Chuỗi bài viết phỏng vấn doanh nghiệp/cựu sinh viên FTU: Học tài chính để tìm được bạn đồng hành lý tưởng

52

In the interview series with FTU alumni and firms: Studying finance to find your ideal companion

The Faculty of Business Administration & Finance – Accounting, Foreign Trade University – HCMC Campus have being hosted an interview series with FTU alumni and firms, aiming to bring the unlimited mindset and share the practical lessons based on the stories from the industry excutives and the firms’ expectation for the future workforce. The Faculty then had an intimate conversation with the couple of FTU2 alumni majoring in Finance & Banking – Le Minh Tuan (K49CLC) and Doan Thanh Hoa (K49). Tuan has achieved the prestigious FSA certification in the field of risk insurance and currently works at AIA New Zealand. Hoa graduated from Auckland University and is currently working at EY New Zealand. The two students shared about their experiences after graduating for other students to refer to.

Nhằm mang đến tư duy không giới hạn và chia sẻ bài học thực tiễn dựa trên những câu chuyện của nhà điều hành các cấp và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với lực lượng lao động trong tương lai, Bộ môn Quản trị Kinh doanh & Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP.HCM đã thực hiện chuỗi phỏng vấn cựu sinh viên và các doanh nghiệp. Gần đây, BM QTKD&TC-KT đã có buổi trò chuyện thân mật cùng hai vợ chồng cựu sinh viên chuyên ngành tài chính Lê Minh Tuấn (K49CLC) và Đoàn Thanh Hoa (K49). Tuấn đã đạt chứng nhận FSA danh giá trong lĩnh vực định phí bảo hiểm và hiện công tác tại AIA New Zealand. Hoa đã tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Aukland và hiện công tác tại EY New Zealand. Hai em đã chia sẻ với QTK về những trải nghiệm của mình sau khi ra trường để các bạn sinh viên cùng tham khảo.

Công việc hiện tại của Hoa có gì thú vị, bổ ích? Làm việc ở New Zealand khác gì so với Việt Nam?

Hoa: Em hiện tại đang làm kiểm toán tại EY NZ. Công việc khá thú vị, em có cơ hội tìm hiểu nhiều mô hình kinh doanh, cách thức vận hành của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc đòi hỏi em phải luôn cập nhật kiến thức mới nên mọi thứ luôn mới mẻ, không bị nhàm chán. Kiểm toán NZ hay phải đi công tác ở nhiều nước khác như Úc, Anh, Mỹ… nên có thể tranh thủ đi du lịch một chút.

Làm việc ở NZ mát hơn làm việc ở VN vì khí hậu ở NZ khá dễ chịu, mát mẻ quanh năm. Work-life balance ở New Zealand luôn được đề cao. Ngoại trừ những lúc gấp cần ra báo cáo audit thì ít khi làm overtime. Em thấy hầu hết mọi người dành thời gian cho gia đình, hưởng thụ cuộc sống, chơi thể thao hàng ngày sau giờ làm việc như đi hiking, lướt sóng, bơi lội, đạp xe. Work from home cũng khá linh động cho dù là em đang làm kiểm toán.

Cả hai em khi mới ra trường đều bắt đầu bằng một công việc khác, sau đó chuyển hướng. Ví dụ như Tuấn khi mới ra trường trúng tuyển chương trình MT ở một doanh nghiệp F&B danh tiếng mà bỏ ngang theo bảo hiểm. Sau đó lại bỏ công việc ở Việt Nam đi New Zealand. Làm điều mới mẻ hai em có e ngại rủi ro không?

Tuấn: Lúc em quyết định nghỉ ở Pepsi để chuyển qua ACE Life VN (giờ là Chubb Life VN) em cũng rất phân vân. Vì công việc actuary lúc đó khá mới mẻ. Nhưng vì em nghe nói ngành này ứng dụng được toán vào business, và em nghĩ đó là điểm mạnh và sở thích của em, nên em quyết định thử sức. Tương tự như lúc quyết định đi NZ, em nghĩ mình còn trẻ, đi không ổn thì lại về (haha). Nên em nghĩ là mình cảm thấy thích và mức rủi ro chấp nhận được thì em sẽ không ngại làm. Em nghĩ dưới 30 tuổi thì mình có thể thử nếu đã cân nhắc kĩ rủi ro.

Nhận định của Tuấn về tiềm năng sự nghiệp trong ngành bảo hiểm? Những tố chất nào phù hợp với từng ngành? Sinh viên có hứng thú với ngành này nên chú ý chuẩn bị gì khi còn đi học?

Tuấn: Em nghĩ ngành actuary ở Việt Nam rất tiềm năng vì Việt Nam là thị trường mới, mảng bảo hiểm sẽ còn phát triển hơn nữa.

Ngành actuary gồm 2 nhánh chính là thiết kế sản phẩm (product actuary) và tính toán dự phòng (valuation actuary). Cả 2 nhánh đều cần nền tảng về toán tốt để hoàn thành chứng chỉ của các tổ chức actuary.

Mỗi nhánh actuary sẽ cần những tố chất khác nhau. Ví dụ product actuary thì cần sự sáng tạo để thiết kế sản phẩm sao cho vừa hấp dẫn với khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Valuation actuary thì tương đối giống các công việc reporting khác, cần tính chi tiết, cẩn thận và có khả năng nắm bắt và cải tiến những quy trình có sẵn.

Ngoài ra một tố chất quan trọng cho actuary hiện nay là khả năng xử lý dữ liệu và khả năng lập trình. Các bạn muốn theo đuổi ngành này nên học thêm một ngôn ngữ lập trình hoặc xử lý data (như Python, SQL, VBA, R).

Nếu được chọn một, theo các em kỹ năng quan trọng để được tuyển dụng vào các doanh nghiệp hàng đầu là gì?

Tuấn: Một là em sẵn sàng học hỏi cái mới và hai là em có thể cho nhà tuyển dụng thấy được em có thể mạnh ở điểm nào, và điểm đó có thể bổ sung cho công việc ra sao. Em nghĩ kĩ năng giải quyết vấn đề khá quan trọng.

Hoa: Em nghĩ là thái độ tốt như Tuấn đã chia sẻ (sẵn sàng học hỏi cái mới) và kỹ năng giao tiếp tốt. Nếu mình giỏi nhưng không có khả năng thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy thì sẽ khó để họ tin tưởng mà tuyển dụng mình. Hơn nữa, các bạn sẽ luôn phải làm việc theo nhóm nên kỹ năng giao tiếp tốt rất quan trọng để làm việc hiệu quả.

Các em có thể đưa ra một lời nhắn nhủ dành cho các bạn sinh viên, và cả các bạn vừa mới tốt nghiệp còn đang phân vân trước ngưỡng cửa tương lai sự nghiệp.

Tuấn: Các bạn nên nói chuyện với những anh chị đi trước hiện đang làm nhiều ngành nghề khác nhau và chọn ngành mà mình cảm thấy hứng thú, vì có hứng thú thì mình mới đi lâu dài được. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của mỗi ngành. Ví dụ ngành actuary yêu cầu phải có chứng chỉ actuary trong khoảng 5 – 8 năm đầu sau khi ra trường, phải vừa đi làm vừa học.

Hoa: Nếu các bạn biết các bạn thích làm gì và biết mình giỏi gì thì cứ tự tin với quyết định của mình. Còn nếu các bạn còn nhiều phân vân, không biết mình giỏi cái gì thì có thể cân nhắc bắt đầu bằng một công việc an toàn nơi mà các bạn có thể phát triển các kỹ năng khác nhau, tìm hiểu được nhiều ngành khác nhau và dễ chuyển hướng việc làm khác nhau sau đó, ví dụ như kiểm toán.

Bộ môn chúc Hoa và Tuấn tiếp tục hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và trong công việc. Hy vọng sẽ có dịp chia sẻ nhiều hơn với Bộ môn và với các em sinh viên trong tương lai.hoc-tai-chinh-de-tim-ban-dong-hanh-ly-tuong-