4. Tour and Travel Management – Quản trị Du lịch và Lữ hành
Quản trị Du lịch và Lữ hành luôn là chuyên ngành đạt được sự lựa chọn đông đảo của những sinh viên năng động, sáng tạo và yêu thích “làm việc với con người”. Với tiềm năng hội nhập quốc tế cao nhất trong khối ngành, Du lịch và Lữ hành mở ra những cơ hội làm việc tại các vị trí như hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, thiết kế tour, quản trị, điều hành tại các công ty du lịch, Chuyên viên tại các Sở, Ban, ngành về du lịch,..
2. Thị hiếu công việc và triển vọng phát triển
– Thị hiếu: Cho đến nay, ngành học Quản trị Du lịch – Khách sạn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Với số lượng sinh viên đăng ký đông đảo, cùng sự phát triển đầy mạnh mẽ những nền tảng mạng xã hội từ sau đỉnh điểm của dịch COVID-19 cho đến nay, rất nhiều bạn trẻ muốn dấn thân và đã thử sức mình vào ngành F&B trong lĩnh vực Food Reviewer. “Vừa ăn ngon mà lại kiếm được tiền” phải chăng đã trở thành công việc mơ ước của những bạn sinh viên chủ động và yêu thích môi trường làm việc linh hoạt trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
– Sự phục hồi: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, về doanh nghiệp lưu trú và ăn uống, hai tháng đầu năm 2022 có 805 doanh nghiệp được thành lập mới, 1.315 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Cũng trong hai tháng ấy, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7.358 lượt, khách du lịch nội địa đạt 17,6 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 413 nghìn tỷ đồng. Với sự phục hồi và tăng trưởng chóng mặt ngay cả trong giai đoạn bình thường mới, Quản trị Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng vẫn đang tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng để khôi phục vị thế của mình trong nền kinh tế nước nhà.
Như tên gọi của ngành, “Hospitality” – lòng hiếu khách, nhân sự của ngành này thường đặt sự phục vụ tận tâm lên hàng đầu. Song song với đó là việc lựa chọn một chương trình đào tạo bậc Đại học chất lượng, chuyên nghiệp, rộng mở cơ hội cho các bạn thích nghi với điều kiện làm việc đa văn hóa của ngành.
Nắm bắt được làn sóng đổi mới đó, từ năm 2021 Trường Đại học Ngoại thương đã phê duyệt triển khai chương trình Cử nhân Quản trị Nhà hàng Khách sạn liên kết đào tạo với Đại học Niagara (Hoa Kỳ), cho phép sinh viên hoàn thành 2 năm học tại Việt Nam có thể chuyển tiếp học tập sang ĐH Niagara hoặc linh hoạt các lựa chọn chuyển tiếp tại các quốc gia có tiềm lực mạnh về đào tạo và phát triển nghề nghiệp của ngành, như: Singapore, Anh Quốc, Úc, Thụy Sỹ. Thông tin về chương trình có thể tham khảo tại website (http://cs2.ftu.edu.vn/category/tuyen-sinh/chuong-trinh-dao-tao-quoc-te/chuong-trinh-cu-nhan-iccc/cu-nhan-quan-tri-du-lich-va-khach-san/)
Mọi thói quen, kỹ năng, hiểu biết đều có thể trau dồi, tích lũy được qua một quá trình chăm chỉ và không ngừng học hỏi. Nếu yêu thích ngành học này, hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu, Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị và cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong một tương lai gần.